Người Phật tử chắc chắn ai cũng ít nhất một lần đọc qua Bát Nhà Ba La Mật Đa Tâm Kinh, có nhiều người hàng ngày tụng Kinh, đều phải tụng qua bài Kinh này vì câu thiệu “Vào Đại Bi, ra Bát Nhã”, tức là trước khi tụng bản Kinh chính thức, người ta phải tụng bài Chú Đạ Bi và sau khi chấm dứt bản Kinh chính người ta tụng Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh.
Chú Đại Bi được trích từ Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni Kinh. Trong kinh ngài Quán Thế Âm Bồ Tát bạch Phật rằng: "Bạch đức Thế Tôn, tôi có chú Đại Bi tâm đà ra ni, nay xin nói ra, vì muốn cho chúng sanh được an vui, được trừ tất cả bịnh, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được thành tựu tất cả thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu. Cúi xin Thế Tôn từ bi doãn hứa.".
Như vậy, khi tụng Kinh để mong hiểu được nghĩa Kinh mà hành, thì đức Quán Thế Âm đã nói: “ … được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu.” , hoặc là tụng Kinh để tiêu trừ các ác nghiệp, thành tựu các thiện căn như đức Quán Thế Âm đã nói: “được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được thành tựu tất cả thiện căn”, vì lẽ đó, cho nên người ta tụng chú Đại Bi trước khi tụng bản Kinh chính chẳng hạn như Phổ Môn, A Di Đà …
Còn Bát Nhà Tâm Kinh được đọc sau bản Kinh chính, về ý nghĩa có lẽ cổ đức đã dùng tên gọi là Bổ Khuyết Chân Kinh là chính xác, bao hàm ý nghĩa thâm sâu, theo thiển kiến chúng tôi một là chỗ nào Kinh thiếu nghĩa lý, chỗ nào tụng sai thì Tâm Kinh bổ sung vào cho đầy đủ, hai tất cả đều là KHÔNG.
Trong Tâm kinh, câu được gọi là thần chú: Chữ Devanāgarī गते गते पारगते पारसंगते बोधि स्वाहा, âm Phạn ngữ: Gate gate Pâragate Pârasamegate Bodhi Svâhã, chữ Hán: 揭諦揭諦,波羅揭諦,波羅僧揭諦,菩提薩婆訶, phiên âm Việt ngữ: Yết Đế Yết Đế, Ba La Yết Đế, Ba La Tăng Yết Đế,Bồ Đề Tát Bà Ha。
Hòa Thượng Nhật Liên đã dịch ra chữ Hán đăng trong tạp chí Từ Quang vào thập niên 60.Ðộ khứ, độ khứ,
Cứu kính độ khứ,
Cứu cánh chúng độ khứ.
Giác ngộ tốc viên thành.
Dịch nghĩa :Cứu kính độ khứ,
Cứu cánh chúng độ khứ.
Giác ngộ tốc viên thành.
Ði qua, đi qua,
Qua đến bờ bên kia,
Mọi người đồng qua đến bờ bên kia.
Nguyện sự giác ngộ chóng tròn thành.
Qua đến bờ bên kia,
Mọi người đồng qua đến bờ bên kia.
Nguyện sự giác ngộ chóng tròn thành.
Ông Max Muller đã dịch ra Anh ngữ :
O wisdom, gone, gone, gone to the other shore, landed at the other shore, svâhã.
Ông J. Harquès Rivière có qua Tây Tạng nghiên cứu đạo Phật, ông đã dịch Pháp ngữ :
O sagesse, partie, partie, partie vers l’autre rive, conduite vers l’autre rive, svâhã.
Cả hai bản Anh và Pháp ngữ đều có nghĩa :
Này trí huệ ! Ði, đi, đi qua bờ bên kia, dắt qua tới bờ bên kia, ta bà ha.
Ai cũng biết rằng chú có công năng làm mưa, làm gió “hô phong, hoán vũ” nghĩa là luyện tập, đọc nó thì sẽ có công hiệu. Tin như vậy thì đọc Chú: “Yết đế, yết đế…” sẽ có công hiệu trong công hạnh tu chứng của mình.
Mặc dù nằm lòng mấy câu của Hòa Thượng Nhật Liên dịch Chú trong Tâm Kinh ở trên, mấy chục năm qua, tôi vẫn tụng Tâm Kinh, vẫn nghĩ rằng đó là Chú, cứ tụng, cứ nhắm mắt mà tụng để đạt được hiệu quả: “Chư Phật trong ba đời cũng y vào Bát Nhã Ba La Mật Đa, đạt đạo quả vô thượng Chánh đẳng, Chánh Giác”
Tôi cứ yên chí tụng bao nhiêu năm qua, nhưng cho đến một hôm đang tụng Tâm Kinh, tôi bỗng hiểu ra “Yết đế! Yết đế …”, không phải là chú, chú vốn là những cái KHÔNG ở trước đó, “Không sinh, không diệt … không chứng đắc”
Khi người ta tu tập để đạt tới liễu ngộ “Tánh Không”, sẽ không còn nhị nguyên, sẽ không còn vướng mắt, sẽ không còn Ta, cái của ta, sẽ không có phiền não, không làm tội phước, không vướng nghiệp, thoát khỏi sinh tử luân hồi.
Lấy cái Không ấy làm Thần chú sẽ trừ được mọi khổ đau, nghiệp lực, luân hồi.
Cái KHÔNG ấy chính là cốt tủy của Kinh là Tâm kinh, nhưng cho đến khi nào không đắc, không thất, không bỉ, không thử, không có, không không thì Yết đế và Không đều là Thần chú. hay cũng không là Thần chú nữa.
Lou. 4-1-2012