Chủ Nhật, 13 tháng 6, 2010
Phương Pháp Tu Tập
Là người Phật Tử khi tu học ai cũng muốn mình sẽ đạt được sở nguyện, hai pháp môn thông thường thực hành tu tập là Thiền và Tịnh độ.
Bản chất của Thiền là định TÂM, hoặc là chú tâm vào một đề mục hoặc là giữ tâm yên định, vì tâm định thì trí huệ sanh, do đó người ta thấu hiểu được vấn đề hay tâm định để chứng nhập vào các tầng Thiền: Sơ thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền. Cho nên mới có Thiền Đốn ngộ và Tiệm tu hay Như Lai thiền và Tổ sư thiền. Dẫu sao Thiền cũng đòi hỏi người hành Thiền nhiều nổ lực để đạt được cứu cánh tức thời hay hiện kiếp.
Người tu Pháp môn Niệm Phật để cầu vãng sanh, Cốt yếu của Pháp môn Niệm Phật là phải có Tín, Hạnh, Nguyện. Tín ấy là tin có Đức Phật A Di Đà đang cai quản cõi Cực Lạc, cõi ấy tràn đầy an lạc, phải tin rằng có niệm mười câu danh hiệu Đức A Di Đà thì sẽ được sinh về cõi Cực Lạc, tin rằng chuyên tâm tưởng nhớ đến Phật A Di Đà suốt 7 ngày thì sẽ được sinh về cõi Cực Lạc và lúc trút hơi thở cuối cùng, tâm không điên đảo tưởng nhớ đến đức A Di Đà thì sẽ được Ngài và chư thánh chúng đón rước về cõi Cực Lạc.
Người tu theo pháp môn Tịnh độ phải lập Hạnh, luôn luôn tưởng nhớ đến đức Giáo chủ cõi Cực Lạc A Di Đà Phật, bằng cách đi, đứng, nằm, ngồi đều phải tưởng niệm đến đức A Di Đà Phật.
Và phải chí quyết về cõi Cực Lạc, chí quyết này luôn luôn nhắc nhở người tu theo pháp môn Tịnh độ phải tin tưởng, phải hành ngày đêm không ngừng nghỉ.
Người tu theo pháp môn Tịnh độ làm được như vậy, nhất định sẽ về cõi Cực Lạc như trong các kinh điển đã ghi chép, nhất là Kinh A Di Đà.
Tịnh độ khác Thiền, phương pháp này đòi hỏi chuyên cần hơn nổ lực, cứu cánh đạt được ở kiếp mai sau.
Đạo Phật tin vào Nhân Duyên thì người tu theo pháp môn Thiền hay Tịnh cũng là do Nhân Duyên, kết quả đạt được do người hành có dốc tâm nổ lực hay chuyên cần hay không.
Phương pháp hành khác nhau sẽ đưa đến kết quả khác nhau, nhưng kết quả sẽ đúng y như lời Phật dạy, được ghi chép trong Kinh.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét