Xin thưa!
Tôi đọc thấy Nhóm chủ trương biên tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại Sưu Khảo có yêu cầu một số tác giả, trong đó có tôi với bút danh Chánh Hạnh và Phúc Trung, cung cấp cho Ban Biên Tập những chi tiết cá nhân, hình, chọn lựa một số bài đắc ý và danh mục các tác phẩm cũng như bài viết.
Biết vậy đã lâu, nhưng chưa làm được vì viết về người khác thì dễ mà viết về mình thì khó tránh khỏi tự đề cao, tôi ngần ngại mãi, cuối cùng đành phải viết để đóng góp vào việc đáng phải làm.
Do vậy mới có bài này, dù hay dù dở nó đã là như vậy, xin hai chữ “lượng thứ” cho.
Anh Đào hiên Quý Xuân Tân Mão Niên
Phúc Trung
Phúc Trung
Chánh Hạnh, có khi dùng bút hiệu Tâm Không, Thanh Li ên
Tên thật là Huỳnh Ái Tông
Sanh ngày 13 tháng 5 năm 1941, tại làng Bình Thủy, tổng Định Thành, quận Châu Thành, tỉnh Long Xuyên.
Pháp danh Phúc Trung. quy y với Hòa Thượng Thích Thanh Thạnh, Thượng thủ Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt Tại Miền Nam năm 1958.
Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử năm 1959
Tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật năm 1966. Cử nhân Văn Khoa Viện Đại Học Vạn Hạnh năm 1973, tham gia thành lập Tổng Hội Sinh Viên Vạnh Hạnh năm 1965, giữ chức Phó Chủ Tịch.
Giáo sư Trường Kỹ Thuật Ban Mê Thuột năm 1966, Hiệu Trưởng Trung Học Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ năm 1974.
Tốt nghiệp Trường Bộ Binh Thủ Đức khóa 27, Trung Úy ngành Quân Cụ, biệt phái về Bộ Giáo Dục năm 1969.
Học tập cải tạo tại Trãng Lớn 1975, Cà Tum 1977. Ra trại ngày 16-9-1977, định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO năm 1991, sinh sống tại thành phố Louisville, Kentucky cho đến hiện tại.
Năm 1995, Chủ Biên Bán nguyệt san Phật Học, năm 1996 trở thành nguyệt san, báo in giấy và điện tử http://nsphathoc.org , báo biếu tại Hoa kỳ và các nước khác trừ Việt Nam, nguyệt san Phật Học cũng ấn tống kinh sách gồm có:
- Đạo Phật Qua Nhận Thức Mới của Giáo sư Thạc Đức, USA 1998
- Kinh Na Tiên Tỳ Kheo do Cao Hữu Đính dịch, USA 1999
- Tìm Hiểu Trung Luận Nhận Thức Và Không Tánh tác giả Giáo sư Hồng Dương Nguyễn Văn Hai, USA 2001
- Luận Giải Trung Luận Tánh Khởi Và Duyên Khởi tác giả Giáo sư Hồng Dương Nguyễn Văn Hai, USA 2003
- Nhân Quả Đồng Thời tác giả Giáo sư Hồng Dương Nguyễn Văn Hai, USA 2007
- Kinh Na Tiên Tỳ Kheo do Cao Hữu Đính dịch, USA 1999
- Tìm Hiểu Trung Luận Nhận Thức Và Không Tánh tác giả Giáo sư Hồng Dương Nguyễn Văn Hai, USA 2001
- Luận Giải Trung Luận Tánh Khởi Và Duyên Khởi tác giả Giáo sư Hồng Dương Nguyễn Văn Hai, USA 2003
- Nhân Quả Đồng Thời tác giả Giáo sư Hồng Dương Nguyễn Văn Hai, USA 2007
Năm 1998. chủ trương Trang nhà Ái Hữu Gia Đình Phật Tử Vĩnh Nghiêm Hải ngoại http://ahvinhnghiem.org .
Tác phẩm:
- Kỷ Nghệ Họa Lớp 9 nhà xuất bản Chiêu Dương, VN 1971
- Bài tập Kỷ Nghệ Họa Lớp 8 & 9 nhà xuất bản Khai Trí, VN 1972
- Văn Học Miền Nam, hiên Phật Học, USA 2009
- Bài tập Kỷ Nghệ Họa Lớp 8 & 9 nhà xuất bản Khai Trí, VN 1972
- Văn Học Miền Nam, hiên Phật Học, USA 2009
Người Phật Tử Chân Chánh
Phúc Trung
I.- Dẫn : Khi người ta đi chùa lễ Phật, tụng kinh, nghe chư Tăng, Ni thuyết pháp, hay tự giới thiệu " Tôi là Phật Tử ", chúng ta biết những người ấy đều là Phật Tử, nghĩa là con của Phật, nói khác hơn là họ đã tự nguyện đi theo con đường của đức Phật, đáng cho chúng ta quý trọng, bởi vì những người đó cùng chung lý tưởng với chúng ta về tôn giáo, nhưng quý hơn hết phải là một Phật Tử chân chánh.
II.- Những Ðức tánh và bổn phận của người Phật tử chân chánh : Ðạo Phật chẳng những là đạo từ bi mà còn bình đẳng và tự do đối với hết thảy mọi chúng sanh, cho nên Một Phật Tử Chân Chánh, nhất thiết đạo Phật không đòi hỏi người ấy phải thực hành nhiều điều khó khăn, nhưng những đòi hỏi phải có, chỉ cốt làm cho cá nhân người ấy được thăng hoa, nói một cách khác là được tốt đẹp hơn trong hiện tại, nhất là ở mai sau.
1) Những đức tánh cần phải có :
A) Ðức tin : Người Phật Tử chân chánh trước tiên phải tin rằng, đức Phật là một bậc Ðại Giác Ngộ, những điều Ngài giảng được ghi lại trong Kinh điển đều là Chân lý, nhưng chúng ta nên nhớ sự tự do đầu tiên mà đức Phật đã dạy chúng ta là : "Hiểu ta rồi hãy tin ta, nếu tin ta mà chẳng hiểu ta, ấy là phỉ báng ta vậy ! "
Chúng ta tin rằng Ðạo Phật là con đường chấm dứt mọi khổ đau, làm cho chúng ta an lạc trong hiện tại và giải thoát luân hồi trong tương lai.
B) Giữ giới : Trước khi đức Phật nhập Niết Bàn, Ngài dạy chư Tăng phải lấy giới luật làm Thầy, cho nên người Phật Tử chân chánh nhứt thiết phải giữ Năm giới cho được nghiêm mật, luôn luôn nhớ Giới là Thầy, Giới đứng đầu Tam Học, có giữ Giới hạnh mới sanh Ðịnh, tâm có định mới sanh ra Trí Huệ.
C) Tu học : Một người Phật Tử nếu không chịu Học, Hỏi, Hiểu, Hành thì sẽ rơi vào tà kiến, làm những điều sằng bậy như những người bình thường khác. Trước tiên người Phật Tử phải học hỏi, bằng cách nghe Thuyết pháp ở chùa hay băng
(tape) do quý Tăng, Ni giảng. Ðọc kinh, sách, báo Phật Giáo để hiểu những giáo lý đức Phật đã dạy. Nên thân cận những bậc chân tu, những người thiện tri thức để thấm nhuần học hạnh, gần gũi những bạn đạo đã tu học nhiều năm, có đạo đức để học hỏi luận đàm cho trí huệ mình được khai mở thêm.
Kế đến là phải tu tập, công phu hằng ngày, tùy theo mình chọn lựa pháp môn cho thích hợp với bản thân, hoặc ngồi Thiền, niệm Phật, tụng kinh hay trì chú. Lúc mới đầu có nhiều khó khăn nhưng phải cố gắng vượt qua, cần nhất là chuyên cần, ngày nào cũng phải công phu, thời công phu luôn luôn đúng giờ. Ðể tránh những khách khứa, giờ công phu tốt nhất là từ 5 đến 6 giờ sáng, sẽ không ai quấy rầy mình được cả, vã lại về đạo học người ta cho rằng giờ khắc ấy là giao điểm giữa âm và dương sẽ có vận khí điều hòa, rất tốt cho giờ giấc công phu.
Thứ nữa là tập vun trồng lòng từ bi, nên cúng dường, nên bố thí; thứ nhất tạo phước đức cho chúng ta, thứ hai là tập cho quen tánh buông xả, để đến khi chết không tiếc thương, bận bịu một cái gì, thanh thản ra đi, chỉ tưởng nhớ đến Phật, nhờ đó Cận Tử Nghiệp (Nghiệp lành dữ lúc gần chết, quan trọng vào bậc nhất) sẽ đưa ta về chốn Cực Lạc.
2) Bổn phận của người Phật Tử : Phật đã dạy, người Phật Tử có Bốn Ân quan trọng, chúng ta có bổn phận phải làm để báo đáp những ân đó : Ân cha mẹ, ân thầy bạn, ân quốc gia xã hội và ân Tam Bảo.
A) Ân cha mẹ : Cha mẹ có những ân nghĩa đối với con cái, người nào làm cha mẹ rồi mới thấy rõ thâm ân nầy :
a) Ân sinh sản : Làm mẹ phải chín tháng cưu mang, ăn uống phải kiêng cử, phải giữ gìn khi đi, đứng, ngủ, nghỉ cẩn thận lúc thai mang. Khi sinh con biết bao nhiêu là nguy hiểm, có khi phải bị mất mạng. Cha phải lo tão tần làm lụng vất vả, để lo cho mẹ tròn con vuông.
b) Ân nuôi nấng : Từ khi mới sanh ra cho đến lúc lớn khôn, cha mẹ phải tão tần, vất vả để nuôi nấng con cái, lo cho con đủ ăn, lo cho con mặc đủ ấm, lo cho con an giấc ngủ. Mong cho con ăn ngon, chóng lớn; mua thứ nọ, tạo thứ kia luôn luôn muốn làm cho con cái mình được vui vẻ.
c) Ân thuốc thang : Khi con đau ốm, cha mẹ phải lo săn sóc, chữa trị cho con, lo đến nỗi quên ăn bỏ ngủ, cốt làm sao để bảo vệ sức khỏe, thân mạng cho con cái của mình.
d) Ân dạy bảo : Cha mẹ phải dạy bảo con cười vui, đi đứng, ăn uống, học hành, lễ phép và xử thế ở đời, những việc đó cốt tập cho con mình từng bước đi vững vàng khi còn nhỏ, và khôn lớn bước vào cuộc đời, tự kiếm sống nuôi thân, làm điều hữu ích cho xã hội.
B) Ân Thầy Bạn : Ở đời người ta thường dùng ngạn ngữ : " Không thầy đố mầy làm nên", Thầy dạy dỗ, còn bạn bè thì chỉ dẫn thêm. Ân nầy gồm có :
a) Mở rộng kiến thức : Thầy dạy cho chúng ta biết đọc, biết viết, biết ăn ở hiền lành phải đạo làm người, biết những điều cần phải biết, cốt để làm cho mình trở thành con người tốt, hữu dụng cho xã hội.
b) Khai sáng trí thức : Chẳng những Thầy dạy cho ta hiểu biết mà Thầy và Bạn còn dạy cho ta biết nhận xét, lý luận làm cho trí hiểu biết của chúng ta đạt được sự thông suốt, chính xác và đúng đắn.
c) Khuyến khích : Nhờ có Thầy và Bạn luôn luôn khuyến khích, nhờ đó chúng ta được an ủi khi buồn vui, chúng ta mạnh dạn tiến bước, làm được những điều hay, lẻ phải cho bản thân và xã hội.
C) Ân Quốc Gia Xã Hội : Chúng ta sống trong một nước, giữa xã hội loài người, đời sống chúng ta được yên ổn, ấm no và hạnh phúc ; quốc gia và xã hội đem lại những điều ấy cho chúng ta, chúng ta đã thọ những ân nghĩa như sau :
a) Trị an : Chính phủ của quốc gia nào cũng lo trị an để bảo vệ chế độ, nhưng nếu vì lợi ích nhân dân, thì phải lo cho nhân dân yên ổn làm ăn, nhờ đó nhân dân được ấm no hạnh phúc.
b) Giữ vẹn biên cương, bảo toàn độc lập : Nhờ có quốc gia giữ gìn, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ vùng trời, đất, biển cả và bảo toàn sự độc lập. Nếu không được vậy, lãnh thổ bị nước ngoài xâm lấn, đất nước bị đô hộ hay lệ thuộc nước ngoài. Một nước mất độc lập thì dân chúng bị sưu cao, thuế nặng, làm lụng vất vả để cung phụng tài sản cho nước ngoài.
Nước mất độc lập, nhân dân không còn được ấm no và hạnh phúc.
c) Sự ấm no hạnh phúc : Một người chúng ta không thể nào làm đủ những nhu yếu cho chính bản thân mình dùng, chẳng hạn một người không thể làm nghề nông để có đủ thức ăn, không thể làm nghề thợ dệt để có đủ quần áo, chăn mền mặc khi ấm lạnh, không thể làm ra đủ thuốc thang để trị bệnh khi đau yếu, không thể có đủ kiến thức để bảo vệ sự sống với thiên nhiên, không thể tự mình làm ra đủ tiện nghi khác để mình dùng. Xã hội đã phân công cho mỗi người một nghề, làm một công việc để sản xuất ra tất cả nhu yếu và phương tiện cho con người dùng.
D) Ân Tam Bảo : Ðối với Phật, Pháp, Tăng người phật tử có những trọng ân như sau :
a) Ân Phật Bảo : Vì sự khổ đau của chúng sanh, Thái Tử Tất Ðạt Ða đã đi tìm con đường giải thoát mọi ràng buộc khổ đau đó, là Phật tử chúng ta phải nhớ đến ân đức của Ngài :
- Lìa bỏ ngôi báu, gia đình : Ai đã làm được như Phật ? Ngài đã bỏ ngôi báu Thái Tử của mình, bỏ cung vàng, điện ngọc, lìa xa cha mẹ, vợ con để đi tìm con đường giải thoát mọi đau khổ cho chúng sanh.
- Sáu năm khổ hạnh nơi rừng già : Thái Tử Tất Ðạt Ða đi tu khoảng mười năm, trong đó có sáu năm cùng với nhóm ông Kiều Trần Như tu khổ hạnh, nhịn đói, chịu rét trong chốn rừng già hiu quạnh.
- Thuyết pháp, giáo hóa chúng sanh : Sau bảy thất tham thiền, Ngài đã chứng đắc Phật quả, rồi đem chân lý ra giảng dạy cho chúng sanh tu tập để giải thoát luân hồi sanh tử. Nếu Ngài không giáo hóa làm gì chúng ta biết được chân lý như ngày nay.
b) Ân Pháp Bảo : Nhờ có kinh điển, ngày nay chúng ta mới biết giáo lý của Ðạo Phật, do đó Pháp Bảo có những ân :
- Chỉ đường giải thoát: Nhờ có kinh điển, chúng ta hiểu được cuộc đời là giả tạm, chịu nhiều khổ đau, phải tu chứng đạt đến Niết Bàn để giải thoát mọi ràng buộc khổ đau.
- Chỉ dạy phương pháp tu học: Chẳng những Phật đã chỉ cho chúng ta thấy sự đau khổ của cuộc đời, trong sinh tử luân hồi, kinh điển còn ghi lại những phương pháp tu học để được giải thoát, thông thường người ta hay nói có " Tám vạn bốn ngàn pháp môn ".
- Tạo an lạc cho ta, hòa bình cho thế giới: Phật dạy lánh ác làm thiện, mọi người phải từ bi, nhân ái sống với nhau trong xã hội, nhất là hàng ngày hàng giờ cho tận cùng hằng sát na (một cái co tay và duỗi thẳng tay ra, có 60 sát na) giữ cho tâm ta an lạc từng cá nhân, tất cả mọi người như thế thì lo gì thế giới chẳng hòa bình.
c) Ân Tăng Bảo : Tăng là những người đã lìa bỏ gia đình để tu giải thoát cho mình và lo cứu giúp mọi chúng sanh, vì thế có những ân :
- Duy trì chánh pháp : Những vị Tăng giữ gìn giới luật, từ bi, bố thí những điều đó làm cho giáo lý của Phật tồn tại ở thế gian, nhờ đó chúng ta mới biết Ðạo Phật, biết phương pháp tu học giải thoát.
- Thay Phật hóa độ chúng sanh : Tăng là những vị làm Sứ giả của Như Lai, tức là thay Phật giáo hóa cho chúng sanh tu học.
- Truyền trao giới pháp : Chúng ta muốn phát tâm cầu đạo, chúng ta phải quy y Tam Bảo, chính vị Tăng đã thay Phật truyền trao Giới luật và dạy cho chúng ta phương pháp tu học. Xưa Ngài Huệ Năng đã được Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn truyền trao Y Bát nhưng chưa kịp làm lễ truyền trao giới pháp; mười lăm năm sau, khi đến chùa Pháp Tánh, Ấn Tông mới họp tứ chúng làm lễ thí phát và mời các bậc danh Tăng dự Giới đàn cho Lục Tổ thọ giới ! Vậy Tăng là quan trọng đến dường ấy,
đã là Tổ rồi mà còn phải quy y Tam Bảo thay, huống hồ gì chúng ta chỉ là người thường.
3) Phương tiện đền trả bốn ân : Ðối với bốn ân trọng trên, người Phật tử phải đền đáp ân sâu ấy như sau :
A) Cách báo ân cha mẹ :
- Hiếu hạnh : Luôn luôn phải làm vui lòng cha mẹ - Tuy nhiên những việc nào không tốt thì nên tránh -
- Làm hiển danh cha mẹ : Khi còn nhỏ cố gắng học hành đỗ đạt cao, để có kiến thức trong nghề nghiệp, sẽ có những đóng góp hữu ích cho Phật sự, tài bồi văn hóa, phụng sự xã hội những công việc ấy cũng làm hiển danh cha mẹ như người có chức trọng quyền cao.
Chức trọng quyền cao có khi chỉ là những cái danh hư ảo, giả tạm của cuộc đời, đừng ham tranh danh và đoạt lợi.
- Khuyến hóa cha mẹ : Nếu cha mẹ còn sanh tiền, chưa thấm nhuần Ðạo Phật, chúng ta phải tìm cách cho cha mẹ đi chùa, niệm Phật, làm thiện lánh ác.
- Cha mẹ đã qua đời : Chúng ta phải thường xuyên hồi hướng công đức, cầu nguyện cho cha mẹ sớm được sanh về cõi an lạc, làm theo những điều mà Ngài Ðại Hiếu Mục Kiền Liên đã làm.
B) Cách báo ân Thầy bạn :
- Siêng năng chăm chỉ học hành : Chúng ta luôn luôn học hành chăm chỉ, sự tiến bộ trong học tập làm cho Thầy bạn đều vui lòng.
- Cung kính lễ độ : Ðối với Thầy bạn chúng ta luôn luôn cung kính, vì Thầy chẳng khác nào cha mẹ của chúng ta. Tục ngữ có câu : "Mồng một ngày cha, mồng hai ngày mẹ, mồng ba ngày thầy" (Nghĩa là ngày Tết, mồng một đi lễ ở họ Nội, mồng hai đi lễ ở họ Ngoại, mồng ba đi lễ Thầy giáo), sự kính trọng Thầy ngày xưa có câu " Nhất tự vi sư, bán tự vi sư " (Học với người một chữ cũng là Thầy, thậm chí nửa chữ cũng là Thầy của mình).
- Thực hành lời Thầy, bạn : Thầy ở đây là người đáng tôn kính, bạn ở đây là bạn tốt, chỉ dạy cho ta điều hay, lẽ phải do đó khi làm điều gì, ta phải làm những điều hay lẽ phải như Thầy bạn đã chỉ dạy.
- Khuyến hóa Thầy bạn : Nói chung là Phật tử chúng ta phải khuyến hóa những người xung quanh, để cho họ làm lành lánh ác, nhất là đời sống, lời nói, việc làm của ta phải làm thế nào cảm hóa được họ, để họ làm theo, tức là ta đã góp phần vào việc cải tạo xã hội, làm cho nó trở nên tốt đẹp.
C) Cách báo ân Quốc gia xã hội :
- Làm tròn bổn phận công dân : Trước nhất phải giữ luật lệ của chánh phủ, phải đóng góp vào việc giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ, sự độc lập của quốc gia, dân tộc, góp phần bảo vệ các quyền lợi chánh đáng của người dân. Phát huy kỷ nghệ, kinh doanh thương mại làm cho đất nước ngày càng hưng thịnh.
- Phát huy văn hóa : Người Phật tử cũng là công dân, có bổn phận phát huy nền văn hóa dân tộc chúng ta, một dân tộc có trên 4 ngàn năm lịch sử, chúng ta đáng tự hào về di sản văn hóa ông cha ta để lại, cần phải gìn giữ và phát huy thêm.
- Bảo vệ truyền thống dân tộc : Những truyền thống dân tộc chúng ta chẳng hạn như tinh thần chống ngoại xâm của Hội Nghị Diên Hồng, truyền thống độc lập dù chúng ta là giống Bách Việt nhưng không bị đồng hóa và lệ thuộc nước Tàu, dân tộc chúng ta luôn luôn biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Những bài như " Nam quốc sơn hà Nam đế cư " của Lý Thường Kiệt, “Bình Ngô Ðại Cáo” của Nguyễn Trãi là những Bản Tuyên Ngôn, nêu cao truyền thống dân tộc chúng ta.
D) Cách báo ân Tam bảo : Trong bốn ân, Tam bảo phải là ân sâu, nghĩa trọng nhất, chúng ta phải báo ân nầy như sau :
- Ân Phật Bảo : Làm theo lời Phật dạy, tưởng nhớ chư Phật, dâng hương hoa, lễ bái, cúng dường để xây dựng chùa tháp thờ Phật, làm cho nhiều người tin, theo Ðạo Phật.
- Ân Pháp bảo : Kinh ghi chép lời Phật dạy, thường xuyên đọc kinh điển để mở mang trí tuệ, đóng góp tiền bạc để in kinh sách, phổ biến giáo lý của đức Phật đến mọi người, để cho nhiều người biết đến, tin theo và làm đúng lời Phật dạy.
- Ân Tăng Bảo : Tăng, Ni là những người thay mặt Phật giáo hóa chúng ta, chúng ta có bổn phận phải tôn kính chư Tăng, như mẫu chuyện đạo " Con Sư Tử trọng Pháp " , phải cúng dường chư Tăng về bốn thứ (Tứ sự cúng dường) : Y phục, thức ăn, giường nằm (nơi ngủ nghỉ), thuốc thang. Ngày nay, người ta cúng dường tiền bạc và những thứ khác nhưng
tốt nhất nên cúng dường những nhu yếu, cố tránh những gì có thể làm tha hóa Tăng, Ni.
4.- Bổn phận trong gia đình : Bổn phận trong gia đình có đối với cha mẹ đã nói trong phần bốn ân ở trên, ngoài ra còn đối với người bạn đời (chồng hay vợ) và con cái.
A) Ðối với người bạn đời : Là người ở bên cạnh ta, chia sẽ cùng ta những vui buồn, sang hèn, ta phải chăm lo cho người bạn đời của mình từ vật chất đến tinh thần, nhất là phải cùng nhau sách tấn tu học, cả chồng lẫn vợ cùng nhau tu học sẽ rất dễ dàng tinh tấn.
B) Ðối với con cái : Cha mẹ luôn luôn có bổn phận chăm lo cho dưỡng dục con cái, chẳng những lo chúng ăn no, mặc ấm mà cha mẹ nào cũng muốn cho con mình ăn ngon, mặc đẹp, lo cho con học hành thành tài để có một nghề sống ở đời hay có danh phận với xã hội, tất cả những cái đó là những thứ thường tình của thế gian. Chúng ta có bổn phận thiêng liêng hơn, phải dẫn dắt con cái mình bước vào con đường Ðạo, chẳng những nó hữu ích cho hiện tại mà còn hữu ích cho tương lai. Làm cha mẹ, chúng ta nên chăm sóc, khuyến khích con cái mình như sau :
- Lúc chúng còn nhỏ : Trẻ con từ 3 đến 12 tuổi, mỗi lần đi chùa, chúng ta nên dẫn chúng theo, đến chùa tập cho chúng biết quỳ, biết lạy, biết dâng hương hoa, tỏ lòng cung kính đức Phật. Có người nói một cách dí dỏm rằng: Ngày nay tôi đi chùa bởi vì hồi còn nhỏ, tôi theo cha mẹ đến chùa ăn kiểm hay chè xôi. Nếu có Gia Ðình Phật Tử nên cho chúng đi sinh hoạt với đoàn thể nầy.
- Lúc đã lớn : Chừng 13 tuổi trở đi cho đến tuổi đôi mươi, là tuổi đang tìm hiểu, học hỏi. Chúng ta nên khuyến khích con cái đi chùa, tìm những sách báo Phật Giáo cho chúng đọc, để chúng được thấm nhuần giáo lý đạo Phật.
III. - Kết luận : Ðức Phật đã dạy Tăng, Ni là những vị có trách nhiệm duy trì chánh pháp; còn cư sĩ là những người có trách nhiệm hộ trì chánh pháp, cho nên mỗi Phật tử chúng ta phải làm tròn trách nhiệm của mình, muốn vậy chúng ta phải hiểu thế nào là người Phật tử chân chánh và ta làm tròn bổn phận của người Phật tử chân chánh của chúng ta đối với Ðạo pháp. Ðừng quên chúng ta có bổn phận : Phải xây dựng gia đình mình, và góp phần vào việc cải tạo xã hội trở nên Chân, Thiện, Mỹ theo tinh thần Phật Giáo.
Louisville, 24-12-1996
Sách tham khảo :
Minh Châu, Thiên Ân, Chân Trí, Ðức Tâm Phật Pháp, THPGVN, Sàigòn, 1951
Kinh điển Phật Giáo
Chánh Hạnh
Những bài pháp đức Phật thuyết trãi qua 45 năm hoằng hóa của ngài, đã không được ghi lại bằng văn tự từ lúc Phật đương thời cho đến mấy thế kỷ sau khi ngài nhập diệt, không phải lúc đó Ấn độ chưa có chữ viết, thật ra kinh Vệ Ðà của Bà La Môn đã được ghi chép bằng chữ Phạn từ trước thời đức Phật.
Những đại đệ tử của Phật như Xá Lợi Phất hay Mục Kiền Liên trước kia ở phái San Xa Dạ thuộc Lục Sư ngoại đạo, mỗi người có đến 100 đệ tử, cũng đại đệ tử như Ðại Ca Diếp vốn thuộc dòng dõi Bà La Môn, còn những vị vương tử khác thuộc dòng dõi Sát Ðế Lợi như A Nan, A Na Luật, Nan Ðà, Ma Ha Nam . . . dĩ nhiên những người đó làu thông chữ nghĩa Sanscrit, nhưng kinh điển đã không được ghi chép vì theo Tạng Luật của nhiều bộ phái còn ghi lại sự kiện sau đây : "Bấy giờ có hai anh em Bà La Môn xin xuất gia theo Phật. Họ yêu cầu Ngài cho phép họ tụng, đọc những lời Ngài dạy theo kiểu tụng đọc kinh điển Vệ Ðà mà họ đã quen đọc, họ cũng yêu cầu sử dụng tiếng Sanscrit và sắp xếp câu văn thế nào cho hoa mỹ như cách hành văn của Sanscrit trong kinh điển ấy". Về lời yêu cầu nầy, Phật dạy rằng trong đạo Ngài không cần văn chương hoa mỹ, chỉ cần nghĩa lý rõ ràng, lập luận chặt chẻ. Lời văn giọng nói cần phải đơn giản, thế nào cho người nghe hiểu được mình muốn nói gì. Ðó là vấn đề chính yếu để giải đáp cho câu hỏi vì sao kinh điển không được ghi chép từ thời đức Phật còn hiện tiền.
Trong kiết tập lần thứ nhất, ngài Ðại Ca Diếp đưa ra ý kiến : "Nếu chúng ta xem học pháp là những giới nhỏ nhặt, có thể loại bỏ thì các Tỳ Kheo khác sẽ bảo: Bốn giới Ba La Ðề Ðề Xá Ni cũng là những giới nhỏ nhặt có thể loại bỏ. Nếu chúng ta bảo bốn giới Ba La Ðề Ðề Xá Ni là những giới nhỏ nhặt, thì các Tỳ Kheo khác sẽ bảo : Các giới Ba Dật Ðề cũng là những giớ nhỏ nhặt... Giờ đây chung ta không thể khẳng định, giới nào là giới nhỏ nhặt mà loại bỏ một cách tùy tiện thì bọn ngoại đạo sẽ bảo : "Pháp của sa môn Thích tử giống như mây khói, khi thầy còn sống thì những pháp do thầy chế định các đệ tử tuân thủ một cách nghiêm túc, nhưng sau khi thầy nhập niết bàn, họ không chịu thực hành nữa" Do vậy, tôi khẳng định lại : "Những gì không do Phật chế thì không được tự ý chế định, và những gì do Phật chế định thì không được vi phạm. Chúng ta phải kính cẩn học tập những gì mà Phật đã truyền dạy". Ý kiến nầy nầy đã được đại hội quyết nghị chấp thuận, do đó cho chúng ta thấy rằng, tăng đoàn quyết bảo tồn và hành trì đúng y theo những lời Phật dạy, Thượng Tọa bộ đã tiếp nối truyền thống nầy nên họ được mệnh danh là bảo thủ, chính truyền thống bảo thủ nầy mà trải qua nhiều thế kỷ, kinh điển vẫn khẩu truyền chớ không được ghi chép.
Tương truyền rằng sau khi mãn Hạ trong lần kiết tập thứ nhất đó, ngài Ưu Bà Ly đem quyển Luật của ngài đã kiết tập ghi 1 điểm, cứ thế sau mỗi Hạ ghi 1 điểm, quyển Luật nầy có tên là Luật Thiện Kiến, sau ngài truyền cho đệ tử là Ðà Ðã Tật, Ðà Ðã Tật truyền cho ngài Tu Câu và cứ thế lưu truyền, đến ngài Bạt Ðà La mang nguyên bổn Luật nầy sang Trung Hoa vào đời Tề, năm Vĩnh Bình Thứ Bảy, dịch ra Hán Văn tại chùa Trúc Lâm ở Quảng Châu, mãn Hạ năm ấy đếm số ghi cuối cùng được 976 điểm, vì do chư thánh Tăng đã điểm vào quyển nầy, nên nó còn có tên là "Chúng Thánh Ðiểm Ký". Phật Lịch được định theo điểm ký nầy.
Nhìn lại lịch sử Phật giáo, chúng ta biết rằng kiết tập lần thứ hai khoảng 100 năm sau Phật nhập diệt, hay ở thế kỷ thứ V trước Công nguyên, lần kiết tập nầy do vấn đề giới luật, Phật giáo lần đầu tiên bị phân phái thành Thượng Tọa bộ và Ðại Chúng bộ. Ðến thời đại vua A Dục, khoảng 236 năm sau khi Phật nhập Niết Bàn, tức năm 250 trước CN nhà vua hộ trì tổ chức kiết tập lần nầy để chỉnh đốn lại hàng ngủ Tăng già, có thuyết cho là do tân thuyết của Ðại Thiên. Lần kiết tập nầy xuất hiện bộ "Thuyết sự", sau nầy người ta cho rằng từ đó Phật Giáo có đủ Tam Tạng Kinh Ðiển. Lần kiết tập thứ tư dưới triều đại Ca Nhị Sắc Ca (128-151), khoảng 700 năm sau khi Phật nhập niết bàn, khoảng năm 140 CN, lần kiết tập nầy, hội nghị đã sáng tác bộ "Luận Nghị" (Upadesa), để giải thích tạng Kinh, bộ "Tỳ Bà Sa" (Vibhasa) để giải thích tạng Luật và bộ "A Tỳ Ðạt Ma" (Abhidarma) để giải thích tạng Luận. Như vậy cả bốn lần kiết tập, đều cho chúng ta thấy, không lần nào có tổ chức ghi chép kinh điển.
Chúng ta lại biết rằng, sau khi Phật nhập niết bàn 236 năm, dưới triều đại vua A Dục, ngài muốn truyền bá Phật giáo nên phái một đoàn truyền giáo sang Tích Lan, do Trưởng Lão Minhada (là vương tử, con vua A Dục) hướng dẫn, đoàn truyền giáo nầy đã truyền khẩu Kinh và Luật tại vương quốc Tích Lan bằng tiếng Ma Kiệt Ðà, để giải thích kinh họ dùng ngôn ngữ và chữ Tích Lan để ghi chép. Ðến triều vua Vô Úy Vương (Vatthagàmani-Abhaya thế kỷ I trước Công Nguyên), một vị vua rất hâm mộ và nhiệt tâm hộ trì Phật giáo, đã tạo dựng một ngôi chùa nguy nga đồ sộ tại núi Vô Úy tên là Vô Úy Tự. Thời kỳ nầy vào những năm 35-32 TCN Phật Giáo Tích Lan họp chư tăng tại chùa Alu gần thị trấn Matale, kiết tập toàn bộ Tam Tạng, kinh điển bắt đầu ghi chép bằng tiếng Pali theo ngôn ngữ Ma Kiệt Ðà. Về nguồn gốc tiếng Pali, các nhà khảo cứu cho rằng nó phát xuất từ nơi nào đó thuộc vương quốc rộng lớn Ma Kiệt Ðà, rồi lan rộng ra các nơi đến tận Tích Lan.
Về sau, đến thế kỷ thứ V, có ngài Phật Âm (Buddhaghoso), người Trung Ấn, đến Tích Lan nghiên cứu giáo lý của Ðại Tự phái ( Phật giáo Tích Lan bắt nguồn từ Ðại Tinh Xá phát triển ra, nên gọi là Ðại Tự phái, sau Tăng chúng ở Vô Úy Tự bất đồng ý kiến về giới luật, tách khỏi Ðại Tự phái, thành lập Vô Úy Sơn Tự phái, thuộc pháp hỷ bộ, đầu thế kỷ thứ III, tại chùa Kỳ Ðà Lâm, phát sinh ra một phái nửa gọi là Kỳ Ðà Lâm Tự phái.), ngài Phật Âm đã dùng tiếng Pali để chú thích hầu hết các Kinh, Luật và Luận, phần nào chưa xong, sau nầy có ngài Hộ Pháp (Dhammapàla) hoàn thành, chính ngài Phật Âm (Buddhaghoso) sáng tác ra bộ Thanh Tịnh Ðạo Luận (Visuddhimagga).
Như vậy Phật giáo Tích Lan dùng kinh điển Pali gọi là Phật Giáo Nguyên Thủy hay Phật giáo Nam Tông. Còn Phật Giáo Ðại Thừa hay Bắc Tông dùng kinh điển chữ Sanscrit. Chúng ta biết chữ Sanscrit đã có từ trước thời đức Phật, nhưng kinh điển Phật giáo được ghi chép bằng Sanscrit không rõ từ lúc nào nhưng chắc là khoảng thời thời kỳ kiết tập kinh điển lần thứ tư, những nhà nghiên cứu Phật giáo cho rằng kinh điển ghi bằng chữ Sanscrit cũng như Pali, có thể đã dựa theo nguyên bản ngôn ngữ Ma Kiệt Ðà, hoặc khi ghi kinh điển Sanscrit có tham khảo bản tiếng Pali, cho nên nội dung bộ A Hàm (Agama) của Bắc Tông giống như Ngũ Bộ Kinh (Nikaya) của Nam Tông.
Chúng ta có bảng liệt kê đại cương kinh điển Nam Tông như sau :
I.- Luật Tạng :
Gồm có giới luật, nghi lễ, hành xử cho Nam, Nữ tu sĩ, chia làm 5 bộ:
1. Ba La Di
2. Ba Dật Ðề
3. Ðại Phẩm
4. Tiểu Phẩm
5. Toát yếu
II.- Kinh Tạng :
Ghi những lời của Phật hay đệ tử Phật giảng dạy, được chia ra làm 5 bộ gọi là Ngũ Bộ Kinh :
1. Trường Bộ
2. Trung Bộ
3. Tương Ưng Bộ
4. Tăng Chi Bộ
5. Tiểu Bộ
Tiểu Bộ không phải là bộ kinh nhỏ hay ngắn, mà chính ra nó là tập họp 15 bộ sách nhỏ :
a- Tiểu Tụng
b- Pháp Cú
c- Phật Tự Thuyết
d- Như Thị Ngữ
e- Kinh Tập
f- Thiên Cung Sự
g- Ngạ Quỹ Sự
h- Trưởng Lão Tăng Kệ
i- Bổn Sanh
j- Nghĩa Thích
k- Vô Ngại Giải Ðạo
l- Thí dụ
m- Phật sử
n- Sở hành tạng
b- Pháp Cú
c- Phật Tự Thuyết
d- Như Thị Ngữ
e- Kinh Tập
f- Thiên Cung Sự
g- Ngạ Quỹ Sự
h- Trưởng Lão Tăng Kệ
i- Bổn Sanh
j- Nghĩa Thích
k- Vô Ngại Giải Ðạo
l- Thí dụ
m- Phật sử
n- Sở hành tạng
III.- Luận Tạng, còn gọi là Thắng Pháp Tạng hay Vi Diệu Pháp
Nội dung luận giải những lời Phật dạy, hệ thống hóa những lời dạy ấy thành cơ sở triết học . . . gồm có 7 quyển :
1. Pháp Tụ
2. Phân Biệt
3. Giới Thuyết
4. Nhân Thi Thiết
5. Biện Giải
6. Song Luận
7. Nhân duyên Thuyết
Ngoài ra còn một số tác phẩm quan trọng khác, cũng được xem như thánh điển Nam Tông, được lưu truyền cho đến nay như :
· Ðảo sử
· Ðại Sử
· Tiểu Sử
· Mi Lan Ðà Vấn Ðạo (Kinh Na Tiên)
· Thanh Tịnh Ðạo Luận
· Thắng Pháp Tập Yếu Luận
Kinh điển Bắc Tông, nguyên bản chữ Sanscrit ngày nay phần nhiều không còn, hầu hết là những bản Hán dịch của Thánh Tăng Ấn Ðộ hay 675 bộ kinh điển Trần Huyền Trang mang từ Ấn Ðộ về dịch sang chữ Hán. Chia ra như sau :
I.- Tạng Luật
1. Thập Tụng Luật
2. Tứ Phận Luật
3. Ma Ha Tăng Kỳ Luật
4. Ngũ Phận Luật
5. Tỳ Nại Da
II.- Tạng Kinh :
1. Trường A Hàm
2. Trung A Hàm
3. Tạp A Hàm
4. Tăng Nhứt A Hàm
III.- Tạng A Tỳ Ðàm
1. Phát Trí Luận của Ca Ða Diễn Ni Tử, được xem như là cái thân, có 6 chân là :
2. Tập Dị Môn Túc Luận (tương truyền của Xá Lợi Phất sáng tác)
3. Pháp Uẩn Túc Luận (tương truyền của Mục Kiền Liên sáng tác)
4. Thi Thiết Túc Luận của Ca Chiên Diên
5. Thức Thân Luận của Ðề Bà Thiết Ma
6. Phẩm Loại Túc Luận của Thế Hữu
7. Giới Thân Túc Luận cũng của Thế Hữu
Tạng A Tỳ Ðàm diễn đạt rất trung thực với những lời Phật dạy trong các kinh.
IV.- Tạng Khuất Già Ðà ( Ðôi khi xếp chung với Tạng Kinh gọi là Ngũ A Hàm )
1. Khế Kinh
2. Ứng tụng
3. Cô khởi
4. Nhân duyên
5. Bản sự
6. Bản Sanh
7. Vị Tăng Hữu
8. Thí dụ
9. Luận Nghị
10. Tự Thuyết
11. Phương quảng hay Tỳ Phật Lược
12. Thọ Ký
Phần trên là những kinh điển Nam Tông và Bắc Tông có gần giống nhau, ngoài ra Bắc Tông là Phật Giáo phát triển nên có thêm những bộ kinh khác, loại không rõ phương danh Thánh tăng có:
V.- Bát Nhã Bộ: ( Riêng bộ nầy nguyên bản Sancrit còn khá đầy đủ )
1. Ðại Bát Nhã Sơ Phận
2. Ðại Phẩm Bát Nhã
3. Tiểu Phẩm Bát Nhã
4. Văn Thù Bát Nhã
5. Thắng Thiên Vương Bát Nhã
6. Lý Thú Bát Nhã
7. Kim Cương Bát Nhã
8. Bát Nhã Tâm Kinh
VI.- Hoa Nghiêm Bộ:
1. Thập Ðịa Phẩm
2. Hành Nguyện Phẩm tức Tứ Thập Hoa Nghiêm
3. Phổ Hiền Hạnh Nguyện Tán
VII.- Phương Quảng Bộ:
1. Pháp Hoa Kinh
2. A Di Ðà Kinh
3. Bi Hoa Kinh
4. Kim Quang Minh Kinh
5. Nguyệt Ðăng Tam Muội Kinh
6. Soạn Tập Bách Duyên Kinh
7. Phật Bản Hạnh Tập Kinh Dị Bản
8. Duy Ma Kinh
Các kinh đã được sáng tác trong thời đại Long Thọ, khoảng thế kỷ thứ III :
9. Thắng Man Kinh
10. Ðại Niết Bàn Kinh
11. Giải Thâm Mật Kinh
12. Kinh Lăng Già
VIII.- Bảo Tích Bộ
1. Hộ Quốc Tôn Giả Sở Vấn Kinh
2. Ðại Ca Diếp Hội.
3. Vô Lượng Thọ Hội tức Vô Lượng Thọ Kinh
IX.- Bí Mật Bộ
1. Vô Lượng Thọ Quyết Ðịnh Quang Minh Vương Ðà La Ni
2. Tán Dương Thánh Ðức Ða La Bồ Tát Nhất Bách Bát Danh Kinh
3. Kim Cương Thủ Bồ Tát Hàng Phục Nhất Thiết Bộ Ða Ðại Giáo Vương Kinh
4. Vô Năng Thắng Phan Vương Như Lai Trang Nghiêm Ðà La Ni Kinh
5. Thánh Cứu Ðộ Phật Mẫu Nhị Thật Nhất Chủng Lễ Tán Kinh
6. Thánh Diệu Mẫu Ðà La Ni Kinh
7. Ðại Bi Không Trí Kim Cương Ðại Giáo Vương Nghi Quỹ Kinh
8. Ðại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Kinh
9. Phật Mẫu Ðại Khổng Tước Vương Kinh
10. Ðại Văn Thỉnh Vũ Kinh
11. Ðại Tùy Cầu Ðà La Ni Kinh
12. Ðại Bạch Tản Cái Ðà La Ni Kinh
13. Thủ Hộ Ðại Thiên Quốc Ðộ Kinh
14. Ðại Hàn Lâm Thánh Nan Noa Ðà La Ni Kinh
15. Ðại Hộ Minh Ðà La Ni Kinh
16. Ma Lị Chi Thiên Ðà La Ni Kinh
17. Văn Thù Sở Thuyết Tối Thắng Danh Nghĩa Kinh
18. Bát Lan Sa Phược La Ðà La Ni Kinh
19. Nhất Thiết Như Lai Tam Nghiệp Tối Thượng Bí Mật Ðại Giáo Vương Kinh
20. Nhất Thiết Như Lai Ô Cầm Nhị Sa Tối Thắng Tổng Trì Kinh
21. Hoại Tướng Kim Cương Ðà La Ni Kinh
22. Trì Thế Ðà La Ni Kinh
23. Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội Kinh
X.- Sáng tác của các Thánh Tăng khác :
1. Na Tiên (xuất hiện cuối thế kỷ thứ II trước công nguyên)
· Na Tiên Tỳ Kheo Kinh
2.- Thế Hữu, ở đầu thế kỷ thứ II, người nước Gandhàra, thượng thủ kỳ kiết tập kinh điển lần thứ IV.
· Di Bộ Tôn Luận
· Tôn Bà Tu Mật Bồ Tát Sở Tập Luận
3.- Mã Minh, ngài sanh ở vùng sông Hằng, khoảng hậu bán thế kỷ thứ II.
· Phật Sở Hạnh Tán
· Ðại Trang Nghiêm Luận Kinh
· Thập Bất Thiện Nghiệp Ðạo Kinh
· Lục Thú Luân Hồi Kinh
· Sự Sư Pháp Ngũ Thập Tụng
· Ni Kiền Tử Vấn Vô Ngã Nghĩa Kinh
· Ðại Tôn Ðịa Huyền Văn Bản Luận
· Ðại Thừa Khởi Tín Luận
4.- Long Thọ, ngài sanh khoảng đầu thế kỷ thứ III, ngườ Nam Ấn, dòng dõi Bà La Môn.
· Trung Quán Luận
· Thập Nhị Môn Luận
· Ðại Trí Ðộ Luận
· Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận
· Thập Bát Không Luận
· Ðại Thừa Phá Hữu Luận
· Bồ Ðề Tư Lương Luận
· Bồ Ðề Tâm Ly Tướng Luận
· Hối Tránh Luận
· Phương Tiện Tâm Luận
· Khuyến Phát Chư Vương Yếu Kệ
· Tán Pháp Giới Tụng
· Quảng Ðại Phát Nguyện Tụng
5.- Ðề Bà cũng gọi là Thánh Thiên, sinh cuối thế kỷ thứ III, người Nam Ấn.
· Bách Luận
· Bách Tự Luận
· Quảng Bách Luận
6.- La Hầu La Bạt Ðà La (Ràhula-bhadra), người Trung Ấn sinh khoảng cuối thế kỷ thứ III, ngài truyền bá giáo lý Ðại Thừa vùng Trung Ấn.
· (Sách của ngài chú thích Trung Quán Luận của Long Thọ nhưng đã thất truyền)
7.- Trước tác của Ngài Di Lặc (do Vô Trước ghi chép lại) :
· Du Già Sư Ðịa Luận
· Ðại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận
· Thập Ðịa Kinh Luận
· Trung Biên Phân Biệt Luận
8.- Vô Trước, sinh ở cuối thế kỷ thứ IV thuộc nước Gandhàra, Bắc Ấn, dòng dõi Bà La Môn. Có hai em là Thế Thân và Lân Trì Tử, cả ba cùng xuất gia đầu Phật.
- Hoa Nghiêm Kinh
· Hiển Dương Thánh Giáo Luận
· Nhiếp Ðại Thừa Luận
· Ðại Thừa A Tỳ Ðạt Ma Tạp Luận
· Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Ða Tâm Luận
· Thuận Trung Luận
9.- Thế Thân, sinh sau Vô Trước chừng 20 năm vào cuối thế kỷ thứ IV, xuất gia theo hệ thống Hữu Bộ ( Thượng Tọa Bộ), sau nghe lời khuyên của Vô trước, chuyển sang Ðại Chúng Bộ. Tương truyền ngài là luận chủ của một ngàn bộ luận, đã được dịch sang Hán văn :
· A Tỳ Ðạt Ma Câu Xá Luận (Hữu bộ)
· A Tỳ Ðạt Ma Câu Xá Bản Tụng (Hữu bộ)
· Duy Thức Tam Thập Luận Tụng
· Duy Thức Nhị Thập Luận
· Ðại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận
· Ðại Thừa Ngũ Uẩn Luận
· Phật Tính Luận
· Nhiếp Ðại Thừa Luận Thích
· Thập Ðịa Kinh Luận
· Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Ưu Ba Ðề Xá
· Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Ba Ðề Xá
· Chuyển Pháp Luân Kinh Ưu Ba Ðề Xá
· Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Ða Kinh Luận
· Lục Môn Giáo Thụ Tập Ðịnh Luận
10.- Trần Na, sinh vào cuối thế kỷ thứ V, ở nước Dràvida, Nam Ấn, lúc đầu ngài học giáo lý Thượng Tọa Bộ, sau chuyển sang Ðại Chúng Bộ nên thông hiểu giáo nghĩa cả hai, ngài nhận thấy Nhân Minh học lúc ấy còn phức tạp, nên đã hoàn chỉnh thành hệ thống mới gọi là "Tân Nhân Minh", sáng tác của Ngài gồm có :
· Nhân Minh Chỉnh Lý Môn Luận Bản
· Quán Sở Duyên Duyên Luận
· Vô Tướng Tư Trần Luận
· Thủ Nhân Giả Thiết Luận
· Quán Tổng Tướng Luận Tụng
· Chưởng Trung Luận
11.- Thanh Biện, sanh khoảng tiền bán thế kỷ thứ VI, người Trung Ấn, lúc đầu theo học phái Số Luận, sau theo Phật giáo, chịu ảnh hưởng Long Thọ và Dề Bà, sáng tác của ngài có:
· Ðại Thừa Chưởng Trân Luận
· Bát Nhã Ðăng Luận Thích
12.- Hộ Pháp, sinh khoảng thế kỷ thứ VII, người nước Dràvida, ông mất lúc 32 tuổi, thầy của Giới Hiền, trước tác ngài gồm có :
· Thành Duy Thức Luận
· Thành Duy Thức Bảo Sinh Luận
· Quán Sở Duyên Duyên Luận Thích
· Ðại Thừa Quảng Bách Luận
Nói đến Kinh điển Nam Tông, người ta nghĩ ngay đến kinh điển Pali, chẳng những kinh điển Pali lưu truyền trong các nước Tích Lan, Miến Ðiện, Thái Lan, Campuchea mà đã lan truyền sang các nước Tây phương trên 100 năm qua, đó là nhờ có Hiệp Hội Thánh Ðiển Pali (Pàli Text Society) do Tiến sĩ T.W. Rhys Davids (1843-1922) người Anh đã khởi xướng thành lập Hiệp Hội nầy từ năm 1881, trụ sở đặt tại Luân Ðôn, đến nay Hiệp Hội vẫn còn hoạt động và đã dịch trên 100 quyển kinh điển Pali ra Anh ngữ.
Còn nói đến kinh điển Bắc Tông, các kinh điển Sanscrit đã được nhiều dịch giả như Cưu Ma La Thập, Huyền Trang... dịch sang Hán văn hầu hết các kinh điển nêu phần trên, từ trước đến nay đã có nhiều bộ sưu tập như sau :
I.- Bộ 1 (chép tay) sưu tập từ thời Lương Võ Ðế, các kinh điển dịch ra Hán văn có tại Trung quốc từ năm 67 đến năm 517.
II.- Bộ 2 (chép tay) sưu tập dưới thời vua Hiếu Võ nhà Nguyên Ngụy, gồm các kinh điển đến năm 533-534.
III.- Bộ 3 (chép tay) sưu tập tới năm 594, dưới thời Tùy Văn Ðế.
IV.- Bộ 4 (chép tay) sưu tập đến năm 602, dưới thời Tùy Văn Ðế, gồm 2109 bộ, thành 5058 quyển.
V.- Bộ 5 (chép tay) sưu tập đến năm 616 dưới thời Tùy Văn Ðế.
VI.- Năm 644, dưới thời nhà Ðường, lập xong thư tịch của 2847 bộ, thành 8476 quyển kinh đã phiên dịch xong, trong số có 650 bộ do Ngài Huyền Trang thĩnh từ Ấn Ðộ về.
VII.- Bộ 6 (chép tay) hoàn tất năm 695, dưới thời Võ Hậu gồm 3616 bộ, thành 8641 quyển.
VIII.- Bộ 7 (chép tay) hoàn tất năm 730, dưới thời Ðường Huyền Tôn.
IX.- Bộ 8 (in bằng gỗ) hoàn tất năm 972, dưới thời Tống Thái Tổ. Phải khắc 130 ngàn bản gỗ mới in xong bộ Tam Tạng nầy, năm 995, Phật giáo Trung Hoa có cho Cao Ly ( Ðại Hàn) thỉnh một bộ Tam Tạng của bản in nầy. Phật giáo Cao Ly khắc và in lại thành bộ Cao Ly bổn.
X.- Bộ 9 (in) năm 1285-1287 dưới thời Thế Tôn nhà Nguyên.
XI.- Năm 1306, hoàn tất thư tịch kinh điển (đã soạn từ đời Tống cho đến đời Nguyên mới xong).
XII.- Bộ 10 (in) năm 1368-1398, dưới thời Minh Thái Tổ, bộ Tam Tạng nầy được gọi là Ðại Minh Nam Kinh Ðại Tạng Kinh, vì đã được in tại Nam kinh (Nankin)
XIII.- Bộ 11 (in) năm 1403-1424, dưới thời Minh Thành Tổ. Bộ Tam Tạng nầy được gọi là Ðại Minh Bắc Kinh Ðại Tạng Kinh, vì được in tại Bắc kinh (Pékin).
XIV.- Ngài Pháp sư Mật Tạng hổn hợp hai bộ trên thành một và lập thư tịch.
XV.- Bộ 12 (in) năm 1735-1737 dưới thời vua Thế Tôn và Cao Tôn đời nhà Thanh.
XVI.- Bộ 13 (in) năm 1911, Tinh Xá Tần Già ở Thượng Hải in lại bộ Súc Loát Tạng Kinh của Nhật Bản gọi là Tần Già Bản.
XVII.- Bộ 14 (in) Thương vụ ấn quán in lại Tục Tạng Kinh của Nhật Bản.
XVIII.- Bộ 15 (in) khoảng từ năm 1931-1936, có in lại Tống bản Tích Sa tạng kinh và Kim bản Ðại Tạng Kinh, là những sự nghiệp vĩ đại của Phật giáo Trung Quốc, được mệnh danh là Tống Tạng Di Trân.
Về sau nầy, chắc chắn còn có lần in thêm Ðại Tạng Kinh, nhưng bài nầy chưa có đủ tài liệu để tham khảo.
Ngoài Hán Tạng ra, kinh điển Sanscrit được Tây Tạng dịch trực tiếp từ nguyên bản rất tinh tường và chính xác, gọi là Tây Tạng Phật điển, chia làm 2 phần, một phần gọi là Cam Thù (Kanjur) và một phần gọi là Ðan Thù (Tanjur), cả hai gồm đủ Kinh, Luật và Luận, phân chia như sau:
I. Cam Thù:
1. Luật Bộ
2. Bát Nhã Bộ
3. Hoa Nghiêm Bộ
4. Bảo Tích Bộ
5. Kinh Tập (hơn 200 bộ)
6. Ðại Niết Bàn
7. Bí Mật Bộ
II. Ðan Thù :
1. Tán Ca Tập (gồm 58 bộ)
2. Bí Mật Nghi Quỹ (hơn 2600 bộ)
3. Luận Thích Tập ( rất quan trọng vì có nhiều sớ thích kinh điển, các môn học khác như Nhân Minh, Văn pháp, Âm nhạc, Toán số ...
Ở Việt Nam, từ trước kinh điển dùng chữ Hán, vào những thập niên 30 trở đi mới phiên âm chữ Việt, từ thập niên 50 trở đi mới dịch kinh sang chữ Việt, những dịch giả tên tuổi như Ðoàn Trung Còn, Thích Thiện Hoa, Thích Trí Tịnh, Thích Thiện Siêu, Thích Minh Châu, Thích Thanh Từ ...
I. Luật :
1. Luật Sa Di và Sa Di Ni
2. Luật Sa Di Giải
II. Kinh :
· Trường A hàm (2 quyển)
· Trung A Hàm (4 quyển)
· Tạp A Hàm (4 quyển)
· Tăng Nhứt A Hàm (3 quyển)
· Trường Bộ Kinh (2 quyển)
· Trung Bộ Kinh (3 quyển)
· Tương Ưng Bộ Kinh (5 quyển)
· Tăng Chi Bộ Kinh (4 quyển)
· Ðại Bát Niết Bàn
· Hoa Nghiêm
· Pháp Hoa
· Thủ Lăng Nghiêm
· Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Kinh
· Bảo Tích
· Vị Tằng Hữu
· Giải Thâm Mật
· Kinh Hiền Ngu
· ...
III. Luận :
· Luận Nhiếp Ðại Thừa
· Luận Thành Duy Thức
· Luận Ðại Trí Ðộ
· Luận Ðại Thừa Khởi Tín
· Ðại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận
· Ðại trí Ðộ Luận
· Trung Quán Luận
· ...
Bảng kê trên đây còn thiếu sót nhiều, nhưng những kinh quan trọng đều đã được dịch, Tiểu Bộ gồm 15 quyển trong Ngũ Bộ Kinh cũng đã được dịch xong, cuối năm 1999 đã in các tập 1, 2, 3. Kết quả dịch kinh, cho thấy từ trước tuy chưa có tổ chức, nhưng công việc dịch kinh ra Việt Ngữ được chư Tăng, cư sĩ dịch khá nhiều, khá đầy đủ.
Theo trào lưu phát triển khoa học, Ðại Tạng Kinh Pali ở Tích Lan, Thái Lan đã đưa vào CD Rom, Hán Tạng cũng được một hãng điện tử Nhật tài trợ đưa vào CD Rom.
Theo ngài Phật Âm (hay Phật Minh), có 7 cách phân loại thánh điển :
1. Hương vị : Trong Tăng Nhứt Bộ Kinh, Trung A Hàm, Tăng Nhứt A Hàm đều có ghi chép lời Phật dạy sau đây: "Giống như nước biển chỉ có một vị mặn, giáo pháp và giới luật của Phật cũng chỉ có một hương vị duy nhất, đó là hương vị giải thoát."
2. Pháp và Luật: Những lời Phật dạy gồm có giáo lý gọi là Pháp, và những phép tắc hành trì mà người tu phải tuân thủ gọi là Luật.
3. Ba phần pháp âm : Những lời Phật dạy gồm có 3 phần : đầu giữa và cuối có ghi trong các kinh: Trường bộ, Trung bộ, Tương Ưng bộ, Tăng Nhứt bộ và trong tạng Luật như sau : "Pháp Phật giảng dạy thuần thiện cả phần mở đầu, phần giữa lẫn phần cuối. Pháp ấy tốt đẹp cả ý nghĩa lẫn lời văn. Toàn bộ pháp âm đều đồng nhất, viên mãn và trong suốt, thể hiện trọn vẹn phạm hạnh thanh tịnh."
4. Năm Bộ Kinh. Theo bi ký ở Sanci và Bharhut thì Năm Bộ Kinh là chỉ cho toàn bộ những lời Phật dạy, nhưng theo ngài Phật Âm, Năm Bộ Kinh là Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Tăng Nhứt Bộ và Tạp Bộ, trong Tạp Bộ gồm cả Tiểu Bộ, tạng Luật và A Tỳ Ðàm.
5. Chín Bộ Loại : Giáo điển Nam Phương chia thành chín bộ loại là :
· Khế kinh
· Ưng Tụng hay Trùng Tụng
· Cô Khởi
· Tự Thuyết
· Bản Sự
· Bản Sanh
· Vị Tằng Hữu
· Vệ Ðà La
· Vê Da
6. 84,000 Pháp Uẩn
Có nhiều vị cao tăng cho rằng phiền não của chúng sanh có đến 84 ngàn phương cách cho nên Phật dạy 84 ngàn pháp môn để đối trị. Ðây chỉ là ước lệ mà thôi, bởi vì Phật thuyết pháp trong 45 năm, vị chi có 16,436 ngày chẳng lẽ mỗi ngày Phật phải dạy trên 5 pháp môn để đối trị với phiền não ?
7. Tam Tạng, có nghĩa là 3 cái kho chứa, đó là Kinh, Luật và Luận, Phật chỉ thuyết Kinh và Luật còn Luận do các Thánh Tăng hệ thống hóa thành cơ sở triết lý và nó chỉ bắt đầu hình thành trong kỳ Kiết Tập lần thứ ba với tác phẩm “Thuyết Sự “ do ngài Ðế Tử Tu trước tác.
Theo ngài Trí Khải thuộc Thiên Thai Tông ở Trung Hoa, ngài chia Kinh điển Phật thuyết ra làm 5 thời :
Thời thứ nhất : Sau khi Phật đắc đạo ngồi lại dưới gốc cây Bồ Ðề giảng kinh Hoa Nghiêm cho chư thiên nghe.
Thời kỳ thứ hai: Thấy lời nói của mình không ai hiểu, Phật đến Vườn Nai, giảng Tứ Diệu Ðế và Thập Nhị Nhân Duyên cho nhóm ông Kiều Trần Như nghe, những lời Phật giảng trong thời gian nầy được ghi vào kinh A Hàm, nên gọi là thời A Hàm, kéo dài 12 năm.
Thời kỳ thứ ba : Giáo lý của Phật đã lan rộng trong dân gian, bị ngoại đạo và các phái triết học khác công kích, nên Phật giảng dạy cho đệ tử các giảng minh giải đáp được ghi trong kinh Duy Ma, Ðại Tập, thời kỳ nầy kéo dài trong 8 năm, gọi là thời Phương Ðẳng.
Thời thứ tư : Do các phái triết học và ngoại đạo công kích với những triết thuyết cao siêu, nên Phật phải giảng về những nguyên lý cùng tột của vũ trụ, đó là thời kỳ kinh Bát Nhã, kéo dài trong 22 năm.
Thời kỳ thứ năm : Phật giáo đã vượt lên các học thuyết đương thời, bấy giờ Phật đem lý tưởng Bồ Tát đạo và Nhất Thừa Phật Giáo giảng cho đệ tử, thời kỳ nầy là thời Pháp Hoa, kéo dài trong 8 năm và cuối cùng Phật thuyết về Niết Bàn trước khi tịch diệt.
Từ thế kỷ thứ VIII quân Hồi luôn xâm chiếm Ấn Ðộ, đốt phá chùa chiền, hảm hại Tăng, Ni, cho đến năm 1203, quân Hồi đem quân đánh chiếm Ấn Ðộ lần cuối cùng, hoàn tất cuộc xâm lăng đất Ấn, đạo Phật bị diệt vong ngay quê hương của Ðức Phật, do vậy mà không còn những Thánh Tăng sáng tác kinh, luận để truyền bá Phật Giáo, chẳng những thế mà Tam Tạng kinh điển ghi chép bằng Sanscrit hầu hết đều không còn.
Liệt kê những Kinh Sách nêu trên, để thấy Kinh điển nguyên thủy Nam Tông và Bắc Tông không sai khác nhiều, chỉ có những kinh điển do Thánh Tăng Ấn Ðộ sáng tác mang lại cho Phật Giáo Bắc Tông nhiều kinh điển hơn. chung quy vì lợi ích chúng sinh, đề cao lý tưởng Bồ Tát Ðạo và quy nguyên Nhất Thừa Phật Giáo.
Có một điều quan trọng, xin nhắc lại lời Phật dạy trong kinh Kim Cang : "Tu Bồ Ðề ! Ông đừng cho là Như Lai nghĩ như vầy: Ta Có Thuyết Pháp. Tại sao vậy ? Nếu người ta nói : Như Lai có thuyết pháp, tức là phỉ báng Phật, vì không thể hiểu nổi lời ta nói. Tu Bồ Ðề ! Thuyết pháp là không có pháp chi để thuyết. Tạm gọi là thuyết pháp."
Và trong Kinh Lăng Già Tâm Ấn Phật dạy : Thế nên nói rằng : "Ta từ đêm ấy được tối chánh giác, cho đến đêm ấy vào niết bàn, ở trong khoảng giữa không nói một chữ, cũng chẳng đã nói, sẽ nói".
Khởi thảo Feb. 20, 2000 - Sửa chữa Mar. 12, 2000
Sách tham khảo :
HT Thích Thanh Kiểm Lịch Sử Phật Giáo Ấn Ðộ ,Vạn Hạnh, Sàigòn, Việt Nam, 1963
HT Thích Thanh Từ Kinh Lăng Già Tâm Ấn, Tu Viện Chơn Không, Việt Nam, 1989
HT Thích Thiền Tâm Phật Học Tinh Yếu, Việt Nam, 1999
Nguyễn Duy Cần Phật Học Tinh Hoa, tái bản lần I, Hồng Ân, Việt Nam, 1996
Cao Hữu Ðính Văn Học Sử Phật Giáo, Tập 1, Hương Sen, Việt Nam, 1996
Nhiều tác giả Phật Học Cơ Bản Việt Nam, 1999
Kinh Nhật Tụng, Kinh Kim Cang, Việt Nam, 1992
HT Thích Thanh Từ Kinh Lăng Già Tâm Ấn, Tu Viện Chơn Không, Việt Nam, 1989
HT Thích Thiền Tâm Phật Học Tinh Yếu, Việt Nam, 1999
Nguyễn Duy Cần Phật Học Tinh Hoa, tái bản lần I, Hồng Ân, Việt Nam, 1996
Cao Hữu Ðính Văn Học Sử Phật Giáo, Tập 1, Hương Sen, Việt Nam, 1996
Nhiều tác giả Phật Học Cơ Bản Việt Nam, 1999
Kinh Nhật Tụng, Kinh Kim Cang, Việt Nam, 1992
Rồng Hiện
Huỳnh Ái Tông
"Học Tập Cải Tạo" nhắc lại đoạn đường đã qua, người trong cuộc không khỏi ngậm ngùi cho số kiếp "tù đày". Người Việt Nam ai cũng có cha mẹ, anh em, bạn bè hay họ hàng đã chịu kiếp tù đày này.
Kẻ bị giam hãm trong những khu vực đặc biệt, kẻ lên miền cao, phá rừng làm rẩy, cuốc đất đầy cỏ tranh làm nương khoai, trồng sắn, trồng bắp, trồng rau để độn vào những bữa cơm không đủ no. Họ chẳng những làm việc nặng nhọc mà còn ăn uống kham khổ, lại còn bị những "Quản giáo", tức là cai ngục nay rầy mai mắng. Những người học tập luôn luôn bị ám ảnh, bị những áp lực đè nặng lên cả thể xác lẫn tinh thần.
Người sống kiếp "tù đày" nghĩ đến cha mẹ, vợ con lấy đó làm mục đích sống và chờ đợi một ngày về gặp lại thân nhân, nhờ vậy mà họ mới có thể vượt qua mọi gian lao, khổ sở.
Trong trại không có báo chí, không có đài phát thanh vì vậy mà có nhiều "tin tức truyền đi bằng miệng", những tin ấy lan truyền nhanh chóng và nó cũng được người ta thêm bớt vài chi tiết, cho đến nỗi khi nó quay trở lại người đã truyền tin, nó đã trở thành một nguồn tin mới lạ, làm cho người ấy tưởng: đó là một nguồn tin khác trùng với tin cũ của mình, như vậy nó tạo cho người ta tin tưởng đó là sự thật, cho nên dù nó là "tin vịt", bị đồn đãi nhiều lần người ta cũng tin là thật, do đó họ sống với hy vọng ấp ủ, mà hy vọng bao giờ cũng tốt, cũng đẹp, nhờ hy vọng nên hàng trăm ngàn người đã trải qua cơn phong ba của Cộng Sản Việt Nam, đảng đã tạo ra một huyền thoại đáng sợ "Học Tập Cải Tạo".
Ngoài những tin nghe ngóng, người ta còn kể cho nhau nghe những chuyện trên trời, chuyện dưới đất, người kể là Bác sĩ, Kỹ sư, Nhà báo, Nhà Văn, Nhà Giáo ... Vào năm 1976, lúc còn ở Trãng lớn (Tây Ninh), tôi đã được anh Thịnh, một nhà giáo, quê ở Tây Ninh kể cho nghe chuyện "Rồng Hiện", thỉnh thoảng nhắc lại, tôi cảm thấy thấm thía về mặt nào đó của kiếp "tù đày" và chuyện Rồng Hiện đích thực là có giá trị cho mọi người trong đời sống hàng ngày, tôi muốn ghi chép lại đây để quí vị cùng thưởng thức.
Truyện kể như vầy : Có một chú tiểu kia chừng 11 hay 12 tuổi, chú được cha mẹ cho vào nương cửa Phật lúc còn nhỏ, đó là Giác Lâm một ngôi chùa cổ danh tiếng trong vùng. Nhà chú ở rất xa, đi bộ cũng mất một vài ngày đường mới đến chùa.
Chùa chú tiểu tu, có một cái ao ở phía trước khá rộng và sâu. Từ lúc tới chùa cho đến giờ chú chưa từng thấy người lớn hay trẻ em tắm ở ao đó. Chú còn nghe các bậc Sư huynh hay thiện tín đến viếng chùa, lễ Phật, họ nói với nhau là cái ao trước chùa rất linh thiêng, dưới đáy ao sâu kia chưa từng ai biết có gì.
Có người cho rằng có thể có một con Cá hóa long, một ngày nào đó nó hóa thành Rồng và sẽ từ đáy ao trồi lên mặt nước, để bay lên trời.
Một ngày nào đó, chú tiểu cắc cớ thực hiện sáng kiến táo bạo, chú lấy một cây sào, trên đầu sào, gắn một tấm bản gỗ mà chú lấy từ trong kho chứa những bản gỗ khắc Kinh, chú viết "ngày rằm tháng chạp, rồng sẽ hiện ở đây", viết xong chờ đêm khuya, chú lén cắm bản ấy ở bờ ao, vì sợ người ta trông thấy việc mình làm nên chú lựa chỗ vắng vẻ, u tịch mà cắm tấm bản vào một đêm mưa tháng Bảy.
Vì chú tiểu cắm tấm bản nơi vắng vẻ nên không ai phát hiện sớm, rồi chú cũng quên đi. Một hôm chừng hai tháng sau, có người phát hiện ra tấm bản ấy, tin tức được truyền rao đi nhanh chóng, mới đầu : "Có một tấm bản cắm ở ao thiêng trước chùa Giác Lâm, viết rằng vào ngày rằm tháng chạp sẽ có Rồng hiện", tin ấy lan truyền dần dần được thêm bớt trở thành "Có thần nhân báo tin rằng: Ở ao thiêng trước chùa Giác Lâm, vào ngày rằm tháng Chạp sẽ có Rồng hiện lên để bay về Trời".
Mới đầu người ta bàn tán tin ấy, chú tiểu chợt nhớ tới chuyện mình làm, chú thấy vui vui. Ngày nọ tháng kia, chú nghe hoài lại đâm ra ngờ rằng : có lẽ thần thánh mượn tay mình làm ra việc đó. Cho đến khoảng thượng tuần tháng Chạp, chú có một sự mừng vui quá đổi, vì bà mẹ già của chú từ ở làng xa, đã lâu rồi nay mới đến chùa thăm chú còn cho biết : bà đến đây thăm chú và chờ xem Rồng ở ao hiện lên để bay về Trời. Có ai trong đời được xem thấy Rồng, dù tuổi già, sức yếu bà cũng lặn lội đến đây xem một lần cho biết. Rồi lần lượt có nhiều khách thập phương đến chùa,xin Sư cụ trụ trì cho họ tá túc ở chùa vài hôm, để chờ xem Rồng hiện.
Chú tiểu nghĩ rằng có nhiều người tin Rồng sẽ hiện, cả bà mẹ già của mình cũng tin như vậy. Nhìn lại mẹ, răng rụng, má hóp, tóc bạc, bà đã tin rằng Rồng sẽ hiện, vậy thì chắc chắn sẽ có Rồng hiện lên vào ngày Rằm tháng Chạp. Chú bắt đầu tin và chờ trông.
Ðến ngày Rằm, vào buổi sáng tinh mơ đã có đông người kéo đến bờ ao, có người đốt nhang, có người bày quả phẩm nhang đèn cúng vái. Mặt ao vẫn phẳng lặng, mọi người đều sùng kính trang nghiêm, thời gian lặng lẽ trôi qua trong sự im lặng đợi chờ, đúng Ngọ cũng chẳng có gì, qua giờ Mùi, mây đen từ hướng Bắc kéo về báo hiệu một cơn mưa sắp đến, người ta nhìn mặt hồ để đợi Rồng hiện, nhìn lên mây để biết cơn mưa, rồi lúc nào đó, có người chỉ đám mây đen vần vũ kia và bảo :"Rồng đã hiện trên mây đó!", nhiều người khác nhìn lên mây, kẻ bảo phải, người bảo không.
Nhưng có nhiều người nhìn hình dạng đám mây đen kia, tin rằng Rồng đã hiện ở trên đó .
Louisville, Feb.11, 1994
Huỳnh Ái Tông
(Trích Bản Tin Liên Lạc số 1, Tháng 3 năm 1994)
Huỳnh Ái Tông
(Trích Bản Tin Liên Lạc số 1, Tháng 3 năm 1994)
Cô út đi tu
tâm không
Cô Út cất nhà lá một căn, ở giữa cánh đồng hiu quạnh để tu, người ta không hiểu do cô bị tình duyên trắc trở hay vì tình cảnh của một cô gái lở thời đêm đêm lạnh lùng với gối chăn, nên cô dùng bộ áo nâu sòng che thân, đem tâm nương tựa vào đức Phật Tổ, hoặc cô đã sớm giác ngộ.
Căn nhà của cô Út nền đất, cột gỗ, mái lợp và xung quanh che bằng lá dừa nước, phía trước nhà có một cái sân nhỏ, được quét dọn sạch sẽ, giữa sân có một bàn thông thiên, bàn thông thiên nầy cô dùng một khúc gòn, một đầu chôn xuống đất, phần còn lại ngang tầm với vai người trung bình, trên ấy đặt một miếng gạch tàu, trên mặt gạch tàu đặt một lư hương bằng sành tráng men trắng, có vẽ nguệch ngoạt hoa lá màu xanh dương, sản phẩm của các lò chén ở Lái thiêu, lư hương cắm những cọng chân nhang đã phai màu đỏ, bên trái lư hương là bình hoa bằng thuỷ tinh, cắm những hoa điệp màu vàng chanh, phía trước lư hương có cái đĩa nhỏ bằng sành, trên đĩa đựng bốn chén chung nước, khúc cây gòn ấy vẫn còn sống, nên đâm ra mấy nhánh bợ miếng gạch tàu rồi vươn lên với lá xanh, trông có vẻ u tịch.
Xung quanh bàn thông thiên, cô trồng một bụi điệp ta, một bụi bông trang màu vàng, kế đó là những bụi bạc hà tươi tốt, bên ngoài cùng là những bụi xả và hai cây xoài cát, cô dọn cỏ và luôn quét tước sạch sẻ, giữ được sự tôn nghiêm nơi thờ phượng.
Mặt trước căn nhà về phía tay trái, có một cánh cửa ra vào đan bằng tre, ở giữ căn nhà có tấm vách ván tạp ngăn phần trước làm nơi thờ cúng, phần sau là chỗ ngủ nghỉ, thông nhau bằng một lối đi ở phía tay phải.
Bàn thờ là một cái bàn bằng gỏ, có bốn chân cao chừng một thước rưỡi, treo trên vách ngay chính giữa bàn thờ là một khung kính ngang bốn tấc, cao sáu tất, lộng ảnh in màu đức Phật Tổ đang ngồi thiền định dước gốc cây Bồ Ðề, ở chính giữa phía trước bàn thờ, đặt một lư hương to bằng hai gang tay, phía bên tay phải, gần sát vách cô đặt một bình hoa bằng thuỷ tinh cao chừng một gang tay rưỡi, bằng thuỷ tinh màu đỏ có hoa lá nổi không màu, cô Út thích cắm hoa sen, cô hái từ cái đầm cách nhà không xa, bên tay trái đối diện có một dĩa đặt trên chân gỗ cho cao thêm, trong dĩa thường chưng chuối để từ lúc còn xanh cho tới khi chín rục, hoặc đu đủ mới chín tới mỏ vịt cho tới khi chín vàng ngoài vỏ. Một khúc ống tre gai dùng để đựng nhang đặt cạnh bình hoa dựng sát vách, hai góc ngoài của bàn, ngang hàng với lư hương là hai chân đèn bằng gỗ cẩm lai, lâu ngày lên nước nâu sậm và vàng, trên chân đèn có hai cây đèn cầy đỏ đã cháy dở, còn lại một khúc ngắn lâu ngày chẳng dùng tới, giữa chân đèn và lư hương phía bình hoa còn có một cây đèn chong, cháy ngọn thấp leo lét suốt ngày đêm.
Ở dưới đất, sát với chân bàn phía trước trải một chiếc chiếu nhỏ, trên đó để một cái bàn thấp lè tè và nhỏ, trên mặt bàn đặt một quyển kinh chữ quốc ngữ, giấy ngã vàng, chữ mờ vì đọc đã nhiều lần, trên quyển kinh có một xâu chuổi lên nước bóng láng với 108 hột bồ đề, bên phải đặt cái chuông miệng hai gang tay, bên trái đặt một cái mõ bằng gỗ bình linh lớn tương xứng với chuông, nơi đây cô Út thường tụng kinh, lần tràng chuổi hạt vào những thời công phu.
Sau bàn thờ, một chiếc tủ đứng nhỏ đặt sát vách ván , kề bên là chiếc giường gỗ kê dọc theo vách hông nhà. Giữa lối đi và chiếc giường nằm còn có chiếc võng đan bằng vỏ cây bố, muốn đến giường nằm phải bước qua chiếc võng. Phía vách sau lại có một cái chòi làm nơi bếp núc.
Ðất chung quanh nhà là một miếng đất giồng, mỗi cạnh ước chừng trên năm mươi thước. Trên miếng đất nầy theo mùa cô Út trồng bí đỏ, dưa leo, cà tím, đậu đủa, cải bẹ xanh, bắp, cô cũng có mấy giàn mướp, bầu và khổ qua. Xung quanh miếng đất cô Út cho đào mương, lấy đất đấp thành vồng, trên vồng cô trồng mãn cầu Xiêm, dừa Xiêm, chuối Sứ, ổi, đu đủ nhờ vậy cô có rau cải để ăn, trái cây để chưng cúng Phật.
Thời giờ của cô Út là những buổi công phu sớm, trưa, chiều, tối. Sáng sớm vào lúc nông phu dẫn trâu bò ra đồng làm ruộng, cô Út cũng dậy dâng hương cúng Phật, cô thỉnh sáu tiếng chuông, lạy ba lạy ở bàn Phật, xong cô ra bàn thông thiên dâng hương rồi lạy bốn phương, mỗi phương bốn lạy, xong cô lại trở vào chỗ bàn Phật, ngồi kiết già hai tay lần chuổi hạt, miệng niệm sáu chữ Di Ðà, cô niệm Phật cho đến hừng đông mới dứt thời công phu, cô lại quét dọn chung quanh nhà rồi vào ăn một chén cơm nguội trước khi bắt đầu làm rẩy, có khi cô tưới nước, có khi cô vô phân, có khi cô làm sạch cỏ dại, làm như vậy cho tới giữa buổi, cô trở vào nhà lo nấu cơm cúng Phật.
Khi cơm đã chín, cô xới ra ba thố cơm nhỏ rồi đem để lên bàn Phật, cô dâng hương và tụng một thời kinh Phổ môn, sau đó ăn cơm với những thứ rau cải cô trồng, những thứ nào dư cô bán để mua dầu ăn, nước tương, đường, muối. Những lúc đầu mùa, cuối mùa cô cũng phải ăn cơm với muối xả, mùa nước ăn cơm với rau muống luộc, bông súng, bông điên điển mọc hoang ngoài ruộng.
Cơm trưa xong cô nằm nghỉ một lát rồi đi làm rẩy, sau đó cô đi thay nước cúng, bỏ hoa cũ thay hoa mới ở bàn Phật và bàn thông thiên rồi tụng một thời kinh A Di Ðà trước khi trời nhá nhem tối, như vậy cô không phải tốn dầu đèn.
Sau thời kinh, cô ăn cơm rồi đi nằm nghỉ một lát, chừng canh hai cô lại dậy dâng hương rồi vào trong mùng, ngồi niệm Phật để tránh bị muỗi đốt khi ở ngoài, niệm Phật xong cô mới đi ngủ.
Nơi đó vốn vắng vẻ, chòm xóm chẳng có ai ngồi lê đôi mách với cô, thỉnh thoảng mới có bà con tới thăm hay anh chị ruột mang tới cho cô ít gạo hay bánh trái, việc tu hành của cô nhờ đó cũng được thuận lợi.
Có người hỏi sao không vô chùa tu, cô giải thích:
- Hòa Thượng Quang Minh dạy : Vì chùa chưa có nhiều người phái nữ đi tu, cho nên cô phải cất cái am nầy để tu, ngài đã đặt cho nó cái tên là Thanh Tịnh Am.
Cô cũng chẳng đi đâu trừ khi có giỗ quảy cúng ở ngôi từ đường, hoặc ngày Tết ngày Rằm hay lễ lớn của Phật Giáo, cô đi lễ Phật ở chùa Quang Minh, nơi cô đã quy y với Hòa Thượng trụ trì, thỉnh thoảng cô cũng đến đó, làm công quả đôi ba ngày khi mùa màng rảnh rỗi.
Ngày lại qua ngày, tháng nọ đến năm kia, cô Út tu như vậy được vài năm thì cô bị bệnh, cô ho có máu, anh chị của cô phải đưa cô đi bệnh viện để chữa trị, cô phải nằm lại bệnh viện hơn một tháng, Bác sĩ cho về nhà nhưng cấm không cho cô ăn chay nữa, Bác Sĩ nói rằng ăn chay thiếu thịt, cá, thiếu chất bổ mới sanh bệnh, anh của cô rước về rồi giữ tại nhà mình, tiếp tục săn sóc thuốc men, cho ăn uống bổ dưỡng theo lời dạy của Bác sĩ. Cái am của cô thì mượn một người ở giữ dùm.
Bác sĩ nói ăn chay nên bệnh, cô không dám cải lại, nhưng cô hiểu người ăn chay kham khổ như cô mới bệnh, chớ ăn chay mà ăn uống đầy đủ sẽ khoẻ mạnh, nhiều vị Tăng ăn chay trường từ nhỏ về già vẫn mập mạp, người ăn mặn mà kham khổ thì cũng bệnh như cô mà thôi.
Người giữ cái am dùm cho cô Út là một người đàn ông, không rõ gốc gác, tên họ là chi, người ta chỉ gọi ông bằng biệt danh là Sáu Ong. Biệt danh ấy bởi ông là người ở miệt dưới, làm bạn cho một chiếc ghe thương hồ lên miệt trên buôn bán. Thuở đó, trên sông Tiền Giang, Hậu Giang hay các sông miệt dưới, nhiều chiếc ghe cột nối nhau làm thành cái đuôi dài thườn thượt, ở trước có một chiếc tàu kéo đoàn ghe, người trên ghe vẫn phải điều khiển bánh lái khi chạy qua những khúc sông quanh co, hôm đó ngồi trên mui ghe để bẻ lái, không rõ ông ta ngủ gục hay tay lái chưa kinh nghiệm, chiếc ghe bị tấp vào một cây Cà na có nhánh de ra sông, nhánh cây ấy lại có một ổ ong Vò vẻ, ghe chạm vào nó, bầy ong bị vỡ ổ, thế là chúng tủa ra tìm người mà chích, ông ta bị nhiều con ong bu lại tấn công, đau nhức quá ông ta phải nhảy xuống sông, lặn dưới nước mà trốn. Trong khi đó, chiếc tàu vẫn kéo ghe chạy, vô tình bỏ ông lại, khắp người bị đau nhức ông phải ráng lội vào bờ, người ta lo cứu chữa ông, đếm khắp thân thể có sáu vết ong chích, ông ta bị hành nóng lạnh, mình mẩy sưng lên khắp nơi, nhứt là cái mặt của ông, sưng to như mặt nạ của ông Ðịa, ông ta nằm rên hì hì, không ăn uống, ai hỏi chi cũng không trả lời được, người ta không biết ông ta tên chi, có người nhớ tới sáu vít ong chích, nên đặt cho biệt danh Sáu Ong từ đó. Có người nói :
- May quá ! Thằng cha nầy bị sáu vít, chớ bị thêm một vít nữa thành ”nam thất, nữ cữu” thì ngũm cù đèo rồi !
Lại có người khác phụ họa :
- Ong Vò vẻ làm ổ ở dưới hang, gọi là ông lỗ, trâu bò đi ăn vô tình bị nó chích cũng chết chớ đừng nói là người.
Sáu Ong từ ngày ở am của cô Út, không ai nghe ông nhắc tới cha mẹ còn mất, anh em làm gì, mà cũng chẳng nghe ông buồn nhắc tới chuyện trở về, hình như ông ta không có quê hương, không cần nhớ tới dĩ vãng, mà cũng chẳng biết đến tương lai. Ông ta cũng chẳng biết tu hành gì hết, mỗi ngày vào buổi chiều ông ta thay nước, thay hoa đốt và cắm lên lư hương mỗi nơi một cây nhang, ông ta làm theo lời dặn của anh cô Út, nhưng chẳng xá chẳng quỳ, chắc ông ta cũng chẳng có lòng tin nơi tôn giáo.
Ban đầu anh cô Út cung cấp gạo, muối, nước mắm cho Sáu Ong, lần lần ông ta đi làm thuê, làm mướn để mua gạo, mua thức ăn, ai gọi ông ta giã gạo, xay lúa, chèo ghe, đào đất, đốn cây việc nào ông ta cũng làm, họ trả công cho ông bằng gạo hay bằng tiền cũng được, nhờ đó ông ta sống qua ngày.
Nhà ai có đám cưới, đám hỏi, ma chay hay đám giổ, Sáu Ong đều đến giúp những công việc nặng nhọc như gánh nước, bửa củi, giã gạo, che rạp, dọn bàn, khiêng ghế việc nào ông cũng làm, ai cũng mến thương ông điểm nầy, đôi khi người ta bình phẩm lúc trà dư tửu hậu :
- Sáu Ong như thế mà cũng được, hắn vui vẻ giúp đỡ mọi người, tánh tình hiền từ như cục đất !
Một người khác cải lý :
- Coi vậy chớ cục đất ác lắm nghe, có khi đi vấp phải bị sứt móng chân chảy máu, có khi bị té lăn cù.
Lại có ý kiến của người khác :
- Người ta bảo tu hiền ! Mà hiền như Sáu Ong thì còn cần gì phải tu ?
Một người sành sỏi giải thích :
- Tu hiền đâu phải vậy nè ! Người ta muốn nói người tu phải ăn ở hiền lành, và tu tâm sữa tánh để thành Phật, chớ hiền như Sáu Ong mà không tu, thì chỉ thành cục đất ở ngoài nghĩa địa mà thôi.
Người ưa cải lý tiếp lời :
- Vậy để tôi làm cục đất cho mấy cha coi, sướng thấy mồ !
Người kia hỏi lại :
- Sướng cái nỗi gì ?
Anh ta trả lời :
- Cục đất có khi người ta nắn thành cái chưng nhang, cắm cây nhang lên đó, mình lạy sói trán chớ phải chơi đâu !
Mọi người cười xòa.
Thật ra Sáu Ong là người không biết chữ nhứt một , ông ta chẳng thông minh mà cũng chẳng ra người đần độn, tuổi tuy ngoài bốn mươi nhưng chẳng thấy ông chọc ghẹo đàn bà con gái, tánh khí ông hay nóng nảy cọc cằn đối với trẻ nhỏ chăn trâu, chăn bò ngoài đồng; cho nên chúng thường khuấy phá, chọc ghẹo, có khi chúng biết ông đang ngủ trưa bèn lấy đất ném vào nhà, gây thành tiếng động làm cho ông ta không ngủ được, có khi chúng thấy ông đi vắng, vào trong am lấy cơm, thức ăn ra, chúng ăn hết lại đem nồi niêu bỏ trên giường nằm của ông ta.
Bị phá giấc ngũ, Sáu Ong thường rượt bọn trẻ con, vừa rượt vừa nguyền rủa : “ -Bớ ông Tà ! Hãy bẻ tay, bẻ chân mấy thằng ôn dịch vật nầy dùm tôi cái ông tà!”
Bị bọn trẻ ăn hết cơm, trái cây hay phá phách đồ đạc lung tung trong nhà, ông thường nói: “ - Vái Bà Chúa Xứ ! Bà có linh thiêng xin bà hãy vặn họng, bẻ cổ mấy thằng phá phách nầy, Bà cho tôi bắt được chúng tôi cúng bà con gà”, vái van và chửi rủa như vậy nhưng ông ta chưa hề bắt được đứa nào, còn bọn chúng là mục đồng nào có biết sợ ông Tà. Với chúng, ông Tà chỉ là cục đá có quấn miếng vải đỏ, đặt trong cái miễu nhỏ lợp lá có lọ chao hay vỏ hộp lon, đựng đất để cắm nhang, thỉnh thoảng có người đốt nhang, cúng nãi chuối hay cái bánh, người cúng vừa đi khỏi là bọn chúng lấy chia nhau ăn hết.
Am của cô Út là nơi để tu, Sáu Ong ở đó chẳng biết tu hành, người ta thường nói : “ Phật tức tâm” hay “Phật tại tâm” . Sáu Ông chẳng phải là kẻ hung ác, ông ta chẳng đâm heo thuốc chó, nhưng con nít chọc ghẹo thì ông ta nổi tam bành lục tặc lên rồi nguyền rủa, lời lẻ độc địa, cho nên tâm ông ta đâu có Phật, tượng Phật mà cô Út thờ chỉ là tờ giấy có hình, cái am của cô Út chỉ là cái nhà bình thường để ông ta ở, có khi nó lại là địa ngục mỗi lần ông ta nổi khí xung thiên.
Theo cô Út, Sáu Ong đã làm biến chất cái am của cô, ngày còn ở đó, cô đã cho bọn trẻ khi trái chuối, lúc miếng đu đủ chín xẻ ba, xẻ tư, cho nên chúng nó mến cô. Những lúc rảnh rổi chúng còn theo cô xách nước tưới rau, cuốc đất lên vồng, tỉa bắp, tỉa đậu, đào lổ trồng cây, cô thương chúng như con cháu trong nhà, trái lại Sáu Ong xem bọn chúng như kẻ thù.
Cho nên mấy tháng sau khi lành bệnh, cô Út không trở lại am tranh của mình nữa. Người ta nghĩ, có lẽ cô lên vùng Thất sơn, vào một ngôi chùa nào đó để tu. Nhưng vài năm sau, có người đi Hà Tiên về cho biết, đã gặp cô xuống tóc làm cô Vãi, theo tu với một Ni sư và vài cô Vãi khác trong một ngôi chùa ngoài đó.
Mấy năm sau, không rõ ai cho cô biết, cô trở về để chịu tang khi Hòa Thượng Minh Quang viên tịch, người ta thấy cô mặc áo nhật bình màu lam, đầu đội khăn lam, cô có da có thịt hơn xưa, bên má phải lại có cả một vết thẹo to, tuy nó không làm cho gương mặt cô khó coi, nhưng nó cũng làm biến đổi đôi chút.
Ðến đêm cô Út về nhà người anh nghỉ, chị dâu cô mới hỏi :
- Cô Út à ! Cô đi tu ở chùa, vậy mà có gì khó lắm không ?
Cô Út có vẻ suy nghĩ một chút mới trả lời :
- Chị Ba à ! Tu thì không khó, nhưng có những cái nghiệp, những thử thách mới là khó.
- Khó như thế nào ? Cô Út nói thử cho chị nghe coi.
- Chẳng hạn đi tu thì ăn chay, em ăn chay đã bốn năm, cuộc chay lạt vẫn bình thường. Lần đó Ni sư có việc đi vắng, giao chùa cho em trông nom, bỗng nhiên em thèm ăn giò heo hầm măng, thèm đến nổi đêm còn nằm chiêm bao, thấy có người bưng cho một tô canh giò heo, sáng ra đang ngồi sàng gạo ở ngạch cửa. thấy một con heo hàng xóm đi ngang, thấy cái giò sau con heo ấy nõn nà lại thèm hơn, thèm thiếu đều muốn nhảy ra chụp lấy nó, cắn cái đùi ăn liền.
Người chị dâu bị kích thích vì điều bí mật bất ngờ nầy, nên chận lời cô Út, hỏi ngay :
- Rồi cô Út giải quyết làm sao ?
- Em chưa được ăn nên em càng thèm quá, em cũng chưa biết giải quyết ra sao hết, Ni sư lại lại đi vắng. Bỗng nhiên may quá ! Trưa hôm đó có một đoàn Sư khất thực đi ngang qua, em thỉnh vào chùa trình bày tự sự. Vị sư trưởng bảo đó là cái nghiệp của em, sư nhận ở lại tụng kinh giải nghiệp cho em ba đêm, từ đó em không còn thèm giò heo hay thịt cá gì nữa.
Chị dâu của cô Út muốn biết thêm nên hỏi :
- Khi Ni sư về, cô có trình lại cho Ni sư biết để dạy chi không ?
- Có chớ chị ! Ni sư nói với em rằng : Hồi đó Ni sư khoảng ba mươi tuổi, đi tu đã được mười năm, đã làm trụ trì ngôi chùa hiện nay. Một hôm Ni sư bỗng thèm ăn canh chua cá bông lau, thèm đến chảy nước miếng, thèm không thể chịu đựng được, Ni sư bèn đi sang nhà thím Tư bên cạnh chùa, Ni sư thú thật và nhờ thím ấy ra chợ mua một con cá bông lau chừng một ký, mua bạc hà, rau thơm, cần nhứt là lựa ớt nào thật cay mua cho Ni sư chừng một chén, nhưng dặn giữ kín đừng cho ai biết.
Thím Tư cũng sốt sắng đi chợ và về sớm, Ni sư nhờ thím Tư ở lại nấu với Ni sư, trong khi thím Tư nấu canh chua, Ni sư xắt hết ớt, lúc thím Tư múc tô canh chua bốc khói, đặt lên mâm cơm bưng để lên bàn trước mặt Ni sư, Ni sư nghe mùi ngon vô cùng, rồi Ni sư lẹ làng hốt hết ớt bỏ vào tô canh chua, lấy đủa quậy cho đều, rồi lấy muỗng múc canh chua đưa lên miệng để húp. Ni sư rán húp lẹ làng, liên tục hai ba muỗng, nước canh đang nóng lại thêm ớt cay, thiếu điều nổ con mắt, Ni sư nói thôi thì nước mồm, nước mũi, nước mắt chảy choàm ngoàm, thím Tư kinh hải, thương hại cho Ni sư, thím chạy đi lấy nước, lấy đường cho Ni sư uống, lấy khăn lau nước mắt lau mặt cho Ni sư, từ đó cái miệng của Ni sư không còn dám thèm thịt cá nữa.
Người chị dâu ngập ngừng lại hỏi thêm :
- Còn cái thẹo trên mặt của cô ?
- Cái thẹo nầy em xứt nghệ nên mới được như vậy, chị biết không, người ta lấy nguyên một bó nhang dụi vào mặt em, cũng may mà nó chỉ ở nơi gò má.
- Tại sao chuyện xãy ra dữ vậy cô Út ?
- Nghiệp chướng mà chị Ba, người ta chọc ghẹo em, còn em quyết chí tu hành mà, đêm đó vào lúc đầu hôm, em cầm nguyên bó nhang đã đốt cháy, đem ra ngoài sân chùa cúng, có người rình sẳn, từ trong bụi kiểng nhảy ra ôm em, em la lên, người đó lấy một tay chụp tay em đang cầm bó nhang dụi vào mặt em, em né sang nên trúng vào má, rồi người đó buông em ra mà chạy thoát thân. Người trong chùa, người hàng xóm nghe tiếng em la, họ chạy tới tiếp cứu em, nhưng không bắt được tên kia.
Người ta bàn với Ni sư và dạy em nên đi thưa với làng xã để lùng bắt tên bất nhân ấy. Khi mọi người ra về hết, Ni sư mới dạy em: “Ðã đi tu phải hiểu mọi chuyện đều có nguyên nhân, quả báo của nó. Có thưa đến cửa quan, bắt được kẻ kia làm tù tội hắn, thì oán càng chồng chất, bao giờ mới giải được mối oan khiên, rủi bắt lầm một kẻ khác, làm cho họ bị tù tội, tự mình gieo nghiệp ác, phải trả quả mai sau. Cho nên đi tu rồi, biết đâu là thiện, đâu là ác, thiện nghiệp bực Bồ Tát còn chẳng làm, huống chi là ác nghiệp. Ni sư khuyên thêm : Vậy thì con nghĩ cho kỷ đi, muốn đi thưa hay không tuỳ ở nơi con!” Ðêm đó em suy nghĩ, em quyết định làm theo lời dạy của Ni sư, em không thưa kiện mà cũng không oán hận gì hết.
- Tội nghiệp cô quá !
- Có chi mà tội nghiệp chị Ba ! Em coi đó là nghiệp, tu để giải nghiệp, nên vui lòng được trả quả mà.
Lời cô Út như kết luận câu chuyện, hai người im lặng, phía cây cột cái ở vách hướng đông, nổi lên mấy tiếng con thằng lằng chắt lưỡi, rồi bốn bề yên lặng, đêm thật là yên tĩnh, cô Út như nghe rõ được chiếc lá rụng vừa chạm mặt đất bên ngoài, cô muốn được hưởng cái yên tĩnh đó dài lâu.
Oct. 6th,1997
Danh Mục Các Bài Viết
Phúc Trung: 112( * ) Lược sử đức Phật Phúc Trung
( * ) Sự truyền bá đạo Phật Phúc Trung
( * ) Phật giáo Trung Hoa Phúc Trung
( * ) Phật giáo Việt Nam Phúc Trung
( * ) Các tông phái Phật giáo tại Việt Nam Phúc Trung
( * ) Bốn đế Phúc Trung
( * ) Sáu độ Phúc Trung
( * ) Tám đường chánh Phúc Trung
( * ) Người Phật Tử Chân Chánh Phúc Trung
( * ) Bát quan trai Phúc Trung
( * ) Ăn chay Phúc Trung
( * ) Cúng dường Tam bảo Phúc Trung
( * ) Bố thí Phúc Trung
( * ) Phương pháp tu học hàng ngày Phúc Trung
( * ) Lý Luân Hồi Phúc Trung
( * ) Lý Nhân Duyên Phúc Trung
( * ) Lý Nhân Quả Phúc Trung
( * ) Thiện ác nghiệp báo Phúc Trung
( * ) Mười hai nhân duyên Phúc Trung
( * ) Năm giới Phúc Trung
( * ) Niệm Phật Phúc Trung
( * ) Nhập thất Phúc Trung
( * ) Thiền Phúc Trung
( * ) Thiền con đường chuyển hóa Phúc Trung
( * ) Cách thức trang thiết bàn Phật Phúc Trung
( * ) Nghi thức Chuông Mõ Phúc Trung
( * ) Tụng kinh chủ lễ Phúc Trung
( * ) Ý Nghĩa kinh nhật tụng Phúc Trung
( * ) Tu học Phúc Trung
( * ) Phương pháp tu học Phúc Trung
( * ) Sống Chết Và Tu Học Phúc Trung
( * ) Tìm Hiểu Do Đâu Chú Đại Bi Bị In Thiếu Âm Phúc Trung
( * ) Huệ Năng Lục Tổ Phúc Trung
( * ) Đức Phật Thầy Tây An Phúc Trung
( * ) Ðoàn Trung Còn nhà học Phật miền Nam Phúc Trung
( * ) Tìm hiểu Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh Phúc Trung
Vũ trụ và Con người dưới cái nhìn của Triết học, Khoa học và Tôn giáo Phúc Trung
( * ) Tín ngưỡng
( * ) Triết học
( * ) Khoa học
( * ) Khổng giáo
( * ) Lão giáo
( * ) Do Thái giáo
( * ) Thiên chúa giáo
( * ) Hồi giáo
( * ) Ấn giáo ( Bà La Môn)
( * ) Phật giáo
Lý Duyên Khởi Phúc Trung
( * ) Duyên khởi và vô minh duyên khởi.
( * ) Lục đại duyên khởi.
( * ) Nghiệp cảm duyên khởi
( * ) A Lại Da duyên khởi
( * ) Như Lai tạng duyên khởi
( * ) Pháp giới duyên khởi
( * ) Tổng kết về Duyên Khởi
( * ) Ý Nghĩa cờ Phật Giáo Thế Giới Minh Ðức & Phúc Trung
( * ) Võ Tắc Thiên và Phật Giáo Ðời Ðường Minh Ðức & Phúc Trung
( * ) Một người đã qua Phúc Trung
( * ) Người mới ra đi Phúc Trung
( * ) Ðà lạt mù sương Phúc Trung
( * ) Cây Bồ đề trên tu viện Kim Sơn Phúc Trung
( * ) Cửa Không hé mở Phúc Trung
( * ) Kỷ niệm còn đó Phúc Trung
( * ) Một chuyến rong chơi Phúc Trung
( * ) Một thoáng hương xưa Phúc Trung
( * ) Sàigòn tôi lại trở về Phúc Trung
( * ) Trở lại Cali Phúc Trung
( * ) Tưởng nhớ Chị Nhất Chi Mai Phúc Trung
( * ) Việt nam một chuyến về thăm Phúc Trung
( * ) Chim hót trên cành Phúc Trung
( * ) Trở về Việt Nam Phúc Trung
( * ) Về mái chùa xưa Phúc Trung
( * ) Trở lại Việt Nam Phúc Trung
( * ) Một lần họp mặt Phúc Trung
( * ) Hội Ngộ lần đầu Phúc Trung
( * ) Việt Nam ngày trở về Phúc Trung
( * ) Nhìn lại bước đầu về Bản Tin Ái Hữu GÐPT Vĩnh Nghiêm Phúc Trung
( * ) Đến Cali Phúc Trung
( * ) Bụi Đường Phúc Trung
( * ) Ghi nhanh Nam Cali Phúc Trung
( * ) Ghi nhanh Bắc Cali Phúc Trung
( * ) - Chùa Phật Nằm Wat Pro tại Bangkok, Thái Lan Phúc Trung
( * ) - Chùa Phật Ngọc Bangkok, Thái Lan Phúc Trung
( * ) - Chùa Phật Vàng Traimit Bangkok Thái Lan Phúc Trung
( * ) - Chùa Vàng Shwedagon Miến Điện Phúc Trung
( * ) - Chùa Vàng Chùa Bạc ở Phnom Penh Phúc Trung
( * ) - Ngân Các Tự ở Tokyo Nhật Bản Phúc Trung
( * ) - Kim Các Tự ở Kyoto Nhật Bản Phúc Trung
( * ) - Các vì vua Cambodia cận kim Phúc Trung
( * ) - Ăn để mà chết Phúc Trung
( * ) - Ăn Gạo Lứt Muối Mè Phúc Trung
( * ) - Trà Phúc Trung
( * ) - Chuyện của một Thiền sư Phúc Trung
( * ) - Đại Hồng Chung Phúc Trung
( * ) - Công Đức Sanh Thành Phúc Trung
( * ) - Anh Đoàn trưởng Phan Cảnh Tuân của tôi Phúc Trung
( * ) - Bác Hiền Của Tôi Phúc Trung
( * ) - Tưởng nhớ Trưởng Ngô Mạnh Thu Phúc Trung
( * ) - Tính sổ cuối năm Phúc Trung
( * ) - Về anh Tâm Lạc Nguyễn Văn Thục Phúc Trung
( * ) - Thương Nhớ Vũ Ngọc Khuê Phúc Trung
( * ) - Tưởng niệm Trưởng Tâm Huệ Cao Chánh Hựu Phúc Trung
( * ) - Viết vì người nằm xuống Phúc Trung
( * ) - Kể chuyện Lòng Vòng Phúc Trung
( * ) - Nguồn gốc Gia Ðình Phật Tử Phúc Trung
( * ) - Lược sử Gia Ðình Phật Tử Việt Nam Phúc Trung
( * ) - Sự hình thành GÐPT Vĩnh Nghiêm Ngô Mạnh Thu, Tuệ Linh, Thiện Thanh, PT
( * ) - Ái Hữu GÐPT Vĩnh Nghiêm Hải Ngoại Phúc Trung
( * ) - Thống Nhất Gia Ðình Phật Tử Phúc Trung
( * ) - Tưởng nhớ Anh Phúc Trung
( * ) - Nhắc Chuyện Cũ Phúc Trung
( * ) - Đường Về Hội Ngộ 2008 Phúc Trung
( * ) - Trở Lại Cali Phúc Trung
( * ) - Đến San José năm 2009 Phúc Trung
( * ) - Tiểu sử Trưởng Huynh Chinh Tiến Nguyễn Đức Long Thiện Thanh & Phúc Trung ghi
( * ) - Hướng về Phật Ngọc tại Tu viện Quán Âm, Memphis, Tennessee Phúc Trung
( * ) - Những Bước Đi Phúc Trung
Chánh Hạnh: 18
( * ) Ấn Ðộ đến thời đức Phật Chánh Hạnh
( * ) Kiết tập kinh điển Chánh Hạnh
( * ) Trào lưu tư tưởng Phật giáo Ấn độ Chánh Hạnh
( * ) Các bộ phái Phật giáo Ấn độ Chánh Hạnh
( * ) Kinh điển Phật giáo Chánh Hạnh
( * ) Niệm Phật Pháp môn thù thắng Chánh Hạnh
( * ) Ý nghĩa lễ Vu Lan Chánh Hạnh
( * ) Ðại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát Chánh Hạnh
( * ) Quán Thế Âm Bồ Tát Chánh Hạnh
( * ) Ðại Thế Chí Bồ Tát Chánh Hạnh
( * ) Ðại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Chánh Hạnh
( * ) Tam giới duy Tâm, vạn pháp duy Thức Chánh Hạnh
( * ) Tôi học Duy Thức Chánh Hạnh
( * ) Lương Võ Ðế Phật Tâm Thiên Tử Chánh Hạnh
( * ) Chuông Trống Mõ và Chuông Trống Bát Nhã Chánh Hạnh
( * ) Ăn Chay Và Sức Khỏe Chánh Hạnh
( * ) Về một quyển sách Chánh Hạnh
( * ) - Vành Khăn Tang Cho Thầy Chánh Hạnh
Huỳnh Ái Tông: 70
( * ) Rồng hiện Huỳnh Ái Tông( * ) Truyện ngắn Tô Canh chua Huỳnh Ái Tông
( * ) Nhà Ga Mới Huỳnh Ái Tông
( * ) Những Ngày Nằm Viện Huỳnh Ái Tông
( * ) Đà Lạt Khó Quên Huỳnh Ái Tông
( * ) Vĩnh Biệt Nhà Văn Sơn Nam Huỳnh Ái Tông
( * ) Lục Tìm Dĩ Vãng Huỳnh Ái Tông
( * ) Tình Lam khó phai Huỳnh Ái Tông
( * ) Thế sự Huỳnh Ái Tông
( * ) Vài Câu Ca Dao Về An Giang Huỳnh Ái Tông
( * ) Thăm Lại Lăng Thoại Ngọc Hầu ở Núi Sam Huỳnh Ái Tông
( * ) Trường Tôi ( 1 ) Tuổi Học Trò: Trường Tiểu Học, THKT Cao Thắng Huỳnh Ái Tông
( * ) Trường Tôi ( 2 ) Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Huỳnh Ái Tông
( * ) Trường Tôi ( 3 ) Đại Học Vạn Hạnh Huỳnh Ái Tông
( * ) Trường Tôi ( 4 ) Ngôi Trường Đầu Tiên Tôi Dạy Trường Y Út Huỳnh Ái Tông
( * ) Trường Tôi ( 4 ) Biệt Phái Dạy Lại Trường Y Út Huỳnh Ái Tông
( * ) Trường Tôi ( 5 ) Tản Mạn Về Ngôi Trường Cũ Nguyễn Trường Tộ Huỳnh Ái Tông
( * ) Trường Tôi ( 6 ) Trở Lại Trường Cũ Trường Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Huỳnh Ái Tông
( * ) Những ngày đầu của Tổng Hội Sinh Viên Vạn Hạnh Huỳnh Ái Tông
( * ) Làng tôi Huỳnh Ái Tông
( * ) Châu Đốc Trong Trái Tim Tôi Huỳnh Ái Tông
( * ) Tới thăm vườn cò trong Đồng Tháp Mười Huỳnh Ái Tông
( * ) Một chuyến về Việt Nam Huỳnh Ái Tông
( * ) Một ngày 24 tháng 12 Huỳnh Ái Tông
( * ) Đi thăm Bác Tôn Thất Liệu Huỳnh Ái Tông
( * ) Một Ngày Tôi Đã Về Hưu Huỳnh Ái Tông
( * ) - Tạp ghi 1 Huỳnh Ái Tông
( * ) - Tôi ăn tương Huỳnh Ái Tông
( * ) - Bảy mươi năm nhìn lại cuộc đời Huỳnh Ái Tông
( * ) Văn Học Miền Nam Huỳnh Ái Tông
( * ) - Định Mệnh Kim Ny - Huỳnh Ái Tông
( * ) - Thằng Ăn Cắp Huỳnh Ái Tông
( * ) - Anh Ba Đức Huỳnh Ái Tông
( * ) - Đám Cưới chị tôi Huỳnh Ái Tông
( * ) - Đám Hỏi chị tôi Huỳnh Ái Tông
( * ) - Gia Phả của tôi Huỳnh Ái Tông
( * ) - Đặt tên cho con Huỳnh Ái Tông
( * ) - Bác Tư Chăm HAT
( * ) - Cha tôi Huỳnh Ái Tông
( * ) - Con sáo tôi nuôi Huỳnh Ái Tông
( * ) - Đám Cưới ở quê Huỳnh Ái Tông
( * ) - Hương Cả Cuối Cùng Làng Tôi Huỳnh Ái Tông
( * ) - Oan ơi ông Địa Huỳnh Ái Tông
( * ) - Tiếng Gợi Nhớ Đến Quê Hương Huỳnh Ái Tông
( * ) - Một chuyến nghỉ Hè 2010 Huỳnh Ái Tông
( * ) - Trở lại Virginia Huỳnh Ái Tông
( * ) - Cầu, Phà gợi nhớ năm xưa đi Sàigòn Huỳnh Ái Tông
( * ) - Tứ Công Tử thời Chiến Quốc Huỳnh Ái Tông
( * ) - Kẻ biện sĩ thời Chiến Quốc Huỳnh Ái Tông
( * ) - Đại Cương Internet Huỳnh Ái Tông
( * ) - Hoa Hậu An Giang Huỳnh Ái Tông
( * ) - Thôi Nôi cháu ngoại Huỳnh Ái Tông
( * ) - Định Mệnh Kim Ny - Huỳnh Ái Tông
- Thử tìm hiểu Lễ phục và Quốc phục của ta Huỳnh Ái Tông
- Phong tục ngày Tết cổ truyền Việt Nam Huỳnh Ái Tông
- Đức Tin Huỳnh Ái Tông
- Khúc Cuối Đường Huỳnh Ái Tông
- Đọc sách cũ Huỳnh Ái Tông
- Gói bánh ăn Tết Huỳnh Ái Tông
- Gặp lại đồng hương Huỳnh Ái Tông
- Duyên Phận Huỳnh Ái Tông
- Đi bộ - Thể dục dưỡng sinh Huỳnh Ái Tông
- Bồ Đề Đạo Tràng Châu Đốc Huỳnh Ái Tông
- Tỉnh Mộng Huỳnh Ái Tông
- Truyện ngắn Bi Lãng Quên Huỳnh Ái Tông
- Truyện ngắn Huỳnh Ái Tông
- Cù Lao Năng Gù Huỳnh Ái Tông
- Người phát thư làng tôi Huỳnh Ái Tông
- Anh Tư Chiêm Huỳnh Ái Tông
- Ngôi Mộ Của Ông Tiền Hiền Huỳnh Ái Tông
- Vài Chuyện trong làng Huỳnh Ái Tông
Tâm Không: 11
( * ) Một bước sa chân Tâm Không
( * ) Một kẻ có lòng Tâm Không
( * ) Một câu chuyển ngữ Tâm Không
( * ) Một chuyến xuôi nam Tâm Không
( * ) Một chuyến thi Phật Tâm Không
( * ) Một nhà ngộ đạo Tâm Không
( * ) Một ngón tay thiền Tâm Không
( * ) Ông Phật cô đơn Tâm Không
( * ) Vô môn quan Tâm Không
( * ) Cửa không dậy sóng Tâm Không
( * ) Cô Út đi tu Tâm Không
( * ) Một kẻ có lòng Tâm Không
( * ) Một câu chuyển ngữ Tâm Không
( * ) Một chuyến xuôi nam Tâm Không
( * ) Một chuyến thi Phật Tâm Không
( * ) Một nhà ngộ đạo Tâm Không
( * ) Một ngón tay thiền Tâm Không
( * ) Ông Phật cô đơn Tâm Không
( * ) Vô môn quan Tâm Không
( * ) Cửa không dậy sóng Tâm Không
( * ) Cô Út đi tu Tâm Không
Thanh Li ên: 3
( * ) Tản mạn về Sàigòn Thanh Liên( * ) Tản mạn về Huế Thanh Liên
( * ) Một bài Ca dao Thanh Liên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét