Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2010

Sống Chết Tu học
*
Vũ trụ của chúng ta

Mỗi người chúng ta, ít nhất đều có một lần tự hỏi bầu trời xanh thẳm bao la kia, xa đến tận đâu và nó có tự bao giờ ? Câu hỏi đó thường không có trả lời, rồi người ta tự lãng quên đi. Lại một câu hỏi khác, cũng gần giống như vậy : Con người từ đâu đến, hiện hữu nơi đây để làm gì và chết rồi sẽ đi về đâu ? Giải đáp thỏa đáng cho những vấn nạn tuy hữu hình này, người ta thường phải dụng đến đức tin của tôn giáo, tức nhiên người ta đi vào địa hạt siêu hình.
Mặc dù vậy, khoa học vẫn luôn luôn tìm kiếm câu trả lời chính xác cho vấn nạn về Vũ trụ và con người. Thuyết Big Bang tạm được chấp nhận để trả lời phần nào về cội nguồn của Vũ trụ, người ta cũng có thể đọc quyển A Brief History of Time (Lược sử thời gian) của Stephen W. Hawking nhà vật lý nổi tiếng nhất thế giới, sách được ông trình bày dưới dạng phổ thông, cho những người không chuyên môn có thể lãnh hội được, nhờ vậy sau khi cuốn sách viết xong năm 1987. Ngay từ khi ra đời nó là cuốn sách bán chạy nhất của New York Times trong 53 tuần và ngay tại Anh quốc trong 205 tuần liền.
Stephen Hawking sinh năm 1942, năm 1985, ông bị sưng phổi, sau khi phẩu thuật mở khí quản, ông mất khả năng phát âm. Trước đó bị căn bệnh liệt thần kinh (bệnh ALS) đã gắn chặt ông vào chiếc xe đẩy, ông chỉ còn sử dụng được ba ngón tay để điều khiển một máy vi tính, sử dụng chương trình giao tiếp có tên là Living Center do Walt Woltosz thuộc World Plus Inc. để viết sách báo và giao tiếp với mọi người bằng máy tổng hợp tiếng nói của Speech Plus cũng ở Sunnyvale, California tặng.

Năm 1974, ông được kết nạp thành tân hội viên Học Hội Hoàng Gia Anh Quốc. Hiện nay  S.W. Hawking là Giáo Sư Toán Học, Hàm Lucasian của Đại Học Cambridge, một chức vụ mà Newton đã từng giữ, và sau này Paul Dirac cũng đã giữ – đây là hai nhà khai phá lừng danh về cái rất lớn và cái rất nhỏ. Hawking xứng đáng là người kế nghiệp họ
………………………….

Theo một số các học thuyết vũ trụ thời kỳ đầu và truyền thống của người Do Thái / Cơ Đốc giáo / Hồi giáo, vũ trụ đã bắt đầu vào một thời điểm xác định, và cách đây không xa lắm trong quá khứ. Một luận cứ cho một sự khởi đầu như vậy là cảm nghĩ rằng cần phải có "Nguyên Nhân Thứ Nhất" để giải thích sự hiện hữu của vũ trụ. (Bên trong vũ trụ, bạn luôn luôn giải thích một biến cố như là gây ra bởi một biến cố trước đó, nhưng sự hiện hữu của chính vũ trụ, chỉ có thể được giải thích bằng cách này nếu nó có một khởi thủy nào đó.) Một luận cứ khác đã được đưa ra bởi Thánh Augustine trong tác phẩm "Thành Phố của Thượng Đế." Ông vạch ra rằng nền văn minh đang tiến bộ và chúng ta nhớ ai đã làm công trình này hoặc phát triển kỹ thuật kia. Như vậy, con người, và cũng có thể là vũ trụ, không thể nào đã có mặt từ lâu như thế. Thánh Augustine đã chấp nhận một thời điểm khoảng 5,000 năm trước Tây Nguyên cho việc Sáng Tạo vũ trụ theo cuốn Kinh Cựu Ước. (Cần lưu ý rằng đây không phải là lúc kết thúc thời kỳ băng hà mới nhất, khoảng trước Tây Nguyên 10,000 năm, đó là lúc các nhà khảo cổ cho ta biết rằng nền văn minh đã thực sự bắt đầu.)
………………………
 Khi phần đông người ta tin vào một vũ trụ bản chất tĩnh và bất biến, vấn đề nó có khởi đầu hay không, thực sự là một vấn đề siêu hình hoặc có tính cách thần học. Người ta có thể giải thích những gì đã được quan sát một cách khá đồng đều về lý thuyết cho rằng vũ trụ đã tồn tại vĩnh viễn hoặc về lý thuyết cho rằng nó đã được khởi động ở một thời điểm hữu hạn nào đó theo một cách sao cho nó có vẻ như đã tồn tại vĩnh viễn. Nhưng vào năm 1929, Edwin Hubble đã thực hiện cuộc quan sát quan trọng cho thấy dù bạn nhìn từ đâu, những thiên hà ở xa cũng di chuyển nhanh xa lìa chúng ta. Nói cách khác, vũ trụ đang bành trướng. Điều này có nghĩa là vào thời xa xưa, các vật thể sẽ nằm gần nhau hơn. Thật vậy, hình như có một thời điểm, khoảng 10 đến 20 ngàn triệu năm về trước, chúng tất cả đều ở đúng một chỗ và, do đó, mật độ vũ trụ lớn vô hạn. Phát hiện này rốt cuộc đưa vấn đề khởi thủy của vũ trụ vào lãnh vực khoa học.
Những quan sát của Hubble gợi ý rằng có một lúc, gọi là bùng nổ lớn (big bang), vũ trụ vô cùng nhỏ và dầy đặc vô cùng. Dưới những điều kiện này, mọi định luật khoa học, và do đó mọi khả năng tiên đoán tương lai, đều sụp đổ. Nếu có những biến cố xảy ra trước thời khắc này, chúng không thể ảnh hưởng tới những gì xảy ra trong hiện tại. Chúng ta có thể không lý đến sự hiện hữu của chúng, bởi vì chúng không có những hậu quả có thể quan sát được. Người ta có thể nói rằng thời gian có một khởi đầu ở vụ nổ lớn, theo một ý nghĩa rằng thời gian trước đó giản dị không định nghĩa được. Cần phải nhấn mạnh rằng sự khởi đầu này của thời gian rất khác biệt với những gì đã được quan niệm trước kia. Trong một vũ trụ bất biến, một khởi điểm của thời gian là cái được đặt ra bởi một đấng nào đó bên ngoài vũ trụ; không cần có một khởi đầu về vật lý. Người ta có thể tưởng tượng rằng Thượng Đế đã tạo ra vũ trụ ở bất cứ thời điểm nào đó trong quá khứ. Mặt khác, nếu vũ trụ đang bành trướng, có thể có những lý do vật lý là tại sao phải có một khởi đầu. Người ta vẫn có thể tưởng tượng rằng Thượng Đế đã tạo ra vũ trụ trong cái khoảnh khắc của vụ nổ lớn, hoặc giả thậm chí sau đó, để nó giống như đã xảy ra một vụ nổ lớn, nhưng sẽ vô nghĩa khi giả định rằng vũ trụ được tạo ra trước vụ nổ lớn. Một vũ trụ đang bành trướng không loại trừ một đấng sáng tạo, nhưng nó quả thật đặt ra những giới hạn về chuyện khi nào đấng sáng tạo đã thực hiện công việc của mình! 
…………………………..
Thuyết tương đối tổng quát của Einstein, riêng nó, tiên đoán rằng không-thời gian đã khởi đầu ở điểm kỳ dị nổ lớn (big bang singularity) và sẽ đi tới một chung cuộc hoặc ở điểm kỳ dị sụp đổ lớn (nếu toàn thể vũ trụ lại sụp đổ), hoặc ở một điểm kỳ dị bên trong một hố đen (nếu riêng một khu vực nào đó, như một ngôi sao, sụp đổ). Bất cứ vật chất nào rơi vào hố cũng sẽ bị hủy diệt ở điểm kỳ dị, và chỉ còn hiệu ứng hấp lực của khối lượng của nó là tiếp tục được cảm nhận từ bên ngoài. Mặt khác, khi xét tới cả các hiệu ứng lượng tử, có vẻ như khối lượng hoặc năng lượng của vật chất cuối cùng sẽ được trả lại cho phần còn lại của vũ trụ, và rằng cái hố đen, cùng với bất cứ điểm kỳ dị nào bên trong nó, sẽ bốc hơi và cuối cùng biến mất. Có thể cơ học lượng tử có một hậu quả giống nhau về những điểm kỳ dị nổ lớn và điểm kỳ dị sụp đổ lớn hay không? Điều gì thực sự xảy ra ngay ở những giai đoạn đầu hoặc cuối của vũ trụ, khi các trường hấp lực mạnh đến độ các hậu quả lượng tử không thể bị bỏ qua? Vũ trụ quả thực có một khởi thủy hoặc một chung cuộc hay không? Và nếu có, chúng giống như cái gì?
Trong suốt thập niên 1970, tôi chủ yếu nghiên cứu các hố đen, nhưng vào năm 1981 sự lưu tâm của tôi vào những vấn đề nguồn gốc và số phận của vũ trụ lại thức dậy khi tôi tham dự một hội nghị về vũ trụ học được tổ chức bởi các tu sĩ Dòng Jesuit ở Vatican. Giáo Hội Thiên Chúa đã phạm một sai lầm lớn đối với Galileo khi họ cố áp đặt luật lệ lên một vấn đề khoa học, khi tuyên bố rằng mặt trời xoay quanh trái đất. Ngày nay, hàng thế kỷ sau, họ đã quyết định mời một số các chuyên viên tới để cố vấn về vũ trụ học. Vào cuối cuộc hội nghị, những người tham dự đã được diện kiến với giáo hoàng. Ngài nói với chúng tôi rằng không có gì trở ngại khi nghiên cứu sự tiến hóa của vũ trụ sau vụ nổ lớn, nhưng chúng tôi không nên tìm hiểu chính vụ nổ lớn bởi vì đó là lúc Sáng Thế và vì vậy đó là công việc của Thượng Đế. Tới lúc đó tôi lấy làm mừng vì ngài đã không biết cái đề tài nói chuyện mà tôi mới đưa ra tại cuộc hội nghị -- có thể rằng không-thời gian hữu hạn nhưng không có biên giới, có nghĩa rằng nó không có khởi đầu, không có lúc Sáng Thế. Tôi không muốn cùng chung số phận với Galileo, người mà tôi cảm thấy rất gần gũi, một phần vì sự trùng hợp là tôi đã sinh ra đúng 300 năm sau cái chết của ông.
Để giải thích những ý tưởng mà tôi và những người khác đã nghĩ về chuyện cơ học lượng tử có thể ảnh hưởng tới nguồn gốc và vận mệnh của vũ trụ như thế nào, trước hết cần phải hiểu lịch sử của vũ trụ theo như nhiều người đã chấp nhận, theo những gì được biết như là "mô hình nổ lớn nóng." Mô hình này cho rằng vũ trụ được mô tả bởi một mô hình Friedmann, ngược trở lại vụ nổ lớn. Trong những mô hình như vậy, người ta thấy rằng khi vũ trụ bành trướng, bất cứ vật chất hay sự bức xạ nào trong đó sẽ nguội đi. (Khi vũ trụ lớn gấp đôi, nhiệt độ của nó giảm đi một nửa.) Bởi vì nhiệt độ chỉ là một số đo của năng lượng trung bình -- hay tốc độ -- của các hạt, sự kiện vũ trụ nguội đi này sẽ có một ảnh hưởng lớn lao đối với vật chất trong đó. Ở các nhiệt độ thật cao, các hạt sẽ quay tròn nhanh đến độ chúng có thể thoát được bất cứ sự thu hút nào về phía nhau bởi các lực hạt nhân hoặc điện từ, nhưng khi chúng nguội lại người ta sẽ nghĩ rằng những hạt thu hút lẫn nhau bắt đầu tụ lại với nhau. Hơn nữa, ngay cả những loại hạt hiện hữu trong vũ trụ cũng phụ thuộc vào nhiệt độ. Ở những nhiệt độ đủ cao, những hạt mang nhiều năng lượng đến độ mỗi khi chúng va chạm, nhiều cặp hạt/phản hạt khác nhau sẽ được tạo ra -- và mặc dù một vài trong số những hạt này sẽ biến đi khi đụng vào các phản hạt, chúng sẽ được tạo ra nhanh hơn là chúng có thể biến mất. Tuy nhiên, ở những nhiệt độ thấp hơn, khi các hạt va chạm có ít năng lượng hơn, những cặp hạt/phản hạt sẽ được tạo ra chậm hơn -- và sự biến đi sẽ trở thành nhanh hơn sự sản xuất.
Tại chính vụ nổ lớn, người ta nghĩ vũ trụ phải có cỡ số không, và do đó phải nóng vô hạn. Nhưng khi vũ trụ bành trướng, nhiệt độ của sự phát xạ giảm đi. Một giây sau vụ nổ lớn, nó sẽ giảm còn khoảng mười ngàn triệu độ. Nhiệt độ này vào khoảng một ngàn lần nhiệt độ tại trung tâm của mặt trời, nhưng các nhiệt độ cao như vậy đạt được trong những vụ nổ bom khinh khí. Vào lúc này vũ trụ sẽ phải chứa phần lớn là các quang tử, điện tử, và neutrino (những hạt cực kỳ nhẹ chỉ chịu ảnh hưởng bởi lực yếu và hấp lực) và các phản hạt của chúng, cùng với một số proton (chất tử) và trung hòa tử. Khi vũ trụ tiếp tục bành trướng và nhiệt độ tiếp tục hạ, nhịp độ mà các cặp điện tử/phản điện tử được tạo ra trong những vụ va chạm sẽ hạ xuống dưới nhịp độ mà chúng bị hủy diệt do triệt tiêu lẫn nhau. Do đó hầu hết các điện tử và phản điện tử sẽ tiêu diệt lẫn nhau để sản xuất ra các quang tử, chỉ để lại một ít điện tử. Tuy nhiên các neutrino (trung vi tử) và phản neutrino sẽ không triệt tiêu nhau, bởi vì những hạt này chỉ tương tác với nhau và với những hạt khác một cách rất yếu. Do đó chúng vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay. Nếu chúng ta có thể quan sát chúng, đây sẽ là một kiểm nghiệm tốt cho hình ảnh của vũ trụ ở giai đoạn đầu nóng đỏ này. Đáng tiếc là năng lượng của chúng ngày nay quá yếu để chúng ta có thể quan sát chúng một cách trực tiếp. Tuy nhiên, nếu các neutrino không phải là không có khối lượng, mà có một khối lượng nhỏ, như được đề xướng bởi một thí nghiệm không được xác nhận của người Nga thực hiện vào năm 1981, chúng ta có thể phát hiện chúng một cách gián tiếp: chúng có thể là một hình thức "chất tối," như đã được đề cập trước đây, với hấp lực đủ để làm ngưng sự bành trướng của vũ trụ và khiến vũ trụ lại sụp đổ.
Khoảng một trăm giây sau vụ nổ lớn, nhiệt độ sẽ hạ còn một ngàn triệu độ, bằng nhiệt độ bên trong những ngôi sao nóng nhất. Ở nhiệt độ này các quang tử và trung hòa tử sẽ không còn đủ năng lượng để thoát sự hấp dẫn của những lực hạt nhân mạnh, và sẽ bắt đầu kết hợp với nhau để sinh ra các nhân của các nguyên tử deuterium (khinh khí nặng), chứa một proton và một trung hòa tử. Nhân deuterium sau đó sẽ kết hợp thêm các proton và trung hòa tử để làm thành nhân helium, chứa hai proton và hai trung hòa tử, và còn thêm một lượng nhỏ các cặp nguyên tố nặng hơn, là lithium và berryllium. Người ta có thể tính toán rằng trong mô hình nổ lớn nóng, khoảng một phần tư các proton và trung hòa tử sẽ phải chuyển thành các nhân helium, cùng với một lượng nhỏ khinh khí nặng và các nguyên tố khác. Các trung hòa tử còn lại sẽ phân rã thành các proton, là nhân của các nguyên tử khinh khí bình thường.
Hình ảnh một giai đoạn đầu nóng của vũ trụ được đề xướng lần đầu bởi khoa học gia George Gamow trong một tài liệu nổi tiếng được viết năm 1948 với một học trò của ông, Ralph Alpher. Gamow quả đã có óc khôi hài -- ông đã thuyết phục khoa học gia hạt nhân Hans Bethe để thêm tên ông ta vào tài liệu để tên các tác giả trở thành "Alpher, Bethe, Gamow," giống như ba mẫu tự đầu tiên của bảng mẫu tự Hy Lạp, alpha, beta, gamma: đặc biệt thích hợp cho một tài liệu nói về sự khởi đầu của vũ trụ! Trong tài liệu này họ đã đưa ra sự tiên đoán quan trọng là sự bức xạ (dưới hình thức các quang tử) ngay từ những giai đoạn rất nóng lúc đầu của vũ trụ phải vẫn còn phải tồn tại đâu đây ngày nay, nhưng với nhiệt độ của nó giảm chỉ còn vài độ trên không độ tuyệt đối (-273? C). Đây chính là sự bức xạ mà Penzias và Wilson đã tìm ra năm 1965. Vào lúc mà Alpher, Bethe và Gamow viết tài liệu của họ, người ta không biết nhiều về những phản ứng hạt nhân của các proton và trung hòa tử. Những tiên đoán về tỉ lệ các nguyên tố khác nhau trong vũ trụ sơ khai do đó không chính xác mấy, nhưng những tính toán này đã được lập lại theo sự hiểu biết tốt hơn và hiện giờ rất phù hợp với những gì mà chúng ta quan sát. Hơn nữa, rất khó giải thích bằng bất cứ đường lối nào khác tại sao phải có nhiều helium như vậy trong vũ trụ. Do đó chúng ta khá tự tin rằng chúng ta đang có hình ảnh đúng, ít nhất ngược lại khoảng 1 giây đồng hồ sau vụ nổ lớn.
Chỉ trong vòng vài giờ sau vụ nổ lớn, việc sản xuất ra helium và những nguyên tố khác sẽ ngưng lại. Và sau đó, trong khoảng một triệu năm kế tiếp, vũ trụ vẫn tiếp tục bành trướng, không có gì nhiều xảy ra. Cuối cùng, một khi nhiệt độ đã giảm còn vài ngàn độ, và các điện tử và nhân không còn đủ năng lượng để thắng thế sự thu hút điện từ giữa chúng với nhau, chúng khởi sự kết hợp lại để làm thành các nguyên tử. Tổng thể vũ trụ tiếp tục bành trướng và nguội lại, nhưng ở những khu vực hơi đậm đặc hơn mức trung bình, sự bành trướng sẽ phải chậm lại bởi sự hấp dẫn của trọng lực mạnh hơn nơi khác. Điều này cuối cùng sẽ làm ngưng sự bành trướng tại vài khu vực và khiến chúng khởi sự suy sụp trở lại. Khi chúng suy sụp, sức kéo trọng lực của vật chất bên ngoài những khu vực này có thể khiến chúng khởi sự quay nhẹ. Khi khu vực sụp đổ trở thành nhỏ hơn, nó sẽ quay nhanh hơn -- giống như những người trượt băng quay tròn trên băng nhanh hơn khi họ thu hai cánh tay lại. Cuối cùng, khi khu vực trở thành đủ nhỏ, nó sẽ quay đủ nhanh để cân bằng sức thu hút của trọng lực, và bằng cách này những thiên hà quay hình đĩa đã được sinh ra. Những khu vực khác, không khởi sự quay, sẽ trở thành những vật thể hình bầu dục gọi là những thiên hà hình e-líp. Trong những thiên hà này, khu vực sẽ ngưng suy sụp bởi vì những phần riêng rẽ của thiên hà sẽ quay tròn một cách ổn định chung quanh trung tâm của nó, nhưng thiên hà sẽ không quay toàn thể.
Khi thời gian trôi qua, khinh khí và khí helium trong thiên hà tách ra thành những đám mây nhỏ hơn và co sụp dưới trọng lực của chúng. Khi những đám mây này co rút lại, và những nguyên tử bên trong chúng va chạm với nhau, nhiệt độ của chất khí sẽ tăng lên, cho tới khi cuối cùng nó trở thành đủ nóng để khởi sự các phản ứng tổng hợp hạt nhân. Những phản ứng này sẽ biến đổi khinh khí thành nhiều helium hơn, và sức nóng phát ra sẽ làm tăng áp suất, và do đó làm các đám mây ngưng co rút thêm nữa. Chúng vẫn ổn định trong trạng thái này trong một thời gian dài như những ngôi sao giống mặt trời của chúng ta, khi đốt khinh khí thành helium và phát ra năng lượng dưới hình thức nhiệt và ánh sáng. Những ngôi sao khối lượng lớn hơn sẽ cần phải nóng nhiều hơn để cân bằng hấp lực mạnh hơn của chúng, khiến các phản ứng tổng hợp hạt nhân diễn ra nhanh hơn đến độ chúng sẽ sử dụng hết số khinh khí của chúng chỉ trong vòng một trăm triệu năm. Khi đó chúng co rút lại một chút, và khi chúng nóng thêm, sẽ khởi sự chuyển đổi helium thành những nguyên tố nặng hơn như carbon và dưỡng khí (oxygen). Tuy nhiên, việc này sẽ không thải ra nhiều năng lượng, do đó một cuộc khủng hoảng sẽ xảy ra, như đã được mô tả trong chương nói về các hố đen. Những gì xảy ra tiếp theo thì không hoàn toàn minh bạch, nhưng có thể là những khu vực trung tâm của ngôi sao sẽ sụp đổ tới một trạng thái thật đậm đặc, như một ngôi sao trung hòa tử hoặc hố đen. Những khu vực bên ngoài của ngôi sao đôi khi có thể bị nổ tung trong một vụ nổ mạnh gọi là một vụ nổ siêu tân tinh (supernova), sẽ sáng hơn mọi ngôi sao khác trong thiên hà của nó. Một vài trong số những nguyên tố nặng hơn được sinh ra vào lúc gần cuối cuộc đời của một ngôi sao sẽ bị biến trở lại thành khí trong thiên hà, và sẽ cung cấp một vài trong số nguyên liệu để làm thành thế hệ các ngôi sao mới. Mặt trời của chúng ta chứa vào khoảng 2 phần trăm những nguyên tố nặng hơn này bởi vì nó là một ngôi sao ở thế hệ thứ hai hoặc thứ ba, được hình thành khoảng năm ngàn triệu năm về trước từ một đám mây gồm chất khí quay tròn chứa vật chất vương vãi của những vụ nổ siêu tân tinh trước đó. Hầu hết chất khí trong đám tinh vân đó đã làm thành mặt trời hoăïc bị thổi bay đi, nhưng một lượng nhỏ các nguyên tố nặng hơn đã tập hợp lại với nhau để làm thành các vật thể hiện giờ quay chung quanh mặt trời với tính cách các hành tinh như trái đất.
Trái đất lúc đầu rất nóng và không có bầu khí quyển. Theo thời gian nó nguội đi và có một bầu khí quyển phát sinh từ sự thoát các chất hơi từ đá. Bầu khí quyển ban đầu này không phải là bầu khí quyển mà chúng ta có thể sống trong đó. Nó không chứa dưỡng khí, mà chứa nhiều các chất khí khác độc hại đối với chúng ta, như chất hydrogen sulfide (chất khí phát ra mùi trứng thối). Tuy nhiên, có những hình thức sơ khai khác của đời sống có thể phát triển dưới những điều kiện này. Người ta cho rằng chúng đã phát triển ở các đại dương, có thể như là kết quả của những sự phối hợp tình cờ các nguyên tử thành những cơ cấu lớn hơn, gọi là các đại phân tử (macromolecule), có khả năng kết hợp các nguyên tử khác trong đại dương thành những cơ cấu tương tự. Chúng tự sinh sôi nảy nở. Trong vài trường hợp sẽ có những lầm lẫn trong sự sinh sản. Hầu hết những lầm lẫn này trầm trọng đến nỗi phân tử mới không thể tự sinh sản và cuối cùng bị hủy diệt. Tuy nhiên, một ít những lầm lẫn này đã sinh ra những đại phân tử mới tốt hơn trong việc tự sinh sản. Do đó chúng đã có một lợi thế và đã có khuynh hướng thay thế các đại phân tử nguyên thủy. Theo đường lối này một tiến trình tiến hóa đã khởi sự, đưa tới sự phát triển các sinh vật tự sinh sản ngày càng phức tạp hơn. Những hình thức sơ khai của đời sống đã tiêu thụ những vật liệu khác nhau, kể cả chất hydrogen sulfide, và thải ra dưỡng khí. Điều này dần dần đã thay đổi bầu khí quyển thành một tổng hợp mà nó có ngày nay và cho phép phát triển những hình thức đời sống cao hơn như cá, loài bò sát, loài có vú, và cuối cùng là loài người.
Hình ảnh này của một vũ trụ khởi đầu thật nóng và nguội dần khi bành trướng phù hợp với mọi bằng chứng quan sát mà chúng ta có ngày nay.
Những nhà khoa học cho biết rằng trong vũ trụ có nhiều dãi ngân hà, mỗi dãi ngân hà có nhiều Thái dương hệ. Mỗi Thái dương hệ có mặt trời ở trung tâm, quay chung quanh mặt trời là các hành tinh. Thái dương hệ của chúng ta có 8 hành tinh: Thủy tinh (Mercury), Kim Tinh (Venus) Ðịa cầu (Earth) Hỏa Tinh (Mars), Mộc Tinh (Jupiter), Thổ Tinh (Saturn), Thiên Vương Tinh (Uranus), và Hải Vương Tinh (Neptune). (Kể từ năm 2006 các khoa học gia đã quyết định loại Pluto ra khỏi danh sách các hành tinh trong Thái dưong hệ của chúng ta).
Và các khoa học gia đã cho biết : Ở thời kỳ hổn mang, trong vũ trụ chỉ toàn thuần tinh (Ether). Không rõ nguyên nhân, Thuần tinh kết tụ thành phần nhỏ rải rác, nhờ sức vận động và sức hấp dẫn, các phần nhỏ kết lại thành nguyên tử, trước còn rời rạc, sau kết lại thành tinh vân, đó là căn nguyên của Thái Dương Hệ, ấy là thời kỳ cấu tạo mặt trời và các hành tinh, nhiệt độ các vì sao ở thời kỷ nầy rất cao. Với sự phóng tán không ngừng, nhiệt độ giảm bớt, tạo nên thế quân bình khiến cho sự sống có thể phát khởi, ấy là thời kỳ đầu tiên có những sinh vật.
Từ năm 1929 nhà thiên văn học người Mỹ, ông Edwin Hubble (1889-1953) quan sát thấy hầu hết các tinh vân đều chạy xa tinh vân của chúng ta là dãi ngân hà, điều rất lạ là những tinh vân càng xa thì chúng chạy xa càng nhanh. Năm 1946 nhà vật lý học Mỹ gốc Nga, ông George Gamow (1904-1968) triển khai ý niệm (người ta thường gọi là thuyết Big Bang) lúc ban sơ vào thời điểm nhiệt độ cực kỳ cao, kết quả của sự nổ nguyên thủy, ông cũng đề nghị những nhân tố chung được hình thành từ khí hydro nguyên thủy trong những phút đầu tiên sau khi nổ.
Theo thuyết ấy, ngày nay, các khoa học gia cho rằng vũ trụ được hình thành từ 13.7 tỷ năm rồi với sự Nổ Lớn (big bang), một sự nổ mãnh liệt chớp nhoáng, phát khởi từ một vật chất vô cùng nhỏ bé, nóng và đậm đặc vô cùng. Sự nổ nầy đẩy đến thời gian, không gian, năng lượng và vật chất được hình thành. Những giây sau đó, vũ trụ là một vật sủi bọt tỏa nhiệt và những vật nhỏ màu sắc kỳ lạ. Trong khi vũ trụ trương nỡ, nó nguội dần và giảm bớt sự dầy đặc. Sau hàng trăm ngàn năm chất tử (proton), điện tử (elctron), trung tử (neutron) hợp lại thành nguyên tử hydro và khí hiếm. Một tỷ năm sau vụ nổ lớn, trọng lượng kéo những khí nầy lại làm thành đám mây vĩ đại, đó là những ngân hà sơ khởi. Một tỷ năm sau đó những dãi ngân hà sơ khởi phát sinh ra những ngôi sao đầu tiên. Ngày nay, vũ trụ giống như một bong bóng bao la, với những nhóm ngân hà tạo nên những bức tường thành chung quanh khoảng trống vĩ đại.
Về đời sống con người
Về con người, tưởng cũng nên nói qua, đá có khoảng 3 tỉ năm, thảo mộc có chừng 345 triệu năm,loài bò sát có chừng 300 triệu năm, động vật có vú có chừng 55 triệu năm, con người có chừng 1.8 đến 1.2 triệu năm, không hiểu con người biết dùng lửa từ lúc nào nhưng khoảng 500,000 năm trước con người biết dùng lửa cho an toàn và dùng lửa để làm vật dụng hay vũ khí từ gỗ cứng. Thời đại đồ đá chừng 10,000 năm trước và thời đại đồ đồng chừng 5,000 năm trước. Theo thuyết tiến hóa của Charles (Robert) Darwin (1809-1882), người ta cho rằng thủy tổ loài người là một giống khỉ.
Theo kinh điển Nam Tạng, đoạn trích sau đây trong Lý thuyết Nhân tính qua kinh tạng Pàli , Luận án Tiến sĩ Phật Học của Hòa Thượng Thích Chơn Thiện trình ở Ðại Học Delhi, Ấn độ năm 1996, cho thấy sự hình thành của vũ trụ:
Ðức Phật với trí tuệ toàn giác đã thấy và biết sự thật của vũ trụ và đã giải thích sự hình thành của trái đất và xã hội loài người, có thể tóm tắt như sau:
- Vào thời kỳ hoại diệt của thế giới này, các chúng sinh được sanh về Quang Âm Thiên. Ở đó, chúng sinh sống, do tâm tạo, nuôi sống bằng tự hỷ, chói sáng, du hành giữa hư không, rực rỡ...
- Vào thời kỳ hình thành thế giới này, các chúng sinh ở Quang Âm Thiên sau khi qua đời thì sanh vào thế giới này. Ỏ đây, các chúng sinh ấy sống, do tâm tạo, nuôi sống bằng hỷ lạc, thân chói sáng, du hành giữa hư không, rực rỡ...
- Vào thời kỳ thế giới này hình thành, chỉ có nước, tất cả đen ngòm..., chưa có sự biện biệt đêm và ngày, chúng sinh được xem là chúng sinh, chưa có sự phân biệt nam, nữ...
- Rồi đất xuất hiện là một lớp mỏng phủ trên mặt nước với sắc màu của bơ và vị ngọt của mật.
- Rồi một số ít chúng sinh có lòng tham lam nếm vị của đất, đắm trước vào vị của đất; lòng tham ái bắt đầu dấy khởi trong tâm các chúng sinh ấy. Lòng tham lam càng nhiều thì đất trở nên càng thô xảm; các chúng sinh ấy trở nên thô xấu hơn đi.
- Trong các chúng sinh đó, những ai có ít lòng tham thì dung sắc trở nên đẹp đẽ hơn, những người khác thì xấu đi. Những người có dung sắc đẹp thì khinh khi các người có dung sắc xấu (kém); sự việc này khiến hương vị của đất biến mất. Rồi mọc lên một thứ nấm màu sắc đẹp, hương vị lành và vị ngon.
- Rồi lòng tham ái của các chúng sinh gia tăng, đất trở nên càng xấu đi, các chúng sinh trở nên ngày càng thô xấu ra.
- Rồi tiếp đến lúa tự mọc giữa các khoảng đất trống, không có vỏ, không có cám, hạt tinh và thơm. Những phần lúc nào con người lấy dùng cho bữa ăn tối sẽ mọc trở lại và chín vào buổi sáng hôm sau, và những phần lúa nào con người dùng cho bữa ăn sáng thì sẽ mọc và chín trở lại vào buổi tối hôm ấy. Bấy giờ con người trở nên thô xấu hơn; các nữ nhân phát triển bộ phận sinh dục nữ, và nam nhân phát triển bộ phận sinh dục nam; các ham muốn khởi dậy và có thể con người bốc cháy nhục dục; giao cấu giữa nam nữ xuất hiện.
- Vào buổi đầu, những kẻ nam nữ ân ái bị nguyền rủa, bị ném vào đất và tro, và không được phép sống chung với những người (không ân ái) khác trong ngôi làng, thị trấn trong vòng hai tháng.
- Con người dần trở nên lười biếng, muốn gặt lúa càng nhiều càng tốt để giữ làm của riêng và dùng riêng cho mình..., các ruộng lúa biến mất..., đời sống dục tính của nam nữ được công khai chấp nhận. Con người bắt đầu xây dựng nhà cửa để che kín các sinh hoạt dục tính.
- Rồi xảy ra chuyện người này đánh trộm lúa của người kia: trộm cấp và nói dối xuất hiện.
- Bấy giờ con người chọn người có dung sắc đẹp đẽ nhất (nghĩa là ít lòng tham nhất) làm người "luật sư" hay "trọng tài" để phân xử các vụ trộm cắp lúa. Người "luật sư" hay "trọng tài" này được nhận phần lúa phụ cấp của các thôn dân mà không phải canh tác ruộng lúa. Ðây là sự khởi đầu của giai cấp lãnh đạo (Khattiya).
- Một số ít người tránh xa đời sống dục ái, sống trong các chòi lá ở những nơi cô tịch trong các cánh rừng và thực tập thiền định. Họ được gọi là các Bà la môn (Brahmins). Một số Bà la môn không thể hành thiền định ở những nơi xa vắng, đã trở về sống trong các làng mạc, thị trấn để trước tác các kinh sách; họ cũng được gọi là các Bà la môn.
- Các người khác làm nghề buôn thì được gọi là thương nhân (vessas). Các người đi săn bắn để sống thì được gọi là các thủ- đà- la (suddas).
Như thế, lúc trái đất này hình thành, các chúng sinh xuất hiện đầu tiên từ Quang Âm Thiên, không cần thực phẩm. Rồi vị ngọt của trái đất và lúa cám dỗ họ khiến lòng tham muốn các hiện hữu khởi lên và phát triển trong tâm họ. Sau đó các bộ phận sinh dục cùng xuất hiện với các ham muốn dục tính. Khi dục vọng con người phát triển, các nhu cầu xã hội phát triển và yêu cầu có tổ chức xã hội: xã hội con người được hình thành từ đó và các giai cấp xã hội xuất hiện: xã hội chỉ là sự đáp ứng các yêu cầu cá nhân. Ðây là vai trò đầu tiên và cuối cùng của xã hội. Ðây là lý do tại sao đức Phật chỉ quan tâm đến khổ đau của những cá nhân trong đời này, và quan tâm đến các hành động vì hạnh phúc cho họ. Ðức Phật vì thế đã dạy:
"Con người không trở nên người thuộc giai cấp hạ đẳng do sinh, họ cũng không trở thành Bà la môn do sinh. Chính do hành động mà một người trở nên người thuộc giai cấp hạ đẳng hay Bà la môn".
Về vũ trụ và con người, trong Sáng Thế Ký, Cựu Ước của Thánh Kinh ghi như sau :
1 Vào buổi sơ khai * Thiên Chúa tạo tác trời và đất ,
2 địa cầu lúc ấy còn trong trạng thái hỗn mang, các vực thì u thâm, và trên nước có Thần phong * thổi ào ào. 3 Thiên Chúa phán: Ánh sáng đâu hãy xuất hiện, và lập tức có ánh sáng. 4 Thiên Chúa đã thấy ánh sáng tốt đẹp vô cùng. Sau đó Thiên Chúa đã cách li ánh sáng khỏi bóng tối. 5 Thiên Chúa gọi ánh sáng là ngày, và bóng tối là đêm. Rồi hoàng hôn tới, và bình minh theo sau - ngày* thứ nhất trôi qua.
6 Sau đó Thiên Chúa phán, "hãy xuất hiện một mái vòm trên những khối nước để biên định các hải dương." 7 Quả nhiên, Thiên Chúa tạo ra một mái vòm, và mái đó phân cách phần nước bên trên ra khỏi phần nước bên dưới mái vòm. 8 Thiên Chúa gọi (phía trên) mái vòm là trời, phía dưới là nước. Hoàng hôn tới, và bình minh theo sau - ngày thứ hai trôi qua.
9 Sau đó Thiên Chúa phán, "Nước ở bên dưới trời hay tụ về cả một vực mà thôi, để cho lục địa khô cạn xuất hiện." Quả thế: nước ở bên dưới trời đã dồn cả vào một vực, và lục địa khô cạn đã xuất hiện. 10 Thiên Chúa gọi lục địa khô cạn là đất, còn vực tụ nước thì Ngài gọi là biển. Thiên Chúa cho là tuyệt hảo. 11 Sau đó Thiên Chúa phán, " Ðất đai hãy sản xuất thảo mộc gồm những cây mang hạt giống và những cây ăn trái mà trái lại có hạt giống bên trong." 12 Và quả như vậy: đất đai sản xuất các cây có hạt giống đủ loại, và các cây ăn trái mà trái lại có hạt giống bên trong cũng đủ loại. Thiên Chúa cho là tuyệt hảo. 13 Hoàng hôn tới và bình minh theo sau - ngày thứ ba trôi qua.
14 Sau đó Thiên Chúa phán, "Hãy xuất hiện những điểm sáng ở vòm trời để cách li ngày khỏi đêm, và mấy điểm này sẽ giúp xác định thời giờ, ngày và năm, 15 lại dùng làm đèn soi vòm trời, chiếu sáng xuống đất." Và quả như vậy: 16 Thiên Chúa tạo ra hai nguồn sáng chính, nguồn mạnh hơn để giám quản ban ngày, và nguồn yếu hơn giám quản ban đêm; và ngài còn tạo ra các tinh cầu. 17 Thiên Chúa đặt chúng vào vòm trời, để chiếu sáng xuống mặt đất, 18 và để giám quản ngày và đêm, lại cách li ánh sáng khỏi bóng tối. Thiên Chúa cho là tuyệt hảo. 19 Hoàng hôn tới, và bình minh theo sau - ngày thứ tư trôi qua.
20 Sau đó Thiên Chúa phán:" Dưới nước kia phải lúc nhúc các sinh vật, và trên đất kia hãy để cho chim muông bay lượn dưới vòm trời. "Và đúng như vậy: 21 Thiên Chúa đã tạo tác những hải vật to lớn hình dạng khủng khiếp và mọi thứ sinh vật lúc nhúc dưới nước , cùng là đủ loại cầm điểu có cánh. Thiên Chúa cho là tuyệt hảo, 22 và Thiên Chúa chúc phúc cho chúng bằng câu, " Hãy sinh sản ra nhiều, cho chật nước các hải dương, và chim muông phải tăng số trên mặt đất. " 23 Hoàng hôn tới, bình minh tiếp theo - ngày thứ năm trôi qua.
24 Sau đó Thiên Chúa phán, "Mặt đất hãy sản xuất các sinh vật gồm có gia súc, các giống bò sát *và các hoang thú đủ loại." 25 Và đúng như vậy: Thiên Chúa đã tạo ra các hoang thú đủ loại, gia súc đủ loại, và các giống bò sát mặt đất đủ loại. Thiên Chúa cho là tuyệt hảo. Thế rồi ]
26 Thiên Chúa phán, "Nào chúng ta* hãy tạo nên những con người giống hình ảnh chúng ta, phỏng theo tượng dạng chúng ta. Hãy đặt chúng quản trị cá ở biển, chim trên trời và gia súc cùng là các hoang thú và các tạo vật bò sát mặt đất."
27 Thiên Chúa đã tác tạo con người lấy chính mình làm mô dạng, theo đúng mô dạng của Thiên Chúa ngài đã tác tạo y; có nam và có nữ ngài đã tác tạo họ.
28 Thiên Chúa chúc lành cho họ bằng câu: "Hãy sinh sôi nảy nở cho nhiều; hãy lan tràn khắp mặt đất và hãy làm chủ địa cầu. Hãy thống trị cá biển, chim trời và các sinh vật di động trên đất.*" 29 Thiên Chúa còn phán,"Kìa, ta ban cho các ngươi các cây mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây sinh trái có hạt giống bên trong để các ngươi dùng làm thức ăn, 30 ngoài ra còn cho các thú vật trên lục địa, chim trên trời, và mọi sinh vật bò sát trên mặt đất được lấy cây xanh làm thực phẩm." Và đã được như ý. 31 Thiên Chúa ngắm các thức ngài đã tác tạo, và nhìn nhận là tuyệt hảo.
[ Hoàng hôn tới, và bình minh theo sau - ngày thứ sáu trôi qua.
2:1 Như vậy là cuộc tác tạo các tầng trời và địa cầu cùng tất cả các phụ vật đã thành toàn. 2 Vào ngày thứ bảy Thiên Chúa làm xong công trình ngài đương làm. Vào ngày thứ bảy ngài đã ngưng nghỉ sau khi hoàn tất công tác trù liệu.]
5 Hồi đó khi Thiên Chúa tác tạo trái đất và các tầng trời - lúc ấy trên lục địa chưa có cây cối, ngoài đồng nội cỏ xanh chưa đâm mầm, vì trước lúc ấy Gia-vê Thiên Chúa chưa cho mưa tưới địa cầu, lại chưa có người cày cấy, 6 chỉ có một con suối từ lòng đất vọt lên chan nước ra khắp nơi. 7 Gia-vê Thiên Chúa lấy bụi đất nặn ra hình người *và hả hơi vào mũi y để y tiếp nhận sức sống, và như vậy con người trở thành một sinh vật.
8 Sau đó Thiên Chúa tạo ra một thửa vườn ở Y điền * toạ lạc tại hướng đông, và ngài đem con người ngài đã nặn đặt vào đó. 9 Từ lòng đất Gia-vê Thiên Chúa cho cây cối đủ loại mọc lên, hình dạng xinh đẹp lại có thể dùng làm thực phẩm tốt; đặc biệt có cây Trường Sinh mọc chính giữa vườn, lại có cây giúp ý thức điều thiện điều ác....
15 Gia-vê Thiên Chúa đem con người bỏ vào vườn Y điền, để y cầy cấy chăm nom thửa vườn. 16 Gia-vê Thiên Chúa ra cho y mệnh lệnh sau: "Nhà ngươi muốn ăn trái cây nào trong vườn cũng được, 17 trừ trái cây giúp ý thức thiện ác*. Trái từ cây đó nhà ngươi chớ có ăn; nếu ăn vào là mất mạng."
18 Gia-vê Thiên Chúa phán: "Ðàn ông ở một mình thì không hay. Ta sẽ tạo ra một kẻ đồng bạn xứng hợp với y." 19 Thế là Gia-vê Thiên Chúa lấy đất nặn ra nhiều hoang thú khác nhau và nhiều chim trời khác nhau và Ngài đem lại cho người đàn ông để y ngắm dạng và đặt tên cho chúng. Y cho tên nào thì mỗi con sẽ mang tên ấy. 20 Người đàn ông đặt tên cho các gia súc, các chim trời, và các hoang thú; nhưng không con nào có thể gọi là đồng bạn xứng hợp với y được.
21 Như vậy Gia-vê Thiên Chúa làm phép cho người đàn ông ngủ mê, và đương khi y ngon giấc, ngài rút một khúc xương sườn của y, và lấy thịt đắp vào chỗ khuyết. 22 Thế rồi Gia-vê Thiên Chúa lấy khúc xương sườn rút ra từ người đàn ông mà kiến tạo nên một người đàn bà. Khi ngài đem nàng lại cho chàng, 23 thì người đàn ông nói:
" Rốt cuộc, đây là khúc xương từ bộ cốt của ta, là cơ nhục từ thịt xác của ta. Nàng sẽ mang tên là "đàn bà" *, là vì từ đàn ông của mình* nàng đã ra đời."
24 Ðó là lí do khiến đàn ông bỏ cha bỏ mẹ mà gắn bó với vợ mình, và hai người trở thành một thân thể.
25 Người đàn ông và vợ cả hai ở dạng khoả thân mà không e thẹn gì hết.
1 Con rắn thường được coi là loài tinh khôn nhất trong các vật được Gia-vê Thiên Chúa tác tạo. Bữa đó con rắn hỏi người đàn bà,"Có thật Thiên Chúa cấm nàng không được ăn bất cứ trái cây gì trong vườn chăng? " 2 Người đàn bà trả lời con rắn: "Chúng tôi được phép ăn trái các cây trong vườn, 3 chỉ trừ có trái từ cây đứng ở giữa vườn, vì Thiên Chúa đã căn dặn 'Các ngươi chớ ăn nó vào, động tới là chết.'" 4 Nhưng con rắn bảo người đàn bà. "Ðâu có ! Nàng sẽ chẳng chết đâu! 5 Chỉ vì Thiên Chúa thừa biết nàng ăn trái đó vào, thì sẽ giác ngộ, sẽ giống các thần minh ý thức được điều thiện điều ác." 6 Người đàn bà ngắm nghía thấy trái ăn vào chắc ngon miệng, mà trông lại đẹp mắt, nó còn hấp dẫn vì có thể giúp mình hiểu biết thêm. Nàng bèn hái lấy vài ba trái từ cây mà đưa lên miệng; rồi lại đem mấy trái nữa mời chồng nàng lúc ấy đương ở gần nàng, và chàng cũng ăn. 7 Chợt con mắt của cả hai bừng mở, và họ nhận thức mình đương trần truồng, mới đi kiếm lá cây kết lại làm đồ mặc che thân.
8 Khi họ nghe thấy tiếng chân Thiên Chúa tản bộ trong vườn vào lúc ánh dương đã dịu lại có gió hiu hiu, thì vợ chồng hai người muốn lánh mặt Gia-vê Thiên Chúa, bèn tìm đến mấy lùm cây trong vườn mà ẩn núp.
[ Sau khi A-đam đã ăn trái cấm,] 9 Gia-vê Thiên Chúa lên tiếng gọi người đàn ông mà hỏi chàng, "Ngươi đâu rồi?". 10 Chàng đáp, "Nghe tiếng ngài trong vườn, tôi sợ quá vì thấy mình khoả thân, thành ra phải đi ẩn." 11 Ngài hỏi, "Ai mách cho ngươi hay là ngươi khoả thân? Phải rồi, ngươi đã ăn trái cấm !" 12 Người đàn ông đáp, "Người đàn bà ngài đã đặt bên tôi - nàng đã cho tôi trái cây đó, và tôi đã ăn." 13 Bấy giờ Gia-vê Thiên Chúa hỏi người đàn bà, "Sao ngươi làm chuyện như vậy?" Người đàn bà trả lời,
" Con rắn cám dỗ tôi, và tôi đã ăn."
14 Gia-vê Thiên Chúa nói với con rắn, "Bởi vì mày đã làm chuyện như thế này, mày sẽ bị đày xa các thú vật khác, và trong số các tạo vật sống hoang mày sẽ phải bò bằng bụng, và phải ăn bụi ăn đất suốt đời mày. 15 Ta sẽ gây nên mối thù giữa mày với người đàn bà, và giữa con cái của mày với con của nàng; mà con nàng* sẽ tấn công trúng đầu mày, giữa lúc mày muốn tấn công gót chân người đó."
16 Với người đàn bà ngài phán, " Ta sẽ bắt ngươi phải đau quặn khốn nạn khi sinh đẻ; và ngươi phải khổ sở lắm mỗi khi lâm bồn. Ngươi một lòng khát mong chồng, mà chàng sẽ làm chúa ngươi.*"
17 Với người đàn ông, ngài phán," Ðất kia bị rủa độc là vì ngươi! Muốn ăn hoa mầu của nó suốt đời ngươi sẽ phải lao động cực nhọc. 18 Từ đất chà gai sẽ mọc lên gây khó cho ngươi, và ngươi sẽ phải lượm rau hoang ngoài đồng mà lót dạ. 19 Phải đổ mồ hôi trán, ngươi mới tìm ra cơm bánh mà ăn, chờ ngày ngươi trở lại với bụi đất nơi ngươi xuất phát. Là vì ngươi vốn là bụi đất, ngươi sẽ trở thành bụi đất."
20 Người đàn ông gọi vợ mình là E-va, bởi vì nàng là mẹ hết các người sống .
21 Muốn giúp hai vợ chồng, Gia-vê Thiên Chúa lấy da thú làm áo cho họ mặc. 22 Rồi Gia-vê Thiên Chúa phán, "Xem đây ! Người đàn ông đã trở thành một vị trong số chúng ta, vì đã nhận thức điều thiện với điều ác! Do đó đừng cho y với tay hái quả cây Trường Sinh nữa, kẻo ăn vào y sẽ sống đời đời." 23 Sau đó Gia-vê Thiên Chúa đuổi chàng ra khỏi vườn Y-điền, bắt cầy đất, vốn là chất đã giúp cấu tạo ra chàng. 24 Phát vãng người đàn ông rồi, ngài đặt những (thiên sứ thuộc cấp) Kê-ru-bim* tay cầm kiếm sáng loáng, trấn lối vào cây Trường sinh..
.....
Ðó là đoạn kinh của Do Thái nói rõ về nguồn gốc của Vũ trụ và con người đều do Thiên Chúa tạo ra.
Chúng ta cũng cần biết đời sống của con người, các nhà khoa học đã xác định như thế nào.
Theo bài viết Khi Nào Thì Có Mầm Sống của Bác sĩ Vũ Văn Dzi:
Khi Tổng thống George Bush can đảm liều mình ký nghị định cho phép các nhà bác học được nghiên cứu trên hơn 60 mẫu tế bào gốc (stem cells) bằng ngân quỹ của chánh phủ liên bang thì ông đã tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của chuyên viên Y học và thần học, đạo đức học để khỏi bị chỉ trích bởi những người đã ủng hộ ông trước đây khi ông tranh cử và hứa chống lại vấn đề phá thai.
Việc nghiên cứu các tế bào gốc vô cùng quan trọng vì nó sẽ mở ra kỷ nguyên của việc chế tạo nhiều loại thuốc mới sẽ làm đảo lộn đời sống con người như chữa lành bệnh tiểu đường, bại liệt, Parkinson, ung thư, cải lão hoàn đồng, trường sinh bất tử, niết bàn tại thế, nhưng trở ngại là muốn có các tế bào gốc để nghiên cứu thì phải phá hủy các phôi, embryo, và điều này bị phe chống phá thai phản đối.

MẦM SỐNG CÓ TỪ ĐÂU ?

Giáo hội Công giáo La Mã có lập trường dứt khoát hơn cả và đã không thay đổi từ hàng chục năm nay la` mầm sống bắt đầu ngay sau khi thụ tinh, nghĩa là khi trứng của người đàn bà kết hợp với tinh trùng của người đàn ông, hiện tượng này được gọi là fertilization, DNA của hai tế bào sẽ kết hợp với nhau để sau đó tăng trưởng thành một phôi, embryo, và nếu việc đậu thai (implantation) vào bên trong tử cung thành công thì sẽ tiếp tục tăng trưởng để trở thành một bào thai.

Đối với Giáo Hội thì một phôi hoặc một trứng đã thụ tinh cũng có “quyền sống” như một con người và việc phá hủy một phôi để lấy tế bào gốc thì cũng tương đương với việc phá thai mà Giáo Hội luôn luôn chống lại. Nhưng sau khi các trung tâm trị hiếm muộn bằng thụ tinh nhân tạo, in vitro fertilization, thành công trong việc đem hấp tinh trùng với trứng ở trong phòng thí nghiệm rồi sau khi tiến triển thành phôi thì đem cấy vào bên trong tử cung của người đàn bà thì đã tạo nên nhiều rắc rối trong việc định nghĩa khi nào có mầm sống?

Nhiều trung tâm sau khi thực hiện việc thụ tinh nhân tạo xong và có được nhiều phôi (trung bình từ 8 đến 9 mỗi lần) thì chỉ giữ lại những phôi khỏe mạnh nhất và số còn lại thì đem đông lạnh hoặc phá hủy. Ở bên Anh trong năm 1991 có hơn 50,000 trẻ sơ sinh ra đời bằng thụ tinh nhân tạo và con số phôi đem đi phá hủy được ghi lại là 294,584. Theo tài liệu ở Mỹ thì đã có trên 100,000 trẻ sơ sinh ra đời bằng thụ tinh nhân tạo nên có lẽ con số phôi được phá hủy lên tới trên 600,000. Chỉ có một số ít phôi được giữ lại để dùng lấy tế bào gốc để khảo cứu. TT Bush đã ký giấy cho phép nghiên cứu trên những tế bào gốc lấy ra từ những phôi này được phân phối ở một số quốc gia như Thụy Điển, Ấn Độ, Do Thái và Mỹ.

RANH GIỚI CỦA MẦM SỐNG…

Vấn đề khó khăn nhất là làm sao định nghĩa được khi nào mầm sống thực sự khởi đầu và được coi như là một sinh vật?

Các nhà phôi học, embryologist, cho biết là sau khi trứng được thụ tinh thì sau một tuần lễ mới thụ thai, implantation, và sau hai tuần lễ thì trở thành phôi riêng biệt để tăng trưởng thành một bào thai độc nhất vì trước đó có thể tách ra làm hai phôi song sinh. BS Margeret Farley (Đại học Yale) nói “một vài vị đạo đức học của Công Giáo cũng thiên về lý luận rằng chưa có mầm sống khi chưa có đậu thai (7 ngày) hoặc trước 14 ngày vì vẫn có thể có hiện tượng song sinh”. Đối với Do Thái Giáo thì chỉ khi nào bào thai ra khỏi lòng mẹ thì mới có đời sống nên khônng chống lại việc thụ tinh nhân tạo hoặc nghiên cứu các tế bào gốc.

TNS Orrin Hatch (Utah) là một người triệt để chống phá thai vì theo đạo Mormon, nhưng lại ủng hộ việc nghiên cứu tế bào gốc và thụ tinh nhân tạo. Ông nói “Một phôi đông lạnh không thể đem so sánh với một bào thai đang tăng trưởng ở trong bụng của người mẹ”. Theo giáo lý của đạo Mormon thì linh hôn có sẵn từ trước sẽ nhập vào bào thai ở trong bụng người mẹ vào một thời điểm nào đó do cơ duyên tiền định mà loài người không thể biết được. Nếu không có tử cung của người mẹ thì linh hôn sẽ không nhập vào và không có đời sống. Quan niệm này có vài điểm giống như của Phật Giáo và Ấn Độ giáo. Những người chống lại TNS Hatch thì đặt vấn đề những trường hợp dùng tử cung nhân tạo (đang được nghiên cứu) hoặc trong những trường hợp sanh thuê đẻ mướn thì sau ? TNS Hatch cãi lại rằng phải có sự phân biệt giữa sự thụ tinh khi tinh trùng kết hợp với trứng nhưng chưa đậu vào tử cung và trường hợp đã đậu vào tử cung và tăng trưởng, không có tử cung của người mẹ thì không thể có sự sống.

Đời sống với ông thì tử cung của người đàn bà là trọng tâm của sự sống nên ông ủng hộ việc nghiên cứu tế bào gốc lấy từ các phôi đã bị phá hủy và không dùng đến của các trung tâm thụ tinh nhân tạo.

Nhưng nếu gạt bỏ vấn đề thần học, linh hồn, đầu thai, hóa kiếp, luân hồi quả báo … sang một bên thì cho đến nay khoa học vẫn chưa có thể xác định một cách chính xác tuyệt đối là khi nào thì có mầm sống?

BS Brigid Hogan của Đại Học Vanderbilt, một chuyên viên về phôi học có một quan niệm tương đối khá vững chắc. Bà không tin rằng mầm sống khởi sự có ngay sau khi thụ tinh vì lúc đó trứng đã thụ tinh nhưng chưa có một chiều hướng nhất định sẽ đi về hướng nào? Lúc đó phôi giống như một tờ giấy xếp làm đôi và chơ` đợi một số tế bào gốc gọi là node, tự nhiên tắch rời ra và di chuyển vào bên trong phôi và sau đó sẽ phát ra nhiều tín hiệu đặc biệt (do mã số DNA chỉ huy) và biến thành nhiều cơ quan khác nhau để trở thành nền tảng cho những bộ phận như tim, thần kinh, xương sống sau này.

Hiện tượng các mã số DNA ra lệnh cho các tế bào gốc tăng trưởng và biến hóa là một thời điểm xảy ra đúng vào lúc 14 ngày sau khi thụ tinh và phôi đã nằm chắc ở trong thành tử cung. Nhiều người chấp nhận thời điểm này là khởi đầu của sự sống chứ không phải ngay từ khi có thụ tinh, fertilization.

Theo lời BS Thomas Murray của Viện Hasting ở New York thì trước đây những phong trào chống phá thai ghi nhận rằng đời sống có ngay từ khi có sự thụ tinh và lập trường này không hề bị thay đổi. Nhưng với những khám phá mới chính xác hơn của ngành phôi học thì lập trường của một số chính trị gia chống phá thai đã bắt đầu bị “chao đảo” và không còn coi lằn ranh của sự thụ tinh như là bất khả xâm phạm nữa. Và đây cũng là lý do khiến TT Bush dám mạnh tay ký giấy cho phép nghiên cứu các tế bào gốc.

Cuộc tranh luận về sự sống và chết sẽ còn lâu mới có thể giải quyết được và có lẽ sẽ chẳng bao giờ có được đáp số cũng như vấn đề con người từ đâu đến và sẽ tồn tại đến bao giờ?
 (Trích Y Tế nguyệt san Bộ VIII Số 01 Tháng 01-2002)

Theo Phật giáo thì đời sống của con người bắt đầu lúc người đàn ông và đàn bà giao hợp với nhau, khi đó có hàng ngàn kiết sinh thức chờ đợi để được tái sinh, nhưng chỉ có một kiết sinh thức có đủ nhân duyên thành công mà thôi. Như thế đời sống của một con người bắt đầu từ đó.

Khoa học ngày nay tiến đến tạo sinh vô tính (Cloning). Năm 1997, các nhà khoa học Anh ở viện Roslin công bố đã cho ra đời con cừu con Dolly bằng phương pháp tạo sinh vô tính. Thật ra thì con cừu Dolly đã chào đời ngày 5-7-1996, nhưng một năm sau các nhà khoa học ở viện Roslin (Scotland) mới công bố kết quả thành công nầy, tên con cừu đặt theo tên của nữ ca sĩ Scotland Dolly Parton. Sau khi công bố thành công tạo sinh vô tính con cừu Dolly, từ đó dấy lên sự phản đối từ các nhà lãnh đạo tôn giáo, khoa học, xã hội vì người ta lo ngại từ nhân bản cừu cho đến nhân bản con người chỉ là quảng ngắn.

Việc nghiên cứu tế bào gốc, buộc người ta phải phá hủy cái phôi, trong tiến trình phát triển thành thai hoàn chỉnh, như thế cũng là cách giết một mầm sống thai nhi hay nói khác hơn là giết chết một sinh mệnh.
Tiến sĩ Herry Griffin, để bảo vệ thành quả của mình, ông tuyên bố nghiên cứu này mở đường cho việc điều trị nhiều tật bệnh của con người. Từ đó các viện nghiên cứu đã thử nghiệm để tạo sinh vô tính nhân bản, có nơi đã làm hơn 300 thử nghiệm nhưng xác xuất thành công rất hiếm, họ kết luận rằng làm ra con cừu Dolly thì dễ nhưng tạo ra con người bằng tạo sinh vô tính khó gắp bội lần, người ta vẫn tin rằng cuối cùng rồi cũng sẽ thành công.
Chúng ta hãy đọc bài viết có giá trị của Bác sĩ Nguyễn Ý Đức, ông giải thích rõ ràng việc tạo sinh vô tính, tế bào mầm (tế bào gốc), lý do tôn giáo hay những nhà đạo đức đã phản đối các công trình nghiên cứu qua hai bài viết sau đây:
  1. VẤN ĐỀ SINH SẢN VÔ TÍNH

Vừa mới vui mừng đón Đấng Cứu Thế ra đời được vài ngày thì dư luận thế giới lại xôn xao với một đe dọa trong luật sống thiên nhiên của nhân loại. Đó là việc không cần tuân theo các sắp đặt của Đấng Tạo Hóa mà con người cũng có thể tạo sinh ra con người. Sự việc này được công bố vào ngày thứ Sáu, 27 tháng 12 năm 2002, trong một cuộc họp báo tại Florida, Mỹ quốc. 
Giám Đốc công ty Clonaid là Tiến sĩ Brigitte Boisselier, giáo sư hóa học, cho thế giới hay một phụ nữ 31 tuổi đã hạ sanh cháu bé tên “Eve” nặng 7 lbs theo phương pháp vô tính bằng tế bào của chính bà này. Công ty không cho biết tên và địa chỉ của người mẹ cũng như không nói rõ ai đã thực hiện sự tạo nhi và bằng phương thức nào. Họ chỉ tiết lộ mẹ của Eve cần “cloning” vì chồng bà ta vô sinh mà bà ta lại muốn có con. 
Đến ngày Chủ nhật, công ty cho biết thêm là một bác sĩ tiểu nhi đã khám Eve, và Eve rất lành mạnh. Công ty còn cho hay, vào tuần sau, một bé nhân bản thứ hai của  một cặp đồng tính nữ sẽ sinh ở miền bắc Âu châu. Sau đó, vào ngày thứ Hai 30/12/02, Tiến sĩ Boisselier loan báo tiếp là Eve sẽ được đưa về Hoa Kỳ đoàn tụ cùng với gia đình. Bà ta nói thêm, sau khi về đến nhà thì họ đồng ý cho một nhóm chuyên gia độc lập tới lấy DNA của hai mẹ con để kiểm chứng liên hệ.
Clonaid, trụ sở chính nằm trong đảo Bahama, tự giới thiệu là cơ sở đầu tiên tạo ra  sinh sản vô tính ở con người. Công ty được nhóm tôn giáo Raelian Movement thành lập vào năm 1997. Nhóm này khẳng định loài người trên trái đất được sinh vật ngoài hành tinh Elohim tạo ra một cách khoa học bằng phối hợp gen di truyền DNA. Họ nói là Chúa Jesus cũng được tái sinh nhờ phương pháp đó. Chủ thuyết của họ cho sinh sản vô tính là chìa khóa của đời sống vĩnh hằng và sinh sản này có thể thay thế cho cả thuyết tiến hóa của Darwin và tín điều tạo sinh của nhiều tôn giáo lớn. Vào thập niên 1990, nhóm này đã được chính quyền Quebec cấp cho quy chế tôn giáo. Lãnh đạo tinh thần của phong trào, với 55.000 người hâm mộ trên khắp thế giới, là Claude Vorilhon, một ký giả người Pháp. Claude khoe, vào năm 1973, trong khi đi thăm một núi lửa trên đất Pháp, ông ta thấy đĩa bay đáp xuống gần đó. Từ đĩa bay, một người hành tinh thanh lịch bước ra. Hai bên chào hỏi nói chuyện. Khách cho hay, nhân loại là do người hành tinh tạo ra bằng chế biến gen di truyền. 
Tin bé Eve ra đời đã được giới truyền thông trên thế giới loan tải rộng rãi. Các nhà khoa học, tôn giáo, chính khách liên tục phát biểu ý kiến, mà hầu hết là kết án việc làm của Clonaid. Một số thì cho rằng đây chỉ là trò quảng cáo của nhóm này. Nhiều nhà làm luật vội vàng tuyên bố sẽ ban hành luật cấm sự tạo sinh vô tính. Riêng Claude Vorillon thì hể hả tuyên bố: “Dù luật có cấm, chúng tôi cũng đã thành công vì tổ chức của chúng tôi đã được truyền thông trên khắp thế giới lưu ý tới”.
Xin tìm hiểu vấn đề bằng cách ôn lại sinh sản bình thường, hữu tính rồi đến vô tính, cũng như hậu quả của phương pháp nhân bản này. 
Sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính
Sinh sản hữu tính là sinh sản trong đó có sự kết hợp giữa đực và cái, nam và nữ.
Bình thường, sự thụ tinh giữa trứng nữ và tinh trùng nam sẽ tạo ra phôi thai, rồi bào thai. Trứng và tinh trùng đều mang tính gen di truyền trong phân tử DNA. Theo sự sắp đặt của Tạo Hóa thì sự thụ tinh xẩy ra ở cơ quan sinh dục người nữ, trong vòng 24 giờ sau khi đôi bên nam nữ giao hoan. Và sự sinh con đẻ cái là để nối tiếp dòng giống con người trên trái đất, như ý muốn của Đấng Toàn Năng. 
Nhưng rồi gần đây các tiến bộ của y khoa học đã lấy đi cái quyền độc tôn đó của Tạo Hóa. Cho nên mới có “test tube baby Louise Brown” (bé Louise Brown trong ống nghiệm), mới có bà mang thai cháu hộ cho con, mới có kẻ thuê mướn người mang thai cho mình.
Cũng nhắc lại là trong cơ thể sinh vật có hai loại tế bào: tế bào sinh sản (reproductive cells) sinh ra trứng, tinh trùng, và tế bào thường (somatic cells) để cấu tạo gan, phổi, tim... Mỗi tế bào có 36 cặp nhiễm thể (chromosomes). Tế bào nam có một nhiễm thể giống tính nữ X và một nhiễm thể giống tính nam Y. Tế bào nữ có hai nhiễm thể giống tính nữ  XX.  
Tinh trùng và trứng chỉ có một nhiễm thể. Trứng có một nhiễm thể X; tinh trùng có con mang một nhiễm thể X, có con mang một nhiễm thể Y. Sanh trai hay gái là tùy theo khi thụ tinh: một con tinh trùng X hoặc Y nào đó chui tọt được vào trái tim một trứng X. Nếu là chú tinh trùng Y, ta có trứng thụ tinh X+Y và đẻ ra con trai. Nếu là cô tinh trùng X, ta có trứng thụ tinh X+X, bà mẹ đẻ ra con gái. Như vậy yếu tố sanh trai hoặc gái là từ người đàn ông với hai loại tinh trùng nữ X và nam Y quyết định. Nghĩ mà tội nghiệp thân phận đàn bà xưa kia. Khi vợ không sanh được con trai để nối dõi tông đường là bị ông chồng hất hủi, đổ lỗi cho. Và ông ta có cớ để kiếm thêm dăm ba bà vợ nhỏ, nàng hầu. 
Còn sinh sản vô tính là hình thức sinh đẻ không có sự kết hợp giữa giống tính nam và nữ. Đây là phương thức tạo ra một sinh vật mới bằng cách sao y nguyên tín hiệu di truyền từ một sinh vật cha hoặc mẹ. Nhiều người còn gọi sinh sản vô tính là sinh sản nhân bản. Theo định nghĩa, nhân bản là tạo ra nhiều bản đúng như bản cũ. Thí dụ làm photocopy hoặc đánh máy một tài liệu với giấy carbon để có nhiều văn bản giống  nhau. 
Phương thức đang được nhiều khảo cứu dùng là “chuyển nhân” với diễn tiến như sau:
1- Ta lấy trứng trong noãn sào (ovary), giả thử là của bà Lan
2- Hút bỏ nhân có nhiễm thể mang gen di truyền trong trứng này (nhân sẽ không còn nhiễm thể nữ X)
3- Kiếm một tế bào nào đó, giả thử là của ông Minh  
4- Kết hợp tế bào ông Minh với trứng mất nhân của bà Lan, bằng hai cách: 
-Tách lấy nhân với DNA từ tế bào của ông Minh, rồi bơm nhân này vào trứng  mất nhân của bà Lan;  hoặc:
-Để trứng mất nhân của bà Lan và tế bào ông Minh nằm cạnh nhau. Cho đôi bên  kết hợp bằng một kích thích điện năng.
5- Dùng điện năng hoặc hóa chất kích thích để trứng bà Lan có nhân mới của ông Minh, tăng sinh thành phôi bào. 
Phôi bào có hai loại tế bào: tế bào thường sẽ thành nhau (placenta) với nhiệm vụ nuôi dưỡng, và một nhóm tế bào mầm ở giữa có khả năng tăng sinh để tạo ra mọi loại tế bào trong các cơ quan bộ phận con người.
Cloning trị liệu và cloning sinh sản
Khi phôi bào đã thành hình, vấn đề được đặt ra, là cloning trị liệu hay cloning sinh sản.
a- Cloning trị liệu: 
Người ta tách các tế bào mầm, nuôi cấy cách riêng, hướng dẫn tế bào đó thành loại tế bào mình muốn để  dùng trong việc thay thế trị liệu. 
Giả thử, ông Nguyên bị bệnh tiểu đường vì tế bào tụy tạng không tiết ra đủ chất Insulin. Khoa học gia dùng một tế bào nào đó của ông để cloning thành một phôi bào rồi lấy tế bào mầm của phôi bào đó, truyền dẫn thành tế bào tụy tạng, ghép vào tụy tạng suy yếu của ông Nguyên. Tụy tạng tăng cường này sẽ tiết ra Insulin để trị bệnh tiểu đường. Người ta cũng có thể làm như vậy với tế bào tim, tế bào gan, nhất là tế bào thần kinh, một khi tiêu hao là không tái sinh được. Như vậy thì cloning đã phục vụ con người.
Hiện nay chỉ có viện nghiên cứu Advanced Cell Technology tại Massachusetts làm công việc cloning trị liệu trên đất Mỹ. Anh quốc cấm cloning sinh sản nhưng cho phép cloning trị bệnh.
b- Cloning sinh sản: 
Đây là vấn đề phức tạp, gây nhiều tranh luận. Phôi bào với tế bào mầm của trứng bà Lan sẽ được đưa vào tử cung bà Tâm nào đó để nhờ mang thai hộ, hoặc đưa vào chính tử cung bà Lan.
Trên lý thuyết, phôi bào sẽ có thể lớn lên trở thành bào thai và sanh ra một hài nhi. Hài nhi này được tạo ra từ trứng của bà Lan đã mất DNA nguyên thủy mà mang gen di truyền DNA của ông Minh, người cho tế bào. Nguồn năng lực cho tất cả tế bào trong cơ thể không phải là từ trứng bà Lan mà từ nhân tế bào của ông Minh được bơm vào. Hài nhi này được gọi là sinh sản vô tính vì không do kết hợp nam nữ, đực cái.
Kích thích tố từ bà Tâm được nhờ mang phôi bào sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng khác nhau trên sự tăng sinh của phôi bào. Hậu quả là hài nhi này có thể sanh non, mang nhiều khuyết tật, bệnh hoạn. 
Việc tạo sinh nhân bản vô tính là đề tài thảo luận sôi nổi trong giới tôn giáo, khoa học, chính trị, y đức. 
Cloning bắt đầu từ bao giờ?
Thụ thai, sanh con đẻ cái vẫn là vấn đề thần bí cho tới thế kỷ thứ 19 mới được giải thích. Trước đó, vào thế kỷ 16, hóa học gia Thụy Sĩ Paracelsus còn cứ nghĩ rằng nếu ta nấu tinh trùng nam với phân ngựa trong 40 ngày thì ta sẽ tạo ra một nhân mạng nhỏ bé nhưng không có linh hồn.
Còn việc tạo sinh nhân bản thì đã được giới khảo cứu để ý tới từ lâu. Năm 1938, khoa học gia người Đức Hans Spermann đưa ra lý thuyết là có thể tạo sinh vô tính động vật bằng cách phối hợp một phôi bào với một trứng. Năm 1952, Robert Briggs và TJ King lấy nhân phôi bào ếch, cho kết hợp với tinh trùng con ếch khác, nhưng sự kết hợp không thành công. Năm 1962, nhà sinh học phân tử Anh quốc John Gurdon cho hay ông đã kết hợp được một con ếch từ nhân tế bào ruột một con ếch khác. Năm 1970, ông cấy phôi bào ếch vào trứng và tạo ra một con nòng nọc. Tiếp tục thử nghiệm cho tới năm 1970, ông nhân bản được 30 con ếch.
Năm 1978 đánh dấu bước ngoặt quan trong trong việc thụ tinh sinh đẻ: baby Louise Brown được sinh ra do sự kết hợp trứng và tinh trùng trong một hộp thí nghiệm. Sự việc này đã khiến lối sanh con đẻ cái bằng giao hoan thiên nhiên bị cạnh tranh.
Việc cloning sinh vật tiếp tục được nhiều người nghiên cứu. Năm 1994, 5 con trừu non được “sao y bản chánh” ở Anh. Năm 1997, cừu Dolly được Ian Wilmut tạo sinh nhân bản ở Scotland. Đây là động vật đầu tiên được tạo ra do phương pháp chuyển nhân: cho kết hợp tế bào vú con cừu với trứng mất nhân di truyền của con cừu khác. Trứng phối hợp được nuôi và tăng sinh thành phôi bào. Cấy phôi bào vào tử cung con cừu thứ ba để lớn lên và sanh ra bé trừu Dolly. Bây giờ thì Dolly đã trở thành bà nội ngoại, già yếu rồi... 
Đến năm 1999, chú khỉ Tetra cũng được viện nghiên cứu trên Oregon tạo ra bằng phương pháp phân tách phôi bào: trứng khỉ thụ tinh với tinh trùng khỉ, cho ra phôi bào với 8 tế bào. Tách phôi bào ra làm 4 cặp tế bào giống nhau. Cấy mỗi cặp vào tử cung khỉ khác để tăng sinh. Bất hạnh là chỉ có một khỉ Tetra sống sót ra đời và không mang một gen nào của cả cha lẫn mẹ, nhưng giống y hệt các con khỉ kia nếu chúng còn sống thành khỉ.
Bác sĩ sản khoa Serevino Antoni cách đây mấy tháng cũng tuyên bố là phòng thí nghiệm của ông ta đang có một phụ nữ mang thai vô tính và sẽ sanh một bé trai vào tháng Giêng năm 2003. Panos Zavos, một cựu giáo sư tại Đại Học Kentucky tuyên bố cũng sẽ cloning người nhưng ông ta chưa thành công trong việc tạo ra phôi bào. 
Sinh sản vô tính không phải dễ thực hiện
Theo bác sĩ Ian Smith, chuyên gia của hệ thống truyền thanh NBC thì, phương thức sinh sản này không phải là việc dễ làm. Nó cần một trình độ kiến thức cao, một kỹ thuật toàn hảo và rất nhiều may mắn. Để tạo ra Dolly, Ian Wilmut đã phải thử nghiệm  tới lui cả 276  lần mới thành công.  
Rudolf Jaenisch, nhà sinh vật học tại Massachusetts Institute of Technology, tuyên bố là hiện giờ mà nghĩ tới việc cloning con người là một hành động vô trách nhiệm. Lý do là có thể sau khi tạo ra, hài nhi đó có vẻ lành mạnh nhưng khi lớn lên chưa biết sức khỏe nó sẽ ra sao. Ông ta kết luận là không nên thử nghiệm con người như thử trên loài vật.  
Alta Charo, Khoa Trưởng trường Luật tại Wisconsin không tin tưởng là việc sinh sản vô tính người đã thực hiện được. Và nếu có thì đây là một thử nghiệm vô trách nhiệm vì cho tới nay ngay cả thử trên súc vật cũng chưa ai biết có an toàn hay không. 
Nhiều nhà khảo cứu khác đều đồng ý là một động vật được tạo ra như vậy đều có nhiều vấn đề sức khỏe như kinh phong, mập phì, u bướu, bệnh tim mạch trầm trọng, bệnh xương khớp cũng như nhiều khuyết tật nguy hiểm. Các bệnh hoạn này đều là hậu quả sự biến đổi của gen trong khi chuyển nhân. Ấy là chưa kể việc sao chép nguyên bản sẽ tạo ra một loạt người giống hệt nhau, như  những chiếc xe hơi, xe đạp. 
Dư luận đối với việc làm của Clonaid
Các khoa học gia trên thế giới đồng loạt chỉ trích, tố cáo Clonaid là lừa bịp khi không cho biết rõ chi tiết về cloning. Theo các vị này: “Cốt lõi của khoa học là khi khảo cứu phải công bố rõ ràng mọi chi tiết”. Họ cũng không tin rằng Clonaid có đủ trình độ kỹ thuật, khoa học để thực hiện việc tạo sinh vô tính.
Bác sĩ Robett Lanza, Giám đốc Advanced Cell Technology ở Massachusetts, thì cho là Clonaid đã làm một công việc vô trách nhiệm về phương diện khoa học và ngày mà nhóm này công bố đã tạo sinh ra Eve là một ngày buồn cho khoa học. 
Đức Giáo Hoàng kết án việc tạo sinh nhân bản Eve là hành động man rợ và trái với thiên nhiên. Giáo sĩ Muslim nói sao chép con người gây ra rối loạn luật tạo hóa, tạo ra một tương lai vô tổ chức cho nhân loại và là công việc của quỷ Satan. Từ 
Jerusalem, vị lãnh đạo tinh thần Do Thái Giáo cho hay, giáo hội ủng hộ các nghiên cứu y khoa học giúp trị bệnh và giải quyết tình trạng vô sinh, nhưng phản bác sự sao chép  con người. Sinh sản phải qua hành động giao hoan theo luật tự nhiên của tạo hóa.  
Chính quyền nhiều quốc gia đồng ý hỗ trợ sinh sản vô tính để trị bệnh và cấm sinh sản vô tính để tạo ra con người. Hạ viện Hoa Kỳ đã biểu quyết luật cấm bất cứ hình thức nào để nhân bản con người. Còn Thượng viện Hoa Kỳ lại đưa ra dự luật cấm cloning sinh sản mà cho phép cloning trị liệu. Tổng Thống George W. Bush thì lên án việc chép sao con người là sai và ông rất ủng hộ Quốc hội ra luật cấm clone người.
Cơ quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ cho hay họ sẽ điều tra xem các nghiên cứu của Clonaid có vi phạm luật lệ Hoa Kỳ không. Thực ra hiện nay tại Hoa Kỳ chưa có luật lệ nào về cloning người, nhưng muốn nghiên cứu phải có giấy phép của cơ quan này.
TX, 01-01-03
  1. Tìm Hiểu Về Nghiên Cứu Tế Bào Mầm

Tìm Hiểu Về Nghiên Cứu Tế Bào Mầm
Mới đây, cuộc tranh luận về tế bào mầm đã diễn ra rất hào hứng, gây cấn. Tham dự là cả các nhà khoa học lẫn tôn giáo và chính trị, kinh tế gia. Kết quả cuộc thảo luận chưa ngã ngũ và dân chúng nhiều người cũng không nắm vững những lý do đưa đến cuộc tranh cãi này. Xin cùng tìm hiểu thêm.
Tế bào mầm là gì?
Tế bào mầm là những tế bào bình thường, còn trong tình trạng trứng nước, có thể được nuôi dưỡng cho lớn để trở thành các loại mô bào trưởng thành khác.
Mầm là nguồn gốc từ đó nẩy sinh ra toàn bộ các thành phần của một sinh vật, từ thảo mộc tới động vật. Mầm của mọi bộ phận con người xuất phát từ một trứng nữ được tinh trùng thụ tinh, tạo ra một hợp tử có 46 nhiễm sắc thể mà một nửa di truyền từ người cha, nửa kia từ người mẹ.
Tế bào mầm có nguồn gốc từ nhiều loại tế bào, tùy theo từng giai đoạn của thai kỳ. Loại thứ nhất, tế bào mầm từ phôi thai, mạnh tuyệt đối với khả năng sinh ra mọi thứ tế bào khác. Loại thứ hai đa năng có thể sinh ra một số đông mô bào. Loại thứ ba đã trưởng thành, đã được phân loại và chỉ cho một thứ mô bào nhất định.
Thành ra, trong cơ thể con người, càng trưởng thành thì khả năng biến đổi của tế bào cũng giảm đi. Khoa học gần đây đang cố gắng thay đổi sự giới hạn này và họ đang gò nắn để một tế bào trưởng thành nào đó cũng có thể biến ra vài loại mô bào khác. Tế bào mầm trưởng thành cũng đã được tách ra từ tủy sống, da, máu, giác mạc mắt, não bộ. Một lợi điểm của tế bào mầm trưởng thành là khi tự cấy, không gây ra phản ứng từ bỏ.
Nhưng, với nhiều chuyên gia, tế bào mầm từ phôi thai vẫn tốt hơn. Các tế bào này, khi ở trong môi trường thích hợp và được điều khiển hướng dẫn, có thể phân trưởng thành cả trăm loại mô mới hoàn hảo hơn, lành mạnh hơn để phục hồi chức năng cho các cơ quan, bộ phận suy yếu: từ tim phổi, tế bào thần kinh não tủy tới xương, thịt, da, mắt, máu, cơ quan sinh dục...
Một nhóm khoa học gia khác đang nghiên cứu lấy tế bào mầm từ mô mỡ. Mô này thì có quá nhiều trên mỗi cơ thể cũng như sau các giải phẫu thẩm mỹ hút bỏ mỡ dư. Theo Marc Hedrick của Ðại Học Y Khoa California- Los Angeles, mỡ có rất nhiều tế bào mầm có thể chuyển đổi thành tế bào máu, xương hoặc sụn. Các khoa học gia của đại học Duke ở Durham, North Carolina, cũng đồng ý kiến và cũng đang xúc tiến nghiên cứu tương tự.
Tế bào mầm còn lấy được từ tủy sống, máu, ở cuống nhau thai. Tất cả đều có khả năng phân sinh và tạo ra nhiều tế bào khác.
Sự thành hình của phôi thai
Phôi thai là kết quả của sự kết hợp giữa trứng người nữ và tinh trùng người nam. Theo luật Tạo Hóa, sự kết hợp này là do động tác giao hoan giữa hai người khác phái tính. Vào ngày thứ 15 của mỗi kinh kỳ, một trứng từ một trong hai buồng trứng người nữ được nhả ra, lạc lõng trong bụng và chịu nhiều long đong, nguy hiểm. Nếu không được thụ tinh thì trứng sẽ bị hủy hoại trong vòng 24 giờ đồng hồ. May mắn là có nhiều tế bào bảo trợ bao bọc, che chở và đưa trứng vào miệng ống dẫn trứng. Nơi đây, với môi trường ấm áp, ẩm ướt và ít ánh sáng, trứng được nuôi dưỡng và được đưa đẩy đi gặp tinh trùng.
Tinh trùng là những tế bào nhỏ nhất trong cơ thể, nhỏ đến nỗi phải có kính hiển vi với độ phóng đại lớn mới nhìn thấy. Sau khi có sự giao hợp, xuất tinh, tinh trùng di chuyển trên đoạn đường dài khoảng 12 phân, từ âm hộ lên ống dẫn trứng, trong một môi trường không thích hợp: tinh trùng cần môi trường kiềm để sinh tồn, thì âm hộ lại có nhiều acid. Khi tung vào môi trường này, tinh trùng nằm bất động một lúc để thích nghi, rồi như tiếp nhận được một sức mạnh kỳ lạ, vươn lên và bắt đầu lội ngược dòng, đi tìm trứng. Nhiều triệu tinh trùng thi đua, vượt qua bao trở ngại ở âm hộ, dạ con trước khi vào tới ống dẫn trứng. Cả triệu tinh trùng hy sinh, bỏ cuộc, còn ít ngàn tới được ống dẫn trứng cả hai bên, mà thường thì chỉ một bên có trứng nữ nằm chờ. Rất hãn hữu mới có trường hợp trong đó hai trứng được rụng để thụ tinh sinh đôi. Nhiều khi, vì một lý do chưa sáng tỏ, một trứng thụ tinh sẽ tạo ra hai hay nhiều hơn phôi thai để sanh nhiều hơn một con. Trong cửa mình, tinh trùng chỉ sống được vài giờ, nhưng khi đã vào tới ống dẫn trứng thì chúng tranh thủ, sống được cả hai ba ngày, chờ đợi. Rồi, do một tình cờ hay sắp đặt nào đó mà phần đầu một tinh trùng xâm nhập được vào một trứng, bỏ rơi cái đuôi đã giúp bơi đẩy nó đi tìm trứng. Khi đã vào trứng thì nó cố thủ không chịu buông tha.
Sau dăm ngày, trứng thụ tinh phải hơi trai tràn đầy sinh lực, bắt đầu tự phân rất nhanh. Trọng lượng trứng tăng lên gấp nhiều lần với khoảng 140 tế bào mà một số lớn trở thành cái nhau, một số khác là tế bào mầm: một phôi thai đã thành hình. Nếu mọi sự tiến hành thuận tiện, phôi thai sẽ bám và tự cấy vào dạ con để tăng trưởng và phân tách thành các bộ phận của cơ thể.
 Khía cạnh đạo đức với thử nghiệm tế bào mầm của phôi thai
Các nhà tôn giáo, đạo đức  có ý kiến khác nhau về phôi thai. Theo giáo lý đạo Thiên Chúa thì đời sống con người bắt đầu ngay sau khi thụ tinh, vì thế phôi bào, dù còn ở giai đoạn sớm nhất của sự tăng trưởng cũng đã là một cá nhân, với mọi quyền hạn, ưu tiên. Do đó, việc giết hại một phôi thai là điều mất đạo đức, như phá thai vậy, dù là dùng phôi bào cho mục đích tìm cách cứu chữa bệnh nhân, bệnh tật. Giáo Hoàng John Paul II đã trả lời Không đối với việc nghiên cứu tế bào mầm. Hội nghị các Giám mục Hoa Kỳ cũng chống đối. Nhiều người bảo thủ còn nhấn mạnh rằng, tiêu hủy một bào thai cho nghiên cứu khoa học hoặc trị bệnh là điều sai trái, độc ác. Nhưng một thăm dò ý kiến thì 65% dân chúng theo tôn giáo này lại ủng hộ việc nghiên cứu tế bào mầm. Họ nghĩ rằng việc sử dụng một sinh mạng trên nguyên tắc đã chết để cứu nhiều người còn sống, thì cũng tốt. Người chống phá thai tất nhiên chống nghiên cứu. Với những người này, lấy tế bào mầm từ phôi thai là giết một sinh mạng, vì khi phôi thai được đặt vào dạ con, nó có thể trở thành một thai nhi.
Còn Do Thái Giáo quan niệm đời sống bắt đầu ở giai đoạn trễ hơn, thường là khi thai nhi bắt đầu cựa quậy trong bụng mẹ, nên việc dùng tế bào mầm từ phôi thai để thử nghiệm là việc bình thường, không có gì mất đạo đức. Nhiều người cũng đồng ý rằng một cái trứng được thụ tinh thành phôi bào vẫn chưa là và chưa có một đời sống. Sự sống cần chuyển đổi từ giai đoạn phôi thai sang giai đoạn bào thai, cho nên dùng phôi thai để nghiên cứu không những hợp lý mà còn tuyệt hảo, đáng khâm phục vì ích lợi chung. Họ còn kết án những người chống đối là tàn nhẫn, không quan tâm gì đến sự đau khổ của bao nhiêu con bệnh nan y đang trông chờ, hy vọng phương thức trị liệu hữu hiệu.
Mục đích nghiên cứu tế bào mầm
Thảo luận về tế bào mầm phôi thai đã ngấm ngầm từ lâu. Tới năm 1998, khi sinh học gia James Thompson của Ðại học Wisconsin cho hay đã tách rời được tế bào mầm từ bào thai con người và nuôi trong phòng thí nghiệm, thì tranh luận lên cao độ.
Các khoa học gia đều dùng tế bào mầm để nghiên cứu coi có thể làm nẩy sinh ra nhiều loại tế bào khác nhau của các bộ phận trong cơ thể. Và nếu thực hiện được điều đó thì tế bào mầm có thể được áp dụng trong trị bệnh, để thay thế cho tế bào đã bị hư hao vì bệnh tật cũng như ngăn ngừa sự hóa già.
Chẳng hạn trong bệnh Alzheimer, tế bào thần kinh bị tiêu hao mà không được thay thế. Nếu bây giờ ta có thể tạo sinh ra tế bào thần kinh thì tế bào này sẽ được dùng để thay thế các tế bào não đã chết và bệnh sa sút trí tuệ có thể chữa được. Hoặc trong bệnh tiểu đường, tế bào tụy tạng không tiết ra kích thích tố insulin, sẽ được thay thế bằng tế bào tụy tạng lành mạnh khác để sản xuất insulin. Các bác sĩ về máu, muốn có tế bào mầm để thay thế tủy sống trong việc chữa các bệnh thiếu hồng cầu, bệnh ung thư máu, phục hồi sự miễn nhiễm bị hư hao. Và nhiều thay thế khác nữa.
 Khi thực hiện được hoàn hảo, sự thay thế này sẽ có ảnh hưởng nhiều về kinh tế do thay vì dùng dược phẩm, chỉ việc thay thế tế bào hư là xong.
 Thường thường đa số các nghiên cứu khoa học đều được thực hiện do ngân quỹ quốc gia đài thọ. Chính quyền Clinton, quan niệm rằng ở giai đoạn sớm nhất, phôi thai chưa phải là sinh vật và nghiên cứu tế bào mầm từ phôi thai đông lạnh sẽ bị tiêu hủy không phản đạo đức, nên đã lấy công quỹ tài trợ. Khi ông Bush lên cầm quyền thì ông ta chặn sự tài trợ đó vì quan niệm bảo thủ, coi phôi thai có khả năng thành bào thai.
 Cho nên hiện nay đang có luật cấm dùng tiền công để trợ cấp cho các dự án nghiên cứu dùng tế bào mầm phôi thai trong việc tìm cách điều trị thay thế tế bào. Nhưng sự cấm chắc không tồn tại lâu, vì đã có đề nghị bãi bỏ lệnh cấm cũng như đã có nhiều trung tâm tư nhân tài trợ nghiên cứu này. Nhiều người e ngại nếu để cho tư nhân hoàn toàn tài trợ thì trong tương lai khi nghiên cứu thành công, họ sẽ không tiết lộ kết quả, độc quyền khai thác các trị liệu thay thế và thao túng thị trường. Vì ngại như vậy nên chính phủ Anh đã bỏ tiền tài trợ cho nghiên cứu. Ngoài ra vốn do tư nhân tài trợ cũng không nhiều và nghiên cứu sẽ chậm chạp hơn.
 Tế bào mầm  để làm gì?
 Hiện nay, sự nghiên cứu tập trung vào các tế bào mầm từ phôi thai vì tính cách toàn năng của chúng. Mà lấy đâu ra nhiều phôi thai bây giờ để đủ cung ứng cho các cuộc nghiên cứu?
 Một ý kiến nói là lấy tế bào mầm từ các phôi thai dự trữ tại các trung tâm thụ thai nhân tạo. Trong mấy thập niên vừa qua, sự thụ thai nhân tạo đã rất phát triển, khoa học và chính xác. Khi một cặp vợ chồng không thể có con qua giao hoan, bác sĩ sẽ lấy trứng ở người nữ, tinh trùng ở người nam, cho kết hợp trong phòng thí nghiệm rồi đặt vào dạ con người nữ để được nuôi dưỡng thành thai. Những trứng thụ tinh như vậy hiện bây giờ có rất nhiều và được dự trữ đông lạnh tại nhiều trung tâm sinh đẻ mà nhiều cặp vợ chồng không cần đến nữa. Chúng sẽ bị tiêu hủy. Do đó các khoa học gia muốn lấy tế bào mầm từ những phôi thai này để nghiên cứu việc trị liệu thay thế trước khi chúng bị hủy bỏ.
Một số các khoa học gia khác đi xa hơn, muốn tạo phôi thai chỉ dùng cho nghiên cứu trị liệu thay thế. Họ muốn có tế bào mầm từ những phôi thai do kết hợp vô tính (cloning), hoặc xin tinh trùng và trứng, cho thụ tinh trong phòng thí nghiệm rồi dùng phôi thai này cho nghiên cứu, với sự đồng ý của người cho. Theo họ, tế bào mầm như vậy sẽ tươi hơn, hoàn hảo hơn phôi thai đông lạnh.
Với tế bào mầm phôi thai, chuyên gia sẽ khích động để chúng sinh sản một cách không giới hạn, ngõ hầu tạo ra được nhiều thế hệ tế bào giống như tế bào mẹ để dùng trong trị liệu thay thế.
Dù bằng phôi thai nào, khi lấy tế bào mầm là phải tháo rời phôi thai ở giai đoạn còn non và như vậy sẽ hủy diệt phôi thai đó. Ðó là cốt lõi của vấn đề đạo đức được đặt ra: phôi thai đã có đủ tư cách như một bào thai chưa? 
Khoa học gia và tế bào mầm 
Một số khoa học gia ủng hộ việc dùng tế bào mầm từ phôi thai và nghĩ đây là việc bình thường. Hiệp hội Hoa Kỳ về Y Học Sinh Sản cho rằng không có gì là phản đạo đức khi tạo ra phôi thai để dùng vào việc nghiên cứu. Một tổ chức khác tiết lộ là họ đã thụ tinh trứng và tinh trùng của nhiều người tự nguyện cung cấp sau khi được biết phôi thai sẽ được dùng để nghiên cứu.
Dù là sự nghiên cứu dùng tế bào mầm phôi bào trong trị liệu thay thế có thành công thì một vấn nạn quan trọng khác cần được giải quyết. Ðó là sự bác bỏ (rejection) của cơ thể khi nhận tế bào của người khác. Người nhận thường phải uống các dược phẩm để ngăn ngừa sự bác bỏ này, mà dược phẩm đó có nhiều tác dụng phụ độc hại.
Ðể tránh sự bác từ, khoa học đang nghiên cứu sự kết hợp vô tính phôi bào từ tế bào của người thụ hưởng, tương tự như bên Anh, vào năm 1997, người ta ta tạo ra con cừu bằng thụ tinh không giống tính. Thí dụ một người mắc bệnh Parkinson, tay chân run rẩy, mặt vô hồn, vì tế bào thần kinh tiết ra chất Dopamine bị hư hao. Chuyên gia sẽ lấy một tế bào nào đó trên người này với đầy đủ DNA, cho kết hợp với trứng không còn nhân di truyền, trong một ống nghiệm kèm theo vài hóa chất. Nếu mọi sự tiến hành tốt thì một phôi thai mang DNA của người bệnh sẽ được cấu tạo. Tế bào mầm sẽ được tách rời, gò ép thành tế bào thần kinh tiết dopamine, cấy cho người bệnh. Thế là bệnh nhân Parkinson được chữa khỏi.
Mới nghe, như chuyện phong thần, nhưng có nhiều triển vọng thực hiện được với các phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại và với sự tiếp tay của các khoa học gia thế hệ sau.
Cách đây vài tháng, hai nhà nghiên cứu Panos Javos và Severino Antinori ở tiểu bang Kentucky đã công bố trong một đại hội nhiều khoa học gia nổi danh rằng họ đã thực hiện được một số kết quả đáng kể để tạo ra một con người đầu tiên bằng thụ thai vô tính. Sự thụ thai này hiện đang còn bị cấm đoán vì e ngại sẽ tạo ra những hài nhi bệnh hoạn, khuyết tật, chết yểu.
Về quyết định của một vị nguyên thủ quốc gia
Sau khi được báo cáo, theo dõi các cuộc tranh luận, và tham khảo ý kiến các khoa học gia, tôn giáo, Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đã đi đến quyết định là dùng quỹ liên bang tài trợ các nghiên cứu tế bào mầm từ phôi thai đông lạnh, không dùng đến, chờ được hủy bỏ và hiện đang tồn trữ ở một số trung tâm. Ông sẽ phủ quyết và không trợ cấp thành lập trung tâm gây phôi thai mới để lấy tế bào mầm cho nghiên cứu.
 Theo ông Bush: "Chúng ta không nên chấm dứt sự sống của một sinh vật vì ích lợi y khoa của sinh vật khác. Tiến bộ của y sinh học là điều đáng khích lệ, hoan nghênh, đáng tài trợ nhưng phải tôn trọng giá trị đạo đức".
 Quyết định này đã nhận được nhiều khen, chê từ các phe bảo thủ cũng như tự do, phe chống cũng như phe ủng hộ nghiên cứu tế bào mầm. Cuộc tranh cãi chắc còn dài và sẽ tập trung ở mấy điểm cốt yếu như:
 - Liệu một phôi thai còn khả năng trở thành bào thai có đáng bị hy sinh để lấy tế bào mầm cho nghiên cứu?
- Có phải chỉ có tế bào mầm từ phôi thai mới tốt cho nghiên cứu?
- Phôi thai đã có sự sống như một bào thai chưa?
- Có nên dùng tiền đóng thuế của nhân dân để tài trợ cho dự án nghiên cứu mang nhiều trái ngược?
- Và nhiều điểm khác nữa. 
Kết luận
  Các dự án nghiên cứu tế bào mầm để trị liệu thay thế mới ở trong vòng nghiên cứu. Mới chỉ có hy vọng là nghiên cứu sẽ mang lại vài kết quả tốt, hầu giải quyết được một số nan bệnh. Nhiều nghiên cứu gia uy tín cho là phải đợi ít nhất một thế hệ nghiên cứu gia nữa thì mới hy vọng đạt tới kết quả này.
Khoa học là vậy. Cần thời gian, cần kiên trì với mục tiêu rõ ràng, nhân đạo. Các cụ nhà ta xưa nay vẫn nhắc nhở: kiên nhẫn là mẹ thành công. Mà khi đã thành công thì các nghiên cứu này sẽ làm một cuộc cách mạng vĩ đại trong khoa trị bệnh.
Do có những cấm đoán, tranh cải về mặt tôn giáo, đạo đức nên các nhà nghiên cứu về tế bào mầm tìm cách tách tế bào mầm ra khỏi phôi thai mà không hủy hoại phôi thai, hoặc lấy tế bào mầm từ nước đầu ối, xin đọc tài liệu sau đây
Tế Bào Gốc Lấy Từ Nước Đầu Ối Bào Thai
Bs AnthonyAtala và các đồng nghiệp thuộc Đại Học Y Khoa Wake Forest nghiên cứu tế bào gốc trong nước đầu ối (amniotic fluid). Cuộc nghiên cứu kiểm chứng kéo dài 7 năm. Bs Atala lấy nước đầu ối để thử nghiệm giống như các bác sĩ thường lấy nước đầu ối sản phụ để truy tầm bệnh bẩm sinh do gene bất bình thường gây nên.
Kết quả cho thấy khoảng 1% tế bào gốc tìm thấy trong các tế bào nước đầu ối khi sản phụ đang mang thai. Tế bào gốc cũng tìm thấy trong nước đầu ối, nhau (placenta) hay màng bọc nước đầu ối, khi trẻ sơ sinh ra đời.
Đây là lần đầu tiên các khoa học gia tìm thấy tế bào gốc trong nước đầu ối, nguồn thiên nhiên, khác vơí những khó khăn (luật pháp) trước đây khi phải lấy tế bào gốc từ bào thai. Đây là nguồn tế bào gốc quan trọng vì có tới 4 triệu trẻ sơ sinh ra đời ở Mỹ mỗi năm, (tức là có thể lấy tế bào gốc từ nước đầu ối, bất cứ lúc nào, 4 triệu lần mỗi năm). Thử nghiệm cho thấy cứ 36 giờ thì tế bào gốc lấy từ nước dầu ối lại sinh sản gấp đôi. Cấy tế bào gốc không cần tế bào “feeders” hướng dẫn và không có trường hợp bị nguy cơ tế bào ung thư.
Nature Biotechnology, January 2007
(Chú thích: Bs Simon Hoerstrup thuôc Đại Học Zurich đã từng trình bày kết quả khảo cứu, November 2006, lấy tế bào gốc từ nước đầu ối tạo van tim. Cần 6 tuần lễ để tạo van tim từ tế bào gốc nước đầu ối. Dùng tế bào gốc nước đầu ối tạo van tim bào thai để trị tật bẩm sinh van tim. Thử nghiệm cho biết van tim hoạt động bình thường. Lấy tế bào gốc từ nước đầu ối tạo van tim tốt hơn van tim nhân tạo hay van tim lấy từ tử thi. Tế bào gốc từ nước đầu ối có thể tồn trữ đông lạnh và chính bệnh nhân có thể dùng được sau này nếu lỡ cần tế bào gốc điều trị những bệnh khác. Lấy được tế bào gốc từ nước đầu ối bào thai có thể là một trong những kết quả nghiên cứu quan trọng nhất trong năm).
Y Dược Ngày Nay
hoặc tạo tế  bào mầm từ da:
Tạo tế bào mầm từ da người
TT - Ngày 20-11, giới khoa học toàn cầu phấn khích đón nhận một khám phá mang tính bước ngoặt: phương pháp chế tạo tế bào mầm từ tế bào da người, thay cho phôi thai người.
Phát hiện gây chấn động này do hai nhóm nghiên cứu độc lập công bố vào cùng một thời điểm. Trên tạp chí khoa học Cell, các chuyên gia thuộc ĐH Kyoto (Nhật) cho biết họ sử dụng bốn loại protein kiểm soát gen tái cấu trúc lại nguyên bào sợi của người trưởng thành - loại tế bào da rất dễ nuôi cấy.
Các tế bào da, qua chuyển đổi, đã trở thành loại tế bào có chức năng rất giống với tế bào mầm phôi thai người. Sau 12 ngày nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học Nhật đã sản xuất thành công mô tim và não người từ tế bào mầm từ da người này.
Trong khi đó, nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Wisconsin (Mỹ) cũng đạt thành quả tương tự khi sử dụng hỗn hợp khóa chất có đôi chút khác biệt so với các chuyên gia Nhật. Theo tạp chí Science, qua nghiên cứu, nhóm ĐH Wisconsin đã chế tạo được tám chuỗi tế bào mầm mới.
Như chế tạo máy bay đầu tiên
Khám phá trên lập tức nhận được vô số lời khen ngợi và ủng hộ từ cộng đồng khoa học thế giới. Reuters dẫn lời giáo sư Azim Surani thuộc ĐH Cambridge (Anh) so sánh việc sản xuất tế bào mầm từ da giống như "trồng cả cây to từ một nhánh nhỏ”.
Còn giáo sư Robert Lanza thuộc Học viện Y tế phục hồi (Mỹ) khẳng định đây là một bước ngoặt vĩ đại của khoa học, có mức độ ảnh hưởng trong ngành sinh học "tương đương với việc chế tạo ra chiếc máy bay đầu tiên" đối với ngành hàng không.
Các nhà khoa học đánh giá thành tựu này có nghĩa là hoạt động nghiên cứu tế bào mầm sẽ không còn phụ thuộc công nghệ nhân bản vô tính phôi thai người - phương pháp gây ra rất nhiều tranh cãi về đạo đức trong thời gian qua bởi các nhà khoa học phải sử dụng trứng người để tạo phôi, sau đó phá hủy phôi để chiết xuất tế bào mầm.
Các tổ chức tôn giáo coi hành động này ngang với tội sát nhân, trong khi nhiều người lo ngại hoạt động nghiên cứu sẽ dẫn đến việc lạm dụng phụ nữ để lấy trứng. Vì vậy, khám phá trên được Hội nghị giám mục Thiên chúa giáo Mỹ gọi là "thắng lợi cho cả khoa học và đạo đức".
Hơn nữa, theo giáo sư James Thompson, thành viên nhóm nghiên cứu ĐH Wisconsin, kỹ thuật chế tạo tế bào mầm từ da người đơn giản và rẻ tiền hơn rất nhiều so với công nghệ nhân bản vô tính phôi thai. "Hàng ngàn phòng thí nghiệm tại Mỹ có thể áp dụng được kỹ thuật này, ngay từ ngày mai", ông Thomspson khẳng định.
Cần thêm thời gian! 
Tuy nhiên, hãng tin AFP dẫn lời một số chuyên gia nhận định hãy còn quá sớm để lãng quên công nghệ nhân bản vô tính phôi thai. Các tế bào mầm từ da dù giống gần như hoàn toàn tế bào mầm phôi thai, nhưng vẫn chưa rõ chúng có hoạt động theo cơ chế tương tự hay không. Ngoài ra, các nhà khoa học đã dựa vào virus để đưa protein kiểm soát gen vào tế bào da, do đó tế bào mầm mới có nguy cơ dẫn đến biến đổi gen.
Do đó, theo ông Thompson, tế bào mầm từ phôi thai vẫn là "tiêu chuẩn vàng" để đánh giá các nghiên cứu khác về tế bào mầm. Các chuyên gia khác cho rằng sẽ phải mất đến ba hoặc bốn năm nữa, giới khoa học mới thực sự hiểu rõ khả năng của loại tế bào mầm từ da.
HIẾU TRUNG
Chết và tái sanh
Còn về sự Chết, về cái chết bình thường của con người như già yếu hay bệnh tật, người ta căn cứ vào trạng thái người ấy không còn phản xạ, không còn thở, không còn hơi ấm ở ngực, xin đọc tài liệu trên Web Wikipedia nói rõ hơn:
Cái chết của con người có thể được định nghĩa bởi ba lĩnh vực khác nhau nhưng cũng chồng lấn lẫn nhau: y học, tôn giáopháp lý. Cả ba lĩnh vực đã phát triển rất nhiều theo thời gian và ý nghĩa của từng lĩnh vực đó đối với từng cá nhân cũng khác nhau. Do đó, khi bàn về cái chết, điều quan trọng là phải xác định rõ là cái chết đang được xem xét dưới dưới góc độ nào, cũng như cần phải có một kiến thức tổng quát về cách nhìn nhận cái chết của mỗi cá nhân.
Trong y học, có nhiều định nghĩa khác nhau về cái chết. Ở phương Tây trước đây, sự chết đã được gắn với tim và sau đó là phổi. Khi tim và phổi của một người ngừng hoạt động, người đó được xem là đã chết. Về sau, não được đưa vào định nghĩa. Năm 1963, điện não đồ (EEG) được phát minh, phương tiện này có khả năng đo rất chính xác các dòng điện phát ra từ não. Nếu máy điện não đồ ghi nhận một dòng điện bằng không (nói cách khác là một EEG phẳng) trong 36 giờ, người bệnh có thể được xem là đã chết. Hiện nay, chúng ta biết rằng về mặt y học, một người còn sống nếu thân não của người đó chưa chết. Nhiều người bị rơi vào đời sống thực vật, thân não của họ vẫn còn hoạt động.
Về mặt pháp lý, có ba cách khác nhau để tuyên bố rằng một người đã chết. Thông thường nhất là việc xác nhận cái chết bởi một bác sĩ. Cách thứ hai là xác nhận bởi một nhân viên điều tra hay chuyên viên khám nghiệm y khoa của nhà nước. Cách thứ ba là tuyên bố chết bởi các tòa án: sau khi một người bị mất tích một thời gian nhất định, tòa án có thể tuyên bố rằng người đó đã chết và tài sản của người chết sẽ được phân chia theo luật định. Giấy chứng tử là một văn bản nêu ra thời điểm, tính chất của cái chết cũng như tên và chức năng người chứng nhận cái chết đó.
Một bài viết của Nguyên Liên theo Hoa Linh Thoại về Tiến Trình của sự chết, những đoạn chính yếu như sau:
I. Quan điểm chết của đạo Phật và các nhà khoa học, các nhà tôn giáo khác
Trạng thái chết và sau khi chết con người còn hay mất, nếu còn sẽ có sự tái sanh như thế nào, luôn là vấn đề nóng bỏng của các nhà tôn giáo, các nhà khoa học cũng như của đạo Phật. Có rất nhiều quan điểm được trình bày xoay quanh chủ đề này. Mỗi quan điểm đưa ra ít nhiều có sự biện minh cho quan điểm của mình là chính xác. Tựu trung, chúng ta có thể phân biệt thành ba quan điểm nổi bật trình bày trạng thái chết và sau khi chết như sau:
1. Quan điểm của các nhà khoa học (Duy vật)
Các nhà khoa học cho rằng con người là một dạng vật chất do tinh cha huyết mẹ cấu thành. Thân mạng này sau khi chết là hết, cát bụi sẽ trở về với cát bụi. Như thế, các nhà khoa học chủ trương chỉ có đời hiện tại không có đời sau. Quan điểm này đạo Phật gọi là “Đoạn kiến ngoại đạo”.
Quan điểm con người sau khi chết là hết, sẽ đưa đến những định kiến sai lạc, đưa con người vào việc sống gấp, cố tận hưởng mọi khoái lạc, bất chấp những việc làm đầy tội lỗi... Bởi con người không chịu trách nhiệm trước mọi việc làm của mình. Chủ nghĩa hiện sinh của Tây phương, hay đạo Ahum của Nhật Bản... cũng từ quan điểm này mà phát sanh.
2. Quan điểm của các nhà tôn giáo (Duy tâm)
Các nhà tôn giáo chủ trương con người sau khi chết thân thể tan rã và linh hồn sẽ đầu thai sang kiếp khác. Quá trình đầu thai theo họ, xoay quanh hai quan điểm sau:
- Quan điểm thứ nhất, cho rằng con người sau khi chết tái sanh vào cảnh giới nào, điều này hoàn toàn tùy thuộc vào ý muốn của Thượng đế.
- Quan điểm thứ hai là chúng sanh ở cảnh giới nào sẽ tiếp tục tái sanh vào cảnh giới đó. Ví như con người sau khi chết sẽ đầu thai tiếp tục làm người, loài trời sau khi chết sẽ tiếp tục đầu thai làm trời...
Quan điểm tái sanh tùy thuộc ý muốn của Thượng đế, hay hiện đời làm loài gì đời sau sẽ đầu thai tiếp tục làm loài đó. Quan điểm này, đạo Phật gọi là “Thường kiến ngoại đạo”.
3. Quan điểm của đạo Phật
Đạo Phật hoàn toàn không chấp nhận hai quan điểm trình bày trên. Đạo Phật cho rằng con người hay chúng sanh là một hợp thể của năm uẩn. Do vậy, khi con người chấm dứt thân mạng, phần sắc thân sẽ tan rã, tứ đại trả về với tứ đại nhưng phần tinh thần (thần thức) thì không hoại diệt.
Thần thức đó sẽ tùy theo nghiệp thiện hay ác đã tạo trong quá khứ mà thác sanh một trong sáu cảnh giới luân hồi. Trừ trường hợp người nào hiện đời có công phu tu tập, dứt trừ các hoặc nghiệp phiền não, thì sau khi chết không còn tái sanh vào một trong sáu cảnh giới luân hồi.

III. Trạng thái chết
Trạng thái chết và sau khi chết là một vấn đề khó lý giải, nếu không nói là việc làm không tưởng đối với hạng người chưa chứng ngộ như chúng ta. Do vậy, tất cả những vấn đề được đặt ra và trình bày trong bài viết này chúng tôi đều y cứ theo kinh điển.
1. Các nguyên nhân dẫn đến cái chết
Ngọn đèn dầu tắt là do bốn nguyên nhân, một là dầu hết, hai là bị gió thổi, ba là vừa hết dầu lại có ngọn gió thổi, và bốn là do nguyên nhân khách quan khác. Cũng vậy, con người sở dĩ chết, theo đạo Phật cũng không ra ngoài một trong bốn nguyên nhân sau:
a. Sự kiệt lực của nghiệp tái tạo: Thân mạng con người sở dĩ tồn tại là do nghiệp. Khi năng lực nghiệp (làm người) từ quá khứ đã hết thì những sanh hoạt của nguồn cơ thể ở trong đó cũng chấm dứt.
b. Tuổi thọ hết: Tuổi thọ dài hay ngắn tùy theo phước báo của mỗi cảnh giới. Khi tuổi thọ con người đã hết, thường tuổi thọ của con người trong giai đoạn hiện nay trung bình là bảy mươi lăm tuổi, dù nghiệp lực chưa chấm dứt con người cũng phải chết.
c. Nghiệp tái tạo và tuổi thọ đồng chấm dứt: Khi nghiệp tái tạo (nghiệp làm người) và tuổi thọ đồng một lúc chấm dứt thì con người phải chết.
d. Một nghiệp lực ngược chiều ngăn chặn nghiệp tái tạo: Trường hợp nghiệp tái tạo chưa hết, tuổi thọ chưa chấm dứt, nhưng do một nghiệp lực ngược chiều thật mạnh ngăn chặn nghiệp tái tạo, rơi vào trường hợp này, con người cũng chết. Những cái chết đột ngột, bất đắc kỳ tử... đều rơi vào tình huống này.
Trong Kinh Dược Sư có nêu chín thứ chết yểu (ăn không đúng lượng, ăn thức ăn không tiêu, ăn không tiêu lại ăn nữa, vật sống không nôn ra, vật chín lại giữ lâu, không gần thầy thuốc, với việc đã qua không biết nên giảm hay nên tăng, chẳng phải thời làm hạnh bất tịnh, chẳng phải lượng làm hạnh bất tịnh) cũng thuộc trường hợp này.
2. Tiến trình chết của sắc thân
Khi con người chết, trải qua hai tiến trình là tiến trình chết của sắc thân và tiến trình chết của tâm thức.
Sắc thân con người hay chúng sanh vốn do tứ đại (đất, nước, gió, lửa) giả hợp mà thành. Do vậy, khi thân này mạng chung tứ đại sẽ trở về với tứ đại. Nói cách khác, tiến trình chết của con người là tiến trình phân tán của tứ đại. Tiến trình chết nơi sắc thân con người lần lượt diễn bày như sau:
a. Địa đại lấn áp thủy đại: Đầu tiên người bệnh cảm thấy cơ thể nặng nề, mệt mỏi, các đốt xương trong thân nhức mỏi vô ngần. Thế nên bệnh nhân có các hiện tượng như tay chân co rút, gân mạch run rẩy... Đây là trạng thái địa đại lấn áp thủy đại.
b. Thủy đại lấn áp hỏa đại: Tiếp theo bệnh nhân cảm thấy như có một luồng hơi lạnh từ ngoài xâm nhập vào cơ thể, khiến toàn thân lạnh cóng tợ như nằm trên băng tuyết... Thế nên bệnh nhân có các hiện tượng: hơi thở buốt lạnh, tứ chi lóng cóng... Đây là trạng thái thủy đại lấn áp hỏa đại.
c. Hỏa đại lấn áp phong đại: Giai đoạn này mạng sống chỉ còn một nửa. Bấy giờ người hấp hối cảm nhận như một luồng hơi cực nóng từ bên ngoài thổi vào thiêu đốt cơ thể, sự nóng bức còn hơn ngồi trên hố lửa... Thế nên bệnh nhân có hiện tượng sắc mặt ửng đỏ, ngực ran nóng, tinh thần tối tăm. Đây là trạng thái hỏa đại lấn áp phong đại.
d. Phong đại phân ly: Sau cùng, bệnh nhân cảm nhận như có một luồng gió cực mạnh thổi bạt làm cho cơ thể tan nát như vi trần, đau đớn rã rời. Đến giai đoạn này xác thân đã chết, bốn đại đều phân tán, các giác quan đều bại hoại, chỉ còn thần thức chuẩn bị lìa khỏi thân để tùy theo nghiệp duyên đã tạo trong quá khứ và hiện tại mà tái sanh vào các cảnh giới tương ứng.
Sự chấm dứt thân mạng của con người quả thật là vô cùng đau đớn. Nỗi đau đớn khi tứ đại phân tán, trong kinh đức Phật đã dùng rất nhiều ví dụ để diễn bày. Đại để Ngài dạy rằng, nỗi khổ của con rùa bị đem đốt trên đống lửa cũng không thể sánh bằng nỗi khổ đau của con người khi tứ đại phân ly. Trong sự đau đớn tột cùng của xác thân ấy mấy ai là người có thể làm chủ, có thể an lòng nhớ Phật niệm Phật. Nếu chúng ta suốt đời không nỗ lực dụng công tu hành thì làm sao thoát ra khỏi cảnh “Thiên đường hữu lộ vô nhân vấn. Địa ngục vô môn hữu khách tầm”.
3. Tiến trình chết của tâm thức
Theo Phật giáo, có ba giai đoạn xuất hiện cho con người thấy khi sắp lâm chung, đó là Nghiệp, Hiện tượng của nghiệp và Biểu hiện lâm chung.
Nghiệp là những hành động thường ngày huân tập, đến khi lâm chung tâm thức sẽ nhớ lại rõ ràng. Hiện tượng của nghiệp là những biểu tượng xuất hiện trong tâm thức người lâm chung dưới hình thức sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Biểu hiện lâm chung là dấu hiệu có tương quan đến cảnh giới mà người chết sắp tái sanh, khiến họ có những biểu lộ lo âu hoặc vui mừng.
Một người lâm chung và tái sanh vào cảnh người thì đối tượng của phần tư tưởng cuối cùng là nghiệp lành. Hiện tượng của nghiệp này là họ thấy mình đang lễ Phật hay làm việc bố thí... Biểu hiện lâm chung là thân không bệnh khổ, sanh lòng chánh tín, quy y Tam Bảo...

IV. Xác định cảnh giới tái sanh
1. Xác định dựa vào hơi nóng sắc thân
Con người khi chết toàn thân lạnh dần, chỗ nào trên cơ thể còn hơi nóng sót lại là nơi đó thần thức xuất ra khỏi thân. Chỗ nóng sau cùng trên cơ thể người chết giúp chúng ta xác định được cảnh giới tái sanh của họ. Bài kệ trong Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận đã chỉ rõ cho chúng ta vấn đề này.
Bụng nóng Ngạ quỷ, tim nóng Người
Bàng sanh nóng ở nơi đầu gối
Nóng ở bàn chân Địa ngục thôi”.
Có điều, chúng ta cần nên tránh sự hiếu kỳ quá đáng, tìm kiếm hơi nóng làm động chạm cơ thể người chết, khiến họ phát sanh phiền não rất dễ đọa lạc. Việc dò biết hơi nóng này, nên để những vị tu hành có định lực cao, các Ngài có năng lực vận chuyển hơi nóng đi lên, xác định cảnh giới sắp tái sanh của người mới chết để tìm phương cứu độ.
2. Xác định theo biểu hiện lâm chung
Con người sau khi chết tùy nghiệp mà tái sanh vào cảnh giới tương ưng. Do thần thức cảm nhận cảnh giới tái sanh khổ đau hay hạnh phúc mà tâm thức có lo âu hay sung sướng, biểu hiện qua hình thức trước khi chết. Cho nên, nhìn vào biểu hiện lâm chung của người sắp chết, hoặc chết đau khổ hay chết nhẹ nhàng, chúng ta có thể đoán định được cảnh giới tái sanh của họ.
Đại để người nào sắp sanh về các cảnh giới an lành, thì chánh niệm phân minh, biết trước giờ chết, nói bài kệ từ biệt đại chúng... Người nào sắp tái sanh về cõi trời... thì biểu hiện sung sướng, thân tâm thơ thới, miệng mỉm cười... Người nào sắp đọa vào một trong tứ ác thú, thân thể biểu hiện có sự run sợ, mình mẩy xú uế, tay chân quờ quạng... Chung quy, do cảnh giới tái sanh có đau khổ hay hạnh phúc khác nhau, mà người chết có những biểu hiện lâm chung không giống nhau (Vấn đề này chúng tôi sẽ trình bày kỹ nơi tiết “Các cảnh giới tái sanh”)
Trong kinh Pháp cú câu 253, đức Phật dạy: Thân ông bây giờ như lá héo! Sứ giả thần chết đang chờ ông! Ông đang đứng trước ngưỡng cửa tử vong! Ông sắp phải làm cuộc lữ hành trên đường trường của cái chết. Vậy mà sao ông chưa chuẩn bị lương thực gì cả?
*
*      * 
Chúng ta đang sống và chuẩn bị làm lữ khách trên đường trường của cái chết. Sống và chết luôn là hai việc lớn nhất của đời người, chúng ta dầu có muốn hay không cũng không thể tránh khỏi cái chết. Ai là người có chút lo xa chẳng thể dửng dưng qua ngày, buông thả đời mình trong nhục dục, mà ngay bây giờ hãy chuẩn bị lương thực Tín, Hạnh, Nguyện đừng để phải rơi vào cảnh: Tiền lộ mang mang vị tri hà vãng (Quy sơn cảnh sách).

Theo tín ngưỡng của tín đồ Thiên chúa giáo, người ta tin rằng sau khi chết linh hồn sẽ lên Thiên Đàng hay xuống Địa Ngục tùy theo hành vi thiện ác của người ấy lúc còn sinh tiền.

Tín ngưỡng dân gian của người Việt hay Trung Hoa tin rằng con người sau khi chết sẽ đầu thai lại làm người hay loài cầm thú, tùy theo hành vi thiện ác của người ấy lúc sinh tiền, trong khi chết những người làm ác tùy theo hành vi ác phải bị đọa vào một trong mười cửa ngục. Các ngục này ở trong lòng đất nên gọi là Địa ngục.

Ngày nay theo khoa học, chúng ta biết quả địa cầu có bán kính trung bình là 6,371 km và bán kính tại xích đạo là 6,378 km, chu vi trung bình là 40,041 km, chu vi theo đường xích đạo là 40,075 km. Ở ngoài như chúng ta thấy võ địa cầu là đất, nước, đá, cây cỏ, sâu vào trong là khoáng sản, càng vào sâu nhiệt độ càng tăng, tại tâm điểm địa cầu nóng khoảng 7,230ºF tưong đương 4,000ºC, nói tóm lại là không có Địa ngục trong lòng trái đất.

Như vậy Địa ngục không có thật, nhưng nó có là do lương tâm của chúng ta tự tạo ra, giống như khi chúng ta sống, đêm nằm chiêm bao thấy cảnh nọ vật kia, những thứ đó không có thật, nhưng do tâm ta tạo ra những giấc chiêm bao ấy. Địa ngục cũng vậy, do tâm chúng ta tạo ra sau khi hồn lìa khỏi xác.

Đối vơi giáo lý đạo Phật, cuộc đời vô thỉ vô chung, thay đổi từng sát na, con người ta sống một đời sáu, bảy mươi năm so ra ngắn ngủi biết bao so với 15 tỉ năm của vũ trụ này, nhưng dòng sinh diệt con người không phải chỉ là một đoạn hiện hữu ngắn ngủi 60, 70 năm mà là một dòng sinh mệnh liên tục sinh, lão bệnh, tử . Vậy thì giữa sinh mệnh này gắn liền với sinh mệnh kia theo kinh Phật đó là Nghiệp.

người sinh ra trong kiếp này kẻ đẹp, người xấu, kẻ giàu, người nghèo mỗi mỗi hoàn cảnh khác nhau đều do nghiệp của những kiếp trước, con người cũng như vạn vật hiện hữu trong vũ trụ còn tùy thuộc vào nhân duyên, nếu nghiệp là nhân thì cần có những duyên, nhân duyên đủ mới có sự hiện hữu, khi nhân duyên không còn đủ thì sự vật đi đến hủy diệt.

Kinh Phật dạy: “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”, như vậy từ vật lớn nhất như vũ trụ cho đến vật nhỏ nhất như hạt bụi đều do tâm tạo, nói cho dễ hiểu nếu người ta không nghĩ ra vật để đo thời gian thì làm sao có người chế tạo ra đồng hồ, nếu người ta không nghĩ ra cách di chuyển nhanh chóng trên đất, trên biển, trên không thì không ai chế tạo ra xe chạy trên đường, tàu chạy trên biển, phi thuyền bay trên không, như vậy chúng ta thấy rõ từ tâm sinh ra mọi vật, chiến tranh và hòa bình cũng vậy.

Duy thức, Tâm hay tâm thức chia thành 8 loại: nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân gọi là tiền ngũ thức kế đến là ý thức, Mạt na thức và cuối cùng là A lại da, bất cứ hành động chi của chúng ta có tác ý thì nó sinh ra chủng tử chứa ở A lại da, nên gọi là tàng thức, chủng tử ở A lại da sinh ra vạn hữu gọi là nhứt thế chủng, nó mang theo nghiệp tái sinh nên gọi là dị thục thức, có rất nhiều chuyện về tái sinh, để biết rõ con người đời sống kiếp này, nối tiếp kiếp kia, không phải chết là hết.

Xin đọc sách Chết và Tái sinh của Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng viết rõ về Tâm thức sau khi chết sẽ ở trong Thân Trung Ấm như sau:

Thân trung ấm (bardo/intermediate state) được hiểu nôm na là sự sống sau khi chết trước khi thần thức người ấy đi tái sinh vào một trong sáu cõi nào đó (Trời, Người, A tu la, Địa ngục, Ngạ quỷ và Súc sinh). Thân trung ấm là thân không có xác thịt mà chỉ lấy tư tưởng làm thân. Sau khi người ấy chết, thần thức thoát ra khỏi xác thì trụ lại ở thế giới trung gian này từ một đến bảy tuần lễ, rồi sau đó tìm kiếm một nơi thích hợp với nghiệp lực của mình mà đi tái sinh. Nếu trong thời gian này, thân trung ấm chưa tìm thấy một nơi tương ứng với mình để tái sinh thì nó lại chết đi sau mỗi bảy ngày, sau đó thần thức lại chuyển qua một thân trung ấm khác, chu kỳ sinh diệt này cứ lập lại cho đến khi thần thức đi tái sinh.

Trong thời gian ở lại với cõi trung ấm này, vào những ngày đầu, vong linh không nhận ra mình đã chết, họ quay lại gia đình để gặp những người thân nhưng không ai hay biết, họ hỏi thăm từng người nhưng không ai trả lời, họ cố gắng sinh hoạt trở lại bình thường như lúc còn sống nhưng không thể được, cho đến khi họ tự phát hiện ra họ không có bóng hình trên đất, không có ảnh trên gương, họ mới biết là mình đã chết. Giờ đây, họ lần lượt nhớ lại những thiện và ác nghiệp mà họ đã tạo ra trong đời sống vừa quạ Tất cả những cảnh tượng hạnh phúc hay khổ đau trong suốt đời họ hiện ra trước mắt như một cuộn phim. Nếu là vong linh của người vốn từng tạo phước, tu tập tâm linh, thì luôn có những cảm giác yên bình, thanh thản và dễ dàng để tìm đường tái sinh vào cõi lành. Còn nếu những người từng tạo ra ác nghiệp, sống cuộc đời tiêu cực thì luôn đối mặt với những cảnh tượng khổ đau, kinh hoàng, sợ hãi, thất vọng và chán chường. Họ lang thang một cách tuyệt vọng trong cõi trung ấm và muốn tìm một thân xác để tái sinh tương xứng với nghiệp lực của họ. Nếu thân trung ấm có tu tập và làm chủ được thần thức của mình, thì người ấy chọn lựa cho mình một cảnh giới tốt để tái sinh, ngõ hầu tiếp tục tu luyện hoặc vì hạnh nguyện cứu độ chúng sinh. Bằng như trái lại, thì không có sự lựa chọn nào, dù muốn hay không thì thần thức của người ấy cũng buộc phải thọ sinh vào một cảnh giới nào đó khế hợp với nghiệp lực của mình.

Cũng trong sách Chết và Tái sanh Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng sưu tập các câu giải đáp của các vị Lạt ma Tây Tạng, nói về Thân Trung Ấm sống được bao lâu thì chết đi để Tâm thức hay Thần thức tái sanh
Ðại sư Kirti Tsenshab Rinpoche:  Thời gian kéo dài trung bình để một người đi tái sinh vào một cơ thể mới là bảy tuần lễ. Cứ sau bảy ngày thì thân trung ấm chết đi và rồi tái sinh lại trong một thân trung ấm khác cho đến khi nó bắt được liên lạc với cha mẹ tương lai mới đi tái sinh. Tuy nhiên có nhiều người sau khi chết chỉ mất hai giây họ đã đi tái sinh vào cảnh giới khác. 
Lý do tại sao thần thức phải chịu đựng trong tiến trình trung gian sinh và tử giống như ma quỷ này? Vì do nghiệp thiện và ác của người ấy gây tạo đời trước sẽ quyết định dẫn dắt họ đến nơi thích hợp, do đó phải cần có thời gian nhất định để tìm kiếm cho một đời sống tương lai. 
Ðại sư Dilgo Khyentse Rinpoche:  Bốn mươi chín ngày là thời gian dành chung cho tất cả mọi người, nhưng có một số người khác cứ vất vưởng trong thế giới trung ấm này một thời gian rất lâu, có lúc đến bảy năm mới đi tái sinh. Nếu trường hợp họ bị kẹt lại trong thế giới trung gian này, họ sẽ trở thành ma quỷ. Thông thường khi một người đang hấp hối, chúng ta đọc kinh cầu nguyện hoặc nhắc nhở, họ đâu nghe thấy, thậm chí người bất tỉnh cũng thế. Ðối với vong linh trong cõi trung ấm cũng có khả năng nghe, cảm nhận và hiểu được khi chúng ta đọc sách "Tử thư Tây Tạng" (Tibetan Book of the Death) để cảnh tỉnh họ. Vì thế, trong bảy tuần lễ đầu sau khi chết là thời gian rất quan trọng để cho người sống làm mọi việc có thể giúp sức tái sinh cho người chết. 
Còn thần thức của những bé chết trước khi sinh (bị sẩy thai), trong lúc sinh hoặc tuổi còn nhỏ, sẽ đi qua các trạng thái trung ấm một lần nữa và nhận thấy một hiện hữu khác. Cha mẹ của họ cũng có thể tạo phước (meri-forious acts) để hồi hướng công đức cho vong linh hoặc thực hiện các pháp dành cho người chết như thọ trì thần chú Kim cương Tát đỏa một trăm âm (Hundred - syllable mantra of Vajrasattva), đủ túc số 100 biến, cúng dường đèn, bố thí, phóng sinh các loài vật... để giúp cho thần thức của hài nhi đó được nhẹ nhàng và dễ dàng tìm lối tái sinh. 
Ðại sư Geshe Lamrimpa: Không thể xác định thời gian chính xác là bao lâu. Nếu một người không phải tái sinh vào cõi người thì họ liền thác sinh đến cõi khác chứ không qua giai đoạn thân trung ấm. Nhưng nói chung một người có thể ở trong cõi trung ấm trung bình là 49 ngày, có người ở một ngày, bốn ngày và có khi bảy ngày... Trong thời gian trụ lại trong trung ấm thân, vong linh tìm kiếm một đời sống tương lai khế hợp với nghiệp của mình để tái sinh. 
Ðại sư Gerje Khamtul Rinpoche: Ðối với một số người thời gian dài nhất là bảy tuần lễ, nhưng có một số khác chỉ ở trong thân trung ấm ba ngày. Phần lớn mọi người đều phải đầu thai sau hai mươi mốt ngày. 
Không phải ai chết cũng qua giai đoạn thân trung ấm. Có một số người tu tập chứng ngộ, có một đời sống phạm hạnh và lợi lạc, khi chết họ trực tiếp tái sinh vào cảnh giới tốt lành chứ không qua giai đoạn trung gian này. Một người phạm tội ngũ nghịch (giết cha mẹ, phá hoại chánh pháp...), hoặc có một đời sống tiêu cực, ác độc... thì sẽ đọa liền vào địa ngục, hoặc một cõi xấu nào đó chứ không qua giai đoạn thân trung ấm. 
Nếu được tái sinh trở lại cõi người, thần thức của người ấy thấy cha mẹ tương lai của mình đang nằm với nhau. Nếu người ấy tái sinh thành người nam thì phát khởi tâm muốn chiếm hữu người mẹ mà rất ghét người chạ Nếu tái sinh trở thành người nữ thì ngược lại, thần thức người khởi tâm muốn giao hợp với người kia, nhưng lúc ấy họ chỉ thấy bộ phận sinh dục của người kia (nam hay nữ) mà không thể thực hiện được, do đó họ nổi giận, chính cơn giận này đã làm chấm dứt thân trung ấm của họ và thần thức của họ được chuyển qua đời sống kế tiếp, bằng cách nhập vào bào thai của người mẹ và bắt đầu với hình dáng của một con người. Khi ấy tinh cha và huyết mẹ được kết hợp với thần thức của người ấy, họ tự nhiên và dần dần phát triển thành một con người.

Như đã nói ở trên, khi gần đến ngày tái sinh, thần thức của người ấy bị lôi kéo về nơi tái sinh tương lai, thậm chí nơi ấy là địa ngục. Ví dụ, một đồ tể nhìn thấy một con cừu, anh ta muốn đuổi bắt và giết chết nó, nhưng lập tức anh ta thấy bóng mờ xuất hiện, nên anh ta giận dữ, cơn giận đã làm kết liễu thân trung ấm và thần thức của anh ta rơi vào Địa ngục hay Súc sinh.

Sự chuyển tiếp sự sống từ đời này sang đời khác là nghiệp lực. Nghiệp (karma) có một năng lực cá biệt và đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cấu tạo tâm tánh của con người. Nghiệp được hình thành dưới sự tập hợp của tam độc tham, sân, si hay vô minh và ái dục. Chính vô minh (ignorance) và ái dục (desire) là cội rễ của mọi ác nghiệp. Do ác nghiệp này mà khiến cho con người trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi. Để thoát khỏi vòng tuần hoàn khổ đau này con người phải nỗ lực tu tập đoạn diệt cho bằng được cội rễ của vô minh. Khi vô minh bị tận diệt thì ái dục cũng bị tận diệt, ái dục diệt thì sinh, lão, bệnh, tử, sầu bi khổ ưu não cũng không còn, khi ấy con người mới thật sự thoát khỏi vòng vây của sinh tử luân hồi.

Chúng ta đã biết qua kinh điển và các tài liệu nói về Vũ trụ, con người Sống, Chết. Sự tái sinh do nghiệp lực làm cho con người cứ bị luân hồi, khổ đau miên viễn. Luân hồi cho thấy dòng tâm thức con người vô thủy vô chung, nếu chúng ta không biết làm theo lời Phật dạy tu để chuyển nghiệp, để cắt đứt dòng sinh tử, giải thoát luân hồi. Chuyện Phật kể con rùa mù ở ngoài biển khơi 500 năm mới nổi lên mặt biển một lần, trên mặt biển có một khúc cây trôi có cái lỗ bộng, khi nào con rùa mù trồi lên mặt biển, đầu được lọt vào ổ bộng cây, thì kiếp con người cũng vậy, từ cát đá cây cỏ, sinh vật cho đến thú cầm sinh được vào làm người, như con rùa mù kia chui đầu được vào lỗ bộng cây trôi ngoài biển rộng mênh mông vậy.

Sinh làm người đã là khó mà gặp được kinh điển Phật cũng chẳng phải dễ, trên địa cầu ngày nay bao nhiêu tỉ người ? Chúng ta tìm hiểu xem người theo đạo Phật được bao nhiêu phần trăm 3% hay 5%, đó là những người theo Đạo Phật, nhưng trong đó có bao nhiêu người quyết tâm Tu để giải thoát?

Trước khi bàn về việc tu tập để giải thoát tưởng nên đọc lại vài tài liệu liên quan đến thuyết luân hồi của Đạo Phật, những bậc tu hành đạt đạo xả bỏ báo thân.

Một bằng chứng sống về thuyết tái sinh 
Thượng tọa Thubten Zopa Rinpoche, là đồng sáng lập viên "Hội bảo vệ truyền thống Phật giáo Ðại thừa" (năm 1975, văn phòng trung ương đặt tại bang California, Hoa Kỳ). Hiện tổ chức này có gần một trăm chi nhánh trên khắp các châu lục. Vừa qua, một tu viện tại Nepal đã cử hành lễ "thụ phong cho một chú bé bốn tuổi mà giới Phật giáo Tây Tạng xem đây là người tái sinh của cụ bà Amala (mẫu thân của Thượng tọa Zopa Rinpoche). Dưới đây là bài viết của Sư cô Robina Courtin, đúc kết lại những gì đã nghe thấy về cuộc "hành trình chuyển tiếp" khá lý thú này. 
"Tôi đã tìm thấy được mẹ tôi", Ngawang Samten, chị của Thượng tọa Zopa, reo lên một cách vui sướng khi vừa gặp lại cô Merry Colony vào tháng 8 năm 1993, sau hai năm vắng mặt từ ngôi làng bé nhỏ nằm trong vùng núi đá lởm chởm thuộc vùng Khumbu, nước Nepal. 
Cụ bà Amala, bà thân sinh của Thượng tọa Zopa Rinpoche, được rất nhiều người biết đến, đã qua đời vào đầu năm 1991. Merry nghĩ rằng chắc Ngawang Samten muốn ám chỉ một điều gì đó có liên quan đến sự tái sinh của cụ Amala.
Merry rất thân với cụ Amala và Ngawang Samten trong dịp cô đến tu thiền trong một hang động gần đó và thường đến thăm họ ở chùa Lawudo. Cả hai đều là nữ tu, công việc chính của họ là chăm sóc các hang động và ngôi chùa này. Họ đến đây từ Thami, Tây Tạng. 
"Gia đình tôi rất nghèo", Ngawang Samten nhớ lại, "bố tôi qua đời lúc em trai tôi Sangye còn trong bụng mẹ. Mẹ tôi suốt ngày đi chặt củi đổi lấy gạo để nuôi cả gia đình. Bà chỉ kiếm vừa đủ để nuôi anh em chúng tôi và bà thường lượm những mảnh vải người ta vứt trong thùng rác để may áo quần cho chúng tôi". 
"Và bà thường đến biên giới Tây Tạng (hai ngày đi bộ) mua muối đem về bán cho người trong làng - Merry nói - Bà cụ là một người nhỏ nhắn nhưng rất khỏe mạnh, bà làm mất đi nhiều ngón tay của mình khi chặt củi. Giống như nhiều người ở miền núi, bà cụ không biết chữ, bà cũng không biết nhiều về giáo lý. Nhưng bà tin tưởng Ðức Bồ tát Quán Thế AÂm và siêng năng thọ trì câu thần chú : "OM MANI PADME HUM" trong mọi lúc, mọi thời. Bà cụ rất tận tụy với các tăng ni. Mỗi ngày bà đều chăm sóc hang động, quét dọn, cúng dường hương đèn lên các bàn thờ". 
Gần đây, Thượng tọa Zopa Rinpoche cũng cho biết rằng: "Sau khi làm xong mọi việc trong chùa mỗi ngày, bà cụ đều đến đảnh lễ Phật và cầu nguyện cho tôi. Bà cụ nói là bà cụ cầu nguyện cho tôi ba lần trong một ngày, sáng, trưa và buổi tối".  
"Mẹ cầu nguyện những gì ?", tôi hỏi bà cụ, "Bà nói rằng bà chỉ cầu mong chư Phật gia hộ cho tôi vượt qua mọi chướng ngại trên con đường tu học của mình". 
Vào tháng 12 năm 1990, cụ Amala muốn đi thăm Ðức Dalai Lama (ở Ấn Ðộ) trước khi cụ qua đời. Già và yếu, nhưng bà vẫn cố gắng băng núi đèo để đến Kathmandu, và rồi đến tỉnh Sarnath (Bắc Ấn), đi cùng với bà có cậu út Sangye và Ngawang Samten. 
"Ðó là ngày trăng tròn tháng giêng năm 1991", Sangye nhớ lại, "cũng là ngày cuối cùng của khóa tu Mật tông Kalachakra. Suốt ngày hôm đó cụ Amala, chị Ngawang và tôi đã dự lễ điểm đạo của Ðức Dalai Lama. Sau đó chúng tôi trở lại túp lều và cụ Amala bảo: "Mẹ muốn nghỉ ngơi, đừng quấy rầy mẹ".  Chúng tôi linh cảm có một điều gì đó sắp xảy ra, chúng tôi ngồi quanh giường của cụ, khoảng mấy phút sau, cụ trở mình nghiêng bên phải và rồi mất tại đó. Khuôn mặt bà như đang ngủ". 
"Bà cụ vẫn nằm trong tư thế "kiết tường" như vậy trong ba ngày, nét mặt đẹp hơn, sáng hơn. Chúng tôi không chạm đến thi thể của cụ cho đến chiều ngày thứ ba, nét mặt vẫn không thay đổi. Chúng tôi tiến hành tang lễ và hỏa táng sau đó. Có hơn 200 Tăng Ni và Phật tử đến dự. 
Rõ ràng vào ngày cụ Amala qua đời là ngày trăng tròn, người dân trong vùng Lawudo (ở Nepal) nhìn thấy một con chim ưng lông trắng bay lượn ba vòng ở trong vùng rồi sau đó bay về hướng đông Tây Tạng. Sau này họ nói cho tôi về điều đó, họ nói là họ rất ngạc nhiên". 
Trên đây là toàn bộ câu chuyện mà Ngawang đã kể cho cô Merry nghe, khi cô đến thăm Lawudo vào tháng 8 năm 1993. 
Vào đầu tháng 7 năm đó (1993), Ngawang Samten hay tin một người bạn láng giềng của chị là Lhakpa bị tai nạn, vì thế chị quyết định đi thăm cô ta. Ngawang không gặp cô ta từ khi cụ Amala qua đời. Gia đình cô dời về ở một ngôi làng Genukpa cách chùa Lawudo khoảng mười lăm phút đi bộ. 
Ðó không phải là nơi gần với Lawudo, nên Ngawang Samten và Lhakpa ít khi gặp nhau. Lhakpa bị thương ở chân nhưng không nặng lắm, cô ta rất mừng khi gặp lại Ngawang Samten. 
Lhakpa có bốn đứa con, đứa nhỏ nhất là một cậu bé được sanh sau khi cụ Amala mất vài tháng ở Ấn Ðộ. Lhakpa bắt đầu nói với Samten về đứa con trai út của mình. Nó là một đứa trẻ thông minh lạ thường, cô ta nói, từ khi nó tập nói lúc 2 tuổi, chú bé thường nhắc đến chùa Lawudo, một ngôi chùa mà chú chưa từng biết đến bao giờ. Vì thế, điều này làm cho chị và cả gia đình rất kinh ngạc. 
Và khi Ngawang Samten gặp riêng chú bé, chú dường như nhận ra chị, và chú yêu cầu chị đưa chú đi thăm chùa Lawudo. Chú bé là một đứa trẻ đẹp và khỏe mạnh, chú bày tỏ sự quen thuộc đối với Lawudo - nhắc đến tên của ba con bò chẳng hạn. Và chú tiếp tục nói là chú muốn đi đến đó: "Ðó là nơi cháu đã từng sống", chú nói. Ngawang Samten rất ngạc nhiên, chị bắt đầu đến thăm chú bé thường xuyên hơn và luôn luôn tìm thấy những điều tương tự. Chú yêu cầu chị: "Hãy đưa cháu về Lawudo đi". 
Một điều đáng chú ý hơn, là chú thường nhắc đến Sangye, Thượng tọa Zopa Rinpoche và ngôi tu viện Kopan của ngài, trong khi tu viện đó ở dưới thung lũng Kathmandu. "Cháu tự hỏi không biết khi nào Thượng tọa và Sangye sẽ đến thăm cháu", chú nói. Ngawang Samten đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi chú đưa ra những thông tin mới hơn: "Con đường đi đến tu viện Kopan rất xấu, có lẽ họ đang bận rộn sửa sang lại nó". Rõ ràng đó là sự thật. Chú bé cũng thường bày tỏ ý định muốn đến Kopan một mình. 
Một ý tưởng nảy sinh, phải chăng chú bé này là một bằng chứng tái sinh của mẹ chị? Ý tưởng đó đã ngự trị và trở nên rối bời trong đầu óc của Ngawang Samten. Chị nghĩ rằng mình không thể ngạc nhiên và bỏ qua cơ hội này; chị quyết định trắc nghiệm chú bé. 
Cuối cùng, chị đưa bé về thăm chùa Lawudo. "Ngay khi bước vào phòng ăn", chị nhớ lại, "Chú bé bắt đầu mô tả nhà bếp, những băng ghế, lò sưởi; điều đáng chú ý là chú chạy lên chánh điện và đi kinh hành mấy vòng - giống như cụ Amala đã từng làm. Dù ở đây chú hay bị vấp và té, bởi vì chú nhỏ quá". 
Ngawang Samten cùng kiểm tra với Hòa thượng Wangchuk, một người địa phương  lừng danh trong việc quan sát các trường hợp như thế, và ngài đã xác nhận chú bé này đúng là người tái sinh của cụ Amala. 
Ngawang Samten cũng viết thư cho Hòa thượng Trulshig và Thượng tọa Nyingma thuộc tu viện Thubten Choeling ở Jumberi. Hai ngài đã trả lời thư, chứng nhận rằng chú là một hình dạng khác của cụ Amala và khuyên chị phải làm lễ cầu an cho chú cũng như chăm sóc chú một cách cẩn thận. Ngài Trulshig đã đặt tên cho chú là Ngawang Jigme. 
Ngawang Samten rất sung sướng. Chị quyết định tổ chức lễ cầu an cho Ngawang Jigme, mời tăng ni và bà con trong làng đến dự.  
Trong buổi lễ ở chùa Lawudo, chú bé lại một lần nữa làm cho mọi người phải ngạc nhiên bởi việc đi kinh hành ba vòng trong chánh điện và sau đó chú lễ Phật giống như cụ Amala đã làm trước đây. 
Ngawang Samten may cho chú mấy bộ đồ và trong số đó có cả chiếc mũ len của cụ Amala. Giật lấy chiếc mũ một cách vui mừng, chú reo lên "đây là cái mũ của cháu", và lập tức chú nhận ra một số nút áo cũ mà cụ Amala đã để dành trước kia, nay được khâu vào chiếc áo ấm mới: "Cái nút này của cháu", chú la lên một cách sung sướng. 
Sangye đã nhớ lại trong buổi lễ hôm đó mọi người đều tặng khăn trắng Khatas cho chú, chú đều biếu lại họ theo truyền thống như một cử chỉ ban phước. Ðiều này không có ai dạy cho chú biết trước đó. 
Kể từ hôm đó, chú thường xuyên đến chùa Lawudo, và chú tiếp tục làm cho mọi người phải chú ý về sự hiển lộ trí nhớ của mình. Chú chỉ ra mọi việc trong chùa, trong nhà bếp, trong hang động. Chú biết rõ những thứ đó là gì và dùng để làm gì. Chú cũng hỏi thăm các đồ vật thuộc về cụ Amala mà chú không thấy ở chỗ cũ. 
"Cây đèn của cháu ở đâu". Chú hỏi. Cụ Amala gìn giữ các đồ dùng riêng trên một chiếc kệ trong phòng ngủ của cụ: Một cái kính đeo mắt, một bánh xe pháp luân nhỏ (dùng để cầu nguyện), một xâu chuỗi, một cây đèn dầu... 
Chú bé dường như quyết định tìm các đồ vật và chú tỏ ra bực mình khi không tìm thấy chúng. Cầm tay Ngawang Samten, chú chỉ về phía chiếc kệ: "Cháu muốn lấy cây đèn của cháu về nhà, cháu sẽ mang nó trở lại vào ngày mai". 
"Chú bé rất kỳ lạ", Sangye cảm nhận, "và mọi người gặp chú cũng đều cảm thấy như thế". Cách cư xử của chú quá lạ lùng so với các đứa trẻ khác. Chú hành xử và nói năng như người lớn một cách tự nhiên. Về trí nhớ của chú cũng hoàn toàn chính xác. 
Vào tháng 5 năm 1994, bố mẹ của Ngawang Jigme cảm thấy đã đến lúc đưa đứa con của họ đến tu viện Kopan. Buổi lễ thụ phong được tổ chức để chính thức xác nhận chú là tái sinh của cụ Amala, một nữ tu người Tây Tạng, bởi 250 Tăng ni và Phật tử.  
Cuối cùng, chú cũng đã bước vào tu viện như là một tu sĩ thực thụ và chú sẽ được giáo dục theo một phương pháp dành riêng cho người được xem là tái sinh. Tu viện và các bậc cao đức sẽ tạo cho chú có cơ hội để tiếp tục công việc tu tập, hóa giải nghiệp lực, phát triển tâm linh và hoằng pháp lợi sinh sau này. 
Khi Ðức Dala Lama lần đầu tiên gặp chú bé tái sinh người Tây Ban Nha, Tenxil Osel Rinpoche (1), và Ngài đã thừa nhận chú ấy là hóa thân của cố Lama Thubten Yeshe. Ngài nói: "Tất nhiên, khi chú lớn hơn một chút, tự chú sẽ để lộ ra những chứng cứ cho người ta biết chú thật sự là ai". Và trường hợp của Ngawang Jigme ở đây cũng tương tự như vậy. 
Nhưng nếu bằng chứng đã có giá trị bề mặt thì chú là một minh chứng hùng hồn nhất về công hiệu của luật nhân quả. Ðó là suốt một quãng đời cống hiến và tận tụy mà cụ Amala đã đặt trọng niềm chánh tín của mình cho Chánh pháp để cuối cùng đổi lấy một kết quả thấy rõ, đó chính là sự "quay lại" của mình trong một dáng hình nam tử mà trước đây cụ đã hằng mong ước.
 (Tỳ  Kheo Thích Nguyên Tạng viết Theo tạp chí Mandala, tháng 11/1997)
* Ghi chú:
1. Tenzil Osel, sinh ngày 12/02/1985 tại Tây Ban Nha, được xem là hậu thân  của cố Lama Thubten Yeshe (một pháp sư nổi tiếng của Phật giáo Tây  Tạng ở phương Tây, là thầy của Thượng tọa Zopa Rinpoche).  Hiện tại Lama Tenzil Osel 2 tuổi đang sống và tu học ở tu viện Sera, nước Ấn Ðộ.
Chuyện Tái Sinh của Jenny

Tâm Diệu (thuật theo tài liệu của chương trình 20/20 ABC ( American BroadcastingCorporation ) phát hình vào lúc 10 giờ đêm thứ sáu 10 tháng 6 năm 1994)

Vào mùa xuân năm 1993, một bà mẹ người Anh 40 tuổi đang sinh sống với chồng và hai con ở thành phố Northamptonshire Anh quốc đã đoàn tụ với năm người con của bà ở đời sống trước tại Malahide, một thị trấn nhỏ ở miền bắc nước Aí Nhĩ Lan. Mùa xuân năm nay 1994, Bob Brown và nhóm phóng viên truyền hình của chương trình 20/20 ABC Hoa Kỳ đã đến tận nơi đây làm phóng sự về sự tái sinh của bà mẹ này cùng hội họp với những người con của kiếp sống trước của bà. Ðây là câu chuyện tái sinh có thực đã xảy ra vào cuối thế kỷ thứ hai mươi này. Một câu chuyện đầy thương tâm và nước mắt, một câu chuyện đi tìm con vượt biên cương và trải dài qua nhiều kiếp người của một bà mẹ.

Bà tên là Jenny và lúc nào cũng biết và nhớ là mình đã có một đời sống ở kiếp trước nơi một ngôi làng nhỏ bên bờ biển xứ Ái Nhĩ Lan với tên là Mary. Mary, một người đàn bà trẻ, tầm vóc trung bình đã từ trần 21 năm trước khi Jenny được sinh ra ở Anh Cát Lợi.

Một trong những giấc mơ và luôn luôn hiển hiện trong trí nhớ của Jenny là giây phút lìa đời của Mary trong nỗi đơn độc đau khổ của mình và lo âu về tương lai đầy bơ vơ của các con bà mà thằng lớn nhất mới có 13 tuổi. Nỗi lo âu và đau khổ này đã ám ảnh bà, đã hiển hiện thường trực trong tâm trí nàng từ lúc còn nhỏ. Nàng nghĩ rằng mình đã có lỗi khi phải từ bỏ các con bơ vơ nơi cõi trần và nàng quyết định phải đi tìm con cho bằng được.

Ngay từ lúc còn rất nhỏ, khi mới bắt đầu cầm được viết, Jenny đã vẽ bản đồ làng với những con đường dẫn đến một căn nhà mái tranh nơi Mary ở, đến nhà thờ, ga xe lửa, các cửa hàng bách hóa... và sau này so sánh với bản đồ Ái Nhĩ Lan ở trường học, Jenny đã khám phá ra rằng bản đồ mà nàng đã vẽ từ trong trí nhớ, và trong những giấc mơ tiền kiếp đã thật giống với bản đồ một làng nhỏ nằm ở phía bắc thành phố Dublin Ái Nhĩ Lan, có tên gọi là Malahide.

Theo năm tháng, Jenny lớn dần cùng với hình ảnh căn nhà mái tranh, với từng căn phòng, góc bếp, với hình ảnh nhà thờ quán chợ nơi thị trấn hiền hòa Malahide. Trong tâm tưởng, nàng vẫn cảm thấy có lỗi với các con khi bỏ chúng lại bơ vơ nơi cõi trần nên nàng quyết định đi tìm con.

Jenny sắp đặt kế hoạch nhưng lại không đủ khả năng tài chánh cho chuyến đi qua xứ Ái Nhĩ Lan nên đành hoãn lại và tình nguyện làm một người thôi miên cho một thôi miên gia chuyên môn tìm hiểu quá khứ. Ông này đã giúp Jenny nhớ lại thật nhiều hình ảnh chi tiết của Mary và ngôi làng của cô ở vào năm 1919, cách thức ăn mặc, đi đứng nằm ngồi và nấu nướng của Mary hồi ấy. Qua thôi miên Jenny đã mô tả chi tiết căn nhà, từng bức hình treo trên tường, kể cả một tấm hình của Mary. Jenny cũng mô tả và vẽ ra hình nhà thờ. Tuy nhiên có một điều thất vọng là Jenny vẫn chưa nhớ ra được tên họ tức last name của Mary là gì, điều này đã gây ra rất nhiều trở ngại cho việc kiếm tìm các con của nàng sau này.

Cuối cùng Jenny đã để dành đủ tiền để thực hiện một chuyến du hành qua Ái Nhĩ Lan đi tìm những dấu tích của căn nhà mái tranh, của những con đường xưa lối cũ. Ðến nơi đó, nàng đã đứng lặng trước một căn nhà mà bên kia là ngã ba đường dẫn về thành phố. Nàng thấy sao hình ảnh này quen thuộc quá, giống như trong trí tưởng, giống như bản đồ nàng đã vẽ. Nàng nhủ thầm rằng Malahide đây chính là chìa khóa mở cửa vén lên bức màn về sự thật của kiếp sống trước của nàng, là bước chân khởi đầu trên con đường tìm con.

Sau chuyến đi, Jenny trở về Anh quốc và bắt đầu thực hiện kế hoạch tìm con. Nàng viết thư cho tất cả các báo ở Ái Nhĩ Lan, các tổ chức sử học, các văn phòng hộ tịch, các chủ phố, và dân làng Malahide để yêu cầu giúp đỡ về tin tức của một người đàn bà tên Mary chết vào năm 1930 cùng với những người con của bà này.

Một thời gian lâu sau đó, Jenny nhận được thư của một chủ đất ở Malahide cho biết ở đó có một gia đình mà người mẹ tên là Mary đã chết sau một thời gian ngắn khi sanh đẻ, để lại 6 đứa con còn sống. Last name của người đàn bà bất hạnh đó là Sutton và sau khi bà Sutton qua đời, các đứa con đã được gửi vào các cô nhi viện.

Ðúng như trong trí tưởng và trong các giấc mơ về nỗi lo âu của Mary khi lìa đời, các con của bà đã thực sự bơ vơ đi vào các trại mồ côi. Jenny cảm thấy nỗi đau khổ trùng trùng. Nàng biên thư cho tất cả các viện mồ côi ở Ái Nhĩ Lan để dò hỏi tin tức và sung sướng thay, Jenny được tin tức từ một vị giáo sĩ ở một nhà thờ thành phố Dublin. Sau khi thư từ qua lại với các sở họ đạo và cả với bộ giáo dục Ái Nhĩ Lan, vị giáo sĩ này cho tên của tất cả sáu người con của bà và nói rằng sáu đứa trẻ này đã trở thành Ki Tô hữu tại nhà thờ Thiên Chúa Giáo Saint Syvester ở Malahide. Lá thư của vị giáo sĩ không dài lắm nhưng đã mang lại niềm tin và hy vọng lớn lao cho Jenny.

Sau đó, qua niên giám điện thoại Jenny đã gửi thư đến tất cả những ai mang họ Sutton tại Aí Nhĩ Lan. Nàng cũng nhận được một bản sao giấy khai tử của Mary và hai bản sao giấy khai sinh của hai người con, nhưng vẫn không tìm ra tung tích. Một lần nữa Jenny lại gửi thư cho tất cả các báo ở Dublin và thư cho giáo sư Tiến sĩ Stevenson một chuyên gia nghiên cứu về các hiện tượng ở đời sống quá khứ để nhờ giúp đỡ. Stevenson giới thiệu Jenny với Gitti Coast một nhà nghiên cứu thuộc cơ quan truyền thông Anh quốc BBC.

Một thời gian khá lâu sau đó, Jenny nhận được điện thoại từ người con thứ hai ở Ái Nhĩ Lan. Cuộc nói chuyện hết sức khó khăn với nhiều tình cảm lẫn lộn nhưng nói chung có những dấu hiệu tốt đẹp. Jenny hứa sẽ gửi toàn bộ hồ sơ lưu trữ từ nhiều năm qua. Tư tưởng của nàng lúc này cũng lộn xộn. Mặc dầu biết là các con của Mary bây giờ đều đã ở vào lứa tuổi 50 và 60 nhưng Jenny vẫn có cảm giác mạnh mẽ về tình mẫu tử đối với các con của nàng, vẫn có cảm giác mạnh là mẹ của họ.

Mary và các con của nàng hay là các con của Jenny ở kiếp sống trước đang dần dần trở nên một thực thể, tâm tư của nàng bây giờ thật xáo trộn: Nàng thuộc về đâu? thuộc về đời sống hiện tại hay thuộc về đời sống quá khứ với các con nàng tìm ra? Có lẽ không trông mong một điều gì là tốt hơn cả. Nàng nhủ thầm như vậy và hãy để thời gian trả lời.

Jenny đang bước vào giai đoạn cuối cùng của công cuộc tìm kiếm, nàng thông báo đầy đủ diễn tiến mới cho Gitti Coast của đài BBC. Ðài BBC muốn dự án tìm con của Jenny trở thành một tài liệu sống của sở nghiên cứu của đài nên đã thương lượng với Jenny. Phần Jenny, nàng chỉ yêu cầu có một điều duy nhất là đặt sự phúc lợi và niềm an bình hạnh phúc của gia đình lên trên hết.

Chờ mãi không thấy sự hồi âm của đứa con thứ hai mà Jenny đã nói chuyện qua điện thoại. Nàng quyết định liên lạc với Sonny, hiện đang ở thành phố Leeds Anh quốc. Sonny là người con đầu của Mary Sutton, khi Mary qua đời cậu mới 13 tuổi và bây giờ vào ngày thứ ba 15 tháng 5 năm 1990 Sonny đã 71 tuổi. Qua cuộc điện đàm Jenny mô tả cho Sonny biết về quá khứ của cậu, về hình ảnh căn nhà mái tranh, về tính nết của cậu, về những lời nói hay câu mắng của Mary với cậu hồi đó. Ði từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và khó có thể ngờ được người đầu dây bên kia lại chính là mẹ mình. Sonny ngỏ ý muốn được gặp Jenny ngay.

Như đã thỏa hiệp với đài BBC, Jenny thông báo những biến chuyển mới. Ðài BBC muốn phỏng vấn Sonny trước và trong thời gian này hai người không được liên lạc với nhau. Họ muốn nghiên cứu tường tận về Sonny rồi phân tích và so sánh với những dữ kiện mà họ đã có về Jenny. Cũng trong thời gian này họ đã phỏng vấn thêm Jenny về những điểm chưa sáng tỏ.
 
Cuộc điều tra của đài BBC kéo dài 4 tháng và cuối cùng Jenny đã đích thân lái xe đưa cả gia đình của nàng đến thành phố Leeds hội ngộ cùng Sonny. Cuộc đoàn tụ đã diễn ra thật cảm động. Giấc mơ đi tìm con của Jenny đã trở thành sự thực, hai mẹ con, mẹ trẻ con già đã ôm nhau với những giòng nước mắt tuôn trào. Sonny cũng như Jenny đều đã nhận được bảng phân tích và so sánh dữ kiện của đài BBC trước đó. Các chuyên gia đài BBC đều không thể ngờ được một khái niệm về trí tưởng lại có thể đúng một cách chính xác với thực tế như vậy. Họ cũng không ngờ rằng có một đời sống sau khi chết đang hiển hiện rõ ràng.

Với sự giúp đỡ của Sonny, công cuộc kiếm tìm các con của Mary được tiếp tục suốt những năm tháng dài sau đó và cuối cùng vào năm 1993 Jenny đã hội ngộ đoàn tụ với tất cả 5 người con còn sống. Hơn 60 năm từ khi mẹ chúng qua đời anh em mới được đoàn tụ với nhau và đặc biệt hơn cả là đoàn tụ với người mẹ trẻ đã tái sinh ra trong kiếp này để đi tìm chúng.

Năm nay 1994 Bob Brown và nhóm phóng viên truyền hình chương trình 20/20 ABC Hoa Kỳ đã một lần nữa mang Jenny và 5 người con trở về thị trấn Malahide đoàn tụ với nhau nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 75 của Sonny. Trong dịp này Jenny đã được cậu con cả, nay đã 75 tuổi dẫn đến thăm mộ phần của nàng kiếp trước. Nàng đã nói trước ống kính thu hình và trước phần mộ nàng rằng: "mộ phần này không có gì cả, không có ai ở đây bây giờ. Có thể còn trong đó là những nắm xương khô. Thực sự không có gì cả, phần năng lực tinh thần hiện đang ở trong tôi."

Quả vậy, kiếp sống con người trùng trùng duyên khởi, không có bắt đầu và cũng không có kết thúc. Chúng ta đã bao nhiêu lần sanh ra và chết đi, đã bao nhiêu lần lặn ngụp trong biển sinh tử luân hồi, đã theo nghiệp sinh nơi này nơi khác. Trong giòng đời vô tận ấy, chúng ta đã liên hệ với biết bao nhiêu người, giầu nghèo sang hèn xấu đẹp và biết đâu họ chẳng là cha mẹ, là ông bà, là anh em, là những người thân của của chúng ta và ngày nay nhờ có những máy điện toán tối tân, các nhà toán học và nhân chủng học đã cho chúng ta biết rằng mỗi chúng ta có tới 68 tỷ cha mẹ ông bà từ quá khứ đến hiện tại và tất cả nhân loại đều là anh em họ hàng của chúng ta. Nhận được sự liên hệ ấy, chúng ta cảm thấy dễ thương, dễ hiền hòa và dễ tha thứ trong sự giao thiệp hàng ngày với mọi người.

Thêm một trường hợp trong Tạng Thư Sống Chết:
Rồi lại có trường hợp những trẻ em nhớ lại một cách tự nhiên những chi tiết về đời trước. Nhiều trường hợp như vậy đã được tiến sĩ Ian Stevenson thuộc đại học Virginia sưu tập. Một tường thuật về những kí ức của một trẻ em về đời quá khứ đã gây sự chú ý của đức Dalai Lama. Ngài đã gửi một đại diện đến phỏng vấn và xác chứng những kí ức của em.
Tên em bé là Kamaljit Kor, con một thầy giáo sống trong một gia đình theo đạo Sikh ở tỉnh Punjab ở Ấn. Một ngày kia, khi đi coi hội chợ với cha tại một khu làng, tình cờ cô bé bảo cha đưa đến một làng khác cách đó không xa. Cha cô rất ngạc nhiên, hỏi tại sao. Cô bảo:
- Con không có gì ở đây. Đây không phải nhà của con. Cha hãy đưa con đến làng ấy. Một đứa bạn học và con đang cỡi xe đạp thì chúng con bị xe buýt đụng. Bạn con chết ngay, con bị thương ở đầu, tai, mũi. Con được đưa đi khỏi chỗ xảy ra tai nạn và đến nằm trên một ghế dài trước một tòa án nhỏ gần đấy. Rồi người ta đưa con đến bệnh viện làng. Những vết thương của con chảy máu thật nhiều, cha mẹ bà con đều theo con đến đấy. Vì bệnh viện làng không đủ phương tiện, họ tính đưa con đi Ambala. Khi các bác sĩ nói không cứu con được nữa, con đã yêu cầu đưa con về nhà.
Cha cô bé lấy làm kinh ngạc, nhưng vì cô bé năn nỉ, ông phải đưa cô đến khu làng cô muốn. Khi đến gần, cô bé nhận ra ngay, chỉ chỗ đụng xe, và gọi một chiếc xích lô.
Cô bảo xe ngừng khi họ đến một cụm nhà mà cô bảo đã từng ở đó. Người cha vẫn không tin cô, nên hỏi những người ở đấy xem họ có biết gia đình mà cô Kamaljit Kour đã mô tả. Họ xác nhận quả có việc như thế, và bảo người cha cô bé rằng Rishma, tên cô gái trước kia, khi chết đã được mười sáu tuổi, chết trong xe trên đường từ bệnh viện về nhà. Người cha hết sức bực bội, bảo cô bé họ nên trở về, song cô đi ngay tới nhà cũ, đòi bức ảnh cô chụp ở trường, và ngắm nhìn thích thú. Khi ông nội và chú của cô Rishma đến, thì cô bé nhận ra ngay, nói đúng tên họ. Cô chỉ cái phòng riêng của cô, và đưa cha cô đi xem những phòng khác trong nhà. Rồi cô đòi những quyển sách học cũ, đôi vòng bạc và những cái nơ cùng với bộ áo quần mới màu marông. Cô của Rishma giải thích, đấy là những vật sở hữu cũ Rishma ngày xưa. Hôm sau cô gặp tất cả những bà con cũ, và khi tới giờ lên xe buýt trở về, cô bé không chịu, bảo cha rằng cô sẽ ở lại. Nhưng cuối cùng ông đã năn nỉ cô bé cùng về.
Gia đình khởi sự ráp câu chuyện lại. Kamalljit Kour đã ra đời mười tháng sau khi Rishma chết. Mặc dù chưa đi học, em bé vẫn thường làm bộ đọc sách, và nhớ được tất cả tên bạn trong tấm ảnh trường học. Kamaljit cũng thường đòi mặc áo marông. Cha mẹ cô bé khám phá ra rằng Rishma đã được tặng một bộ quần áo màu ấy mà em rất thích, nhưng chưa được mặc. Điều cuối cùng mà em bé nhớ về đời trước của mình là những ánh sáng trên chiếc xe hơi bỗng vụt tắt trên đường từ bệnh viện về nhà; có lẽ đấy là lúc em chết.
(Trích trong The Tibetan Book of Living and Dying Sogyal Rinpoche Tạng Thư Sống Chết do Ni sư Thích Nữ Trí Hải dịch)
Trích ra ba chuyện trên, để chúng ta thấy được dòng sinh mệnh tương tục, chẳng qua chúng ta người thường, mắt thịt không thấy, không nhớ được những tiền kiếp của mình, chớ không phải là không có.
Có câu hỏi mà người ta thường đặt ra và cũng được sách dẫn trên nêu ra:
- Nếu có đời sau, thì tại sao quá khó để nhớ lại đời trước của mình như vậy?
Trong tác phẩm “Myth of Er” (Huyền thoại về Er) Platon gợi ý một giải thích cho sự thiếu trí nhớ này.
Er là một quân nhân được xem đã chết trận, và dường như đã trải qua một kinh nghiệm cận tử rồi sống lại. Y thấy nhiều chuyện trong khi “chết,” và được bảo phải trở về lại cuộc đời để kể cho người khác nghe trạng thái sau khi chết ra thế nào. Ngay trước khi trở về, y thấy những người đang được chuẩn bị để tái sinh phải di chuyển trong hơi nóng ngột ngạt ghê gớm qua “Cánh đồng quên lãng”, một sa mạc không có cây cối. Khi chiều đến, họ cắm trại gần Con Sông Thất Niệm, mà nước của nó không thể múc được. Tất cả đều được bảo uống một ít nước này, và một số người không có được cái trí tuệ để ngăn họ uống nhiều. Mỗi người khi uống thì quên hết mọi sự.
Er không được phép uống nước, và khi thức dậy y thấy mình đang nằm trên giàn hỏa, và có thể nhớ lại tất cả những gì y đã thấy nghe.
Có chăng một định luật chung để làm cho ta hầu như quên hết mọi sự về thời gian và nơi chốn ta đã sống trước kia? Hay chỉ vì quá nhiều kinh nghiệm, phạm vi và cường độ của chúng quá lớn, đã xóa hết những kí ức chúng ta về những đời quá khứ?
Xin đợc một tài liệu khác về Phật giáo Trung Hoa:

Một nhà ngộ đạo
tâm không
Ở huyện Hành Dương, xứ Xung Châu, có gia đình họ Bàng đời đời nghiệp Nho nối dõi, cho đến Bàng Long Uẩn thì cũng cứ nghiệp cũ mà theo. Tuy nhiên, ông còn chút lận đận nên chưa đỗ đạt thành danh, nhưng cũng đã lập gia đình có một vợ và hai con : Trai lớn, gái kế.
Gia đình sống thanh đạm, nhờ cảnh nhà như thế, ông mới hiểu được ý nghĩa cái khổ của cuộc đời, từ đó ông bỏ công đọc sách để tìm hiểu về giáo lý của đức Phật, ông nghĩ nếu giáo lý đạo Phật không siêu việt thì Trần Huyền Trang chẳng bỏ công đi sang Tây Trúc thỉnh kinh trong 17 năm, khi ông ta chết có chừng một trăm ngàn người đưa tang, còn hơn đám tang bất cứ vị hoàng đế nào, dân chúng ngưỡng mộ đạo Phật như thế ấy, và qua kinh sách ông đã tỏ ngộ được phần nào con đường giải thoát do đức Phật chỉ bày.
Cho nên ông quyết chí tầm sư học đạo, ông đã từng nghe Thiền sư Hy Thiên dạy đệ tử : “Pháp môn của ta do Phật trước truyền trao, không luận thiền định tinh tấn, chỉ cần đạt tri kiến Phật, tức tâm tức Phật. Tâm, Phật, chúng sanh, bồ đề, phiền não tên tuy khác mà thể vẫn đồng. Các ngươi nên biết thể tâm linh của mình lìa tánh đoạn và thường, không phải nhơ sạch, lặng lẽ tròn đầy, phàm thánh ngang bằng nhau, ứng dụng không lường, lìa tâm ý thức, ba cõi, sáu đường chỉ do tâm mình hiện, như trăng đáy nước, bóng trong gương, đâu có sanh diệt. Các ngươi khéo biết nó thì không gì chẳng đủ.”
Ông cũng biết sư là đệ tử của Lục tổ, nhưng được chứng ngộ nơi Thiền sư Hành Tư ở núi Thanh Nguyên, sau sư đến Nam tự ở Hoành nhạc, cất am tranh trên gộp đá cao, giống như cái đài, người ta kính trọng sư nên gọi là Thạch đầu Hoà Thượng, về sau đệ tử lại thỉnh sư đến Lương Ðoan, xứ Hồ Nam để hoằng hóa Thiền tông. Tại đây năm 780, Long Uẩn ra mắt Thạch Ðầu, rồi hỏi :
- Chẳng cùng muôn pháp làm bạn là người gì ?
Thạch Ðầu chẳng nói chẳng rằng, lấy tay bụm miệng ông, ông bỗng tỉnh ngộ ra.
Ông ở lại đây để tu hành, một hôm Thạch Ðầu hỏi :
- Từ ngày gặp lão Tăng đến nay, hằng ngày ông đã làm những gì ?
Ông đáp :
- Bạch Hòa Thượng ! Nếu hỏi việc làm hằng ngày tức không có chỗ mở miệng.
Tiếp theo, ông trình một bài kệ :
Hằng ngày không việc khác
Chỉ tôi tự biết hay
Vật vật chẳng bỏ lấy
Chỗ chỗ nào trái bày
Ðỏ tía gì làm hiệu
Núi gò bặt trần ai
Thần thông cùng diệu dụng
Gánh nước bửa củi tài.
Hòa Thượng Thạch Ðầu nghe bài kệ, ngài hứa khả sự chứng đắc của ông, rồi hỏi :
- Ông muốn xuất gia làm sư hay vẫn làm cư sĩ.
- Bạch Hòa Thượng ! Xin cho con theo sở nguyện không cạo tóc xuất gia.
Hòa Thượng Thạch Ðầu bằng lòng, rồi ông đến tham vấn Mã Tổ, ông hỏi :
- Chẳng cùng muôn pháp làm bạn là người gì ?
Mã Tổ bảo :
- Ðợi ông hút hết nước Giang Tây, ta sẽ nói với ông.
Nghe câu nói nầy, ông được tỏ ngộ nên trụ lại thiền viện của Mã Tổ ở núi Cung Công xứ Nam Dương, để học đạo đến hai năm.
Sau khi đã ngộ đạo, ông trở về nhà khai ngộ cho vợ và hai con. Một hôm, ở nhà bỗng nhiên ông nói :
- Khó khó, mười tạ dầu mè trên cây vuốt.
Vợ ông đáp :
- Dễ dễ trên đầu trăm cỏ ý tổ sư.
Con gái ông, Linh Chiếu tiếp theo.
- Cũng chẳng khó, cũng chẳng dễ, đói đến thì ăn, mệt ngủ khò.
Rồi một hôm, ông từ giả vợ và con trai, cùng Linh Chiếu chở những sách vở và một số bàn ghế vật dụng, đi tìm nơi để cất am tranh tu dưỡng, nhưng đến sông Tương thì ông và con gái vất bỏ tất cả mọi thứ xuống sông.
Ông tìm chỗ cất am tranh, Linh Chiếu hằng ngày lo cơm nước, chẻ tre, bện sáu bán nuôi cha.
Một hôm ông hỏi Linh Chiếu :
- Con có biết câu người xưa nói : “Sáng sáng đầu trăm cỏ, sáng sáng ý Tổ sư”
Linh Chiếu thưa :
- Lớn lớn, già già thốt ra lời nói ấy.
Ông lại hỏi :
- Con thế nào ?
Linh Chiếu đáp :
- Sáng sáng đầu trăm cỏ, sáng sáng ý Tổ sư.
Ông cười tỏ ý chịu.
Long Uẩn nói năng lanh lợi, thường hay đến các chỗ giảng Kinh để giúp các sư đang thuyết pháp làm sáng tỏ những chỗ khó khăn, do đó nhiều người biết đến ông, vì ông giữ hình thức cư sĩ, nên người ta kính trọng gọi ông là Bàng Cư sĩ.
Một hôm tăng Thiên Nhiên đến thảo am thăm ông, lúc đến cổng, thấy Linh Chiếu đang bưng rỗ rau, từ ao đi vào nhà, Thiên Nhiên hỏi vọng vào :
- Này cháu ! Chẳng hay có Bàng Cư sĩ ở nhà hay không ?
Linh Chiếu dừng lại, để rỗ rau xuống đất, đứng khoanh tay không nói năng chi. Ông lại hỏi tiếp :
- Bàng Cư sĩ có ở nhà hay không cháu ?
Linh Chiếu cũng chẳng trả lời, cúi xuống lấy rỗ rau tiếp tục đi, tăng Thiên Nhiên hội ý đi về. Chốc lát sau Long Uẩn về tới, Linh Chiếu báo có tăng Thiên Nhiên đến, ông hỏi :
- Tăng Thiên Nhiên đâu rồi.
Linh Chiếu thưa :
- Ðã đi về.
Long Uẩn nói với con :
- Con đã lấy đất đỏ nặn trâu.
Về sau, ông và tăng Thiên Nhiên gặp nhau nhiều lần, mỗi lần họ đều dùng ngôn ngữ, hành động, chữ nghĩa thiền để đối đáp nhau, cả hai bên tám lạng, người nữa cân, vì họ đều là những môn đồ của Mã Tổ và Thạch Ðầu.
Ngày kia, ông bảo Linh Chiếu ra ngoài xem, chừng nào đúng ngọ vào cho ông biết, Linh Chiếu bước ra ngoài cửa, nhìn trời rồi trở vào nói với ông:
- Thưa cha ! Ðã đúng ngọ nhưng lại có nguyệt thực.
Ông lấy làm lạ bước ra ngoài để xem. Trong am Linh Chiếu bước lại chỗ của ông, ngồi kiết già chấp tay thị tịch.
Bước trở vào thấy vậy, ông nhận biết ra ngay sự việc, hoan hỷ nói :
- Con gái ta lanh lợi quá ! Ta đã chuẩn bị xong rồi, lại giành để đi trước.
Bàng Long Uẩn lo việc chôn cất cho con. Bảy ngày sau, Châu Mục Vu Công nghe nói ông bệnh, nên đến thăm bệnh của ông, ông nói :
- Chỉ mong các cái có đều không, dè dặt các cái không đều thật, khéo ở thế gian đều như bóng vang.
Nói xong, ông nằm gát đầu lên gối của Vu Công mà thị tịch.
Vì ở xa xôi nên thời gian sau người ta mới đưa tin về việc thị tịch của Bàng Long Uẩn và Linh Chiếu cho gia đình biết, Bàng bà nghe tin xong, nói :
- Con gái ngu si với ông già vô tri, không báo tin mà đi, sao đành vậy!
Nói xong, bà ra đồng báo tin cho người con trai :
- Này con ! Cha con với Linh Chiếu đã đi rồi !
Người con đang bừa ruộng đáp :
- Dạ !
Dạ xong, anh ta lặng yên đứng mà tịch. Thấy thế bà lại nói :
- Thằng nầy sao ngu si lắm vậy !
Bà lo liệu thiêu con, xong việc lại thăm viếng thân thuộc rồi đi biệt tích. Người ta bảo nhau : Cả nhà đạt đạo !
Oct, 8th,1997
Nguồn: http://ahvinhnghiem.org
Xin đọc một tài liệu về Phật giáo Việt Nam
Hành Trạng của Tuệ Trung Thượng sĩ
Thượng sĩ là con trai đầu (lòng) của Khâm Minh Từ Thiện Thái Vương và anh cả của Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng thái hậu. Khi thái vương mất, Hoàng đế (Trần) Thái Tông cảm nghĩa, phong cho tước Hưng Ninh Vương.
Thuở nhỏ, Thượng sĩ bẩm tính thanh cao, nổi tiếng thuần hậu, được giao trấn giữ quân dân ở lộ Hồng.  Hai lần giặc Bắc xâm lược, có công với nước, lần hồi được thăng chuyển giữ chức Tiết độ sứ vùng biển trại Thái Bình.
Con người Thượng sĩ, khí lượng thâm trầm, phong thái nhàn nhã, từ tuổi để chỏm, rất mến cửa không. Đến tham vấn Thiền sư Tiêu Dao ở Phúc Đường, lĩnh hội yếu chỉ, bèn dốc lòng thờ làm thầy, ngày ngày chỉ lấy niềm vui thiền làm thích, không hề vì công danh mà trở ngại. Rồi lui về sống ở phong ấp Tịnh Bang, đổi làm hương Vạn Niên.
Thượng sĩ cùng đời hòa quang, chưa từng đụng chạm người vật, nên hay mạnh nối giống pháp, dìu dắt sơ cơ. Ai tìm đến hỏi, người cũng chỉ bảo cho biết điều cương yếu, khiến họ trụ tâm, mặc tính hành tàng, không mắc danh thực.

Đức Dụ Lăng mộ tiếng từ lâu, sai sứ vời vào cửa khuyết. Phàm những lời hầu chuyện nhà vua đều là siêu tục. Nhân thế, vua suy tôn làm sư huynh và ban cho tên hiệu hiện nay.
Một lần vào chầu, Thái hậu làm tiệc lớn đãi, Người gặp thịt cứ ăn. Thái hậu lấy làm lạ hỏi rằng: “Anh tu thiền mà ăn thịt thì thành Phật sao được?”. Thượng sĩ cười đáp: “Phật là Phật, anh là anh. Anh chẳng cần làm Phật, Phật cũng chẳng cần làm anh. Em chẳng nghe cổ đức nói ‘Văn Thù là Văn Thù, giải thoát là giải thoát’ đó sao?”
Khi Thái hậu qua đời, đức Dụ Lăng trai tăng ở cung cấm. Nhân khi khai đường thuyết pháp bèn mời danh tăng bốn phương mỗi người làm một bài kệ ngắn để bày tỏ kiến giải của mình. Nhưng thảy đều “ngầu bùn sũng nước” chưa có chỗ ngộ. Đức Dụ Lăng bèn đem giấy đến cho Thượng sĩ. Thượng sĩ viết một hơi xong bài tụng tự thuật như sau:
Kiến giải bày kiến giải,
Tựa dụi mắt làm quái.
Dụi mắt làm quái rồi.
Sáng sủa thường tự tại.
Đức Dụ Lăng xem xong, viết tiếp:
Sáng sủa thường tự tại,
Cũng dụi mắt làm quái.
Thấy quái không thấy quái,
Quái kia liền tự hoại.
Thượng sĩ rất tâm phục bài kệ ấy.
Tới khi Đức Dụ Lăng ốm, Thượng sĩ viết thư hỏi bệnh. Mở ra xem, Đức Dụ Lăng viết kệ trả lời, có câu:
Mực nồng khí nóng mồ hôi đẫm,
Quần mẹ sinh ta ướt chửa từng.
Thượng sĩ đọc bài kệ, than thở giây lâu. Đến khi Đức Dụ Lăng trở bệnh nặng, Thượng sĩ tất tả tới cửa khuyết thì nhà vua đã quy tiên rồi.
Nay ta cũng nguyện đội ơn dạy dỗ của Thượng sĩ. Trước đây, khi ta chưa xuất gia, gặp lúc cư tang Nguyên Thánh mẫu hậu, nhân đó có đi thỉnh Thượng sĩ. Người trao cho hai bộ ngữ lục của Tuyết Đậu và Dã Hiên.1 Ta cho người sống quá tục, sinh ngờ vực, bèn làm ra vẻ ngây thơ hỏi: “Chúng sinh quen cái nghiệp uống rượu và ăn thịt, thì làm sao tránh được tội báo?” Thượng sĩ liền giảng giải rằng: “Giả thử có một người đứng quay lưng lại, thình lình có nhà vua đi qua phía sau, người kia không biết, hoặc có ném vật gì vào người vua. Người ấy có sợ chăng? Vua có giận chăng? Như thế thì biết rằng hai việc không liên quan gì đến nhau vậy.” Nói rồi Thượng sĩ đọc hai bài kệ:
Vô thường các pháp hành,
Tâm ngờ tội liền sanh.
Xưa nay không một vật,
Chẳng mống cũng chẳng mầm.
Ngày ngày khi đối cảnh.
Cảnh cảnh từ tâm ra.
Xưa nay không tâm cảnh.
Chốn chốn thảy bờ kia.
Ta lĩnh ý, giây lâu bèn nói: “Tuy là như thế, nhưng tội phúc đã rõ ràng thì làm thế nào?”.
Thượng sĩ lại đọc tiếp bài kệ để chỉ bảo:
Ăn cỏ và ăn thịt,
Chúng sinh mỗi có thức.
Xuân về muôn cỏ sinh,
Chỗ nào thấy tội phúc.
Ta nói: “Nếu vậy thì công phu giữ giới trong sạch không chút xao lãng là để làm gì?” Thượng sĩ cười mà không đáp. Ta cố nài. Thượng sĩ lại đọc tiếp hai bài kệ để ấn chứng cho ta:
Trì giới và nhẫn nhục
Chuốc tội chẳng chuốc phúc.
Muốn biết không tội phúc,
Đừng trì giới nhẫn nhục.
Như khi người leo cây,
Đang yên tự tìm nguy.
Nhu người không trèo nữa,
Trăng gió làm được gì.
Đoạn người dặn kín ta: “Chớ có bảo cho người không đáng bảo.” Vì vậy ta biết môn phong của Thượng sĩ thật là siêu việt.
Một hôm, ta hỏi người về tôn chỉ công việc mình. Thượng sĩ ứng khẩu đáp: “Hãy quay nhìn lại công việc của chính bản thân mình chứ không tìm đâu khác được.” Ta bỗng bừng tỉnh con đường phải đi, bèn xốc áo, thờ làm thầy.
Ôi! Thượng sĩ là người thần thái nghiêm trang, cử chỉ đĩnh đạc. Bàn huyền thuyết diệu như gió mát trăng thanh.
Đương thời thạc đức các phương, có người cho Thượng sĩ tin sâu biết rõ, làm ngược làm xuôi, thật khó mà lường được.
Sau, người nhuốm bệnh ở trang Dưỡng Chân, không ở phòng riêng, mà cho kê một chiếc giường gỗ giữa ngôi nhà trống, nằm theo thế cát tường, nhắm mắt mà tịch. Người hầu hạ và thê thiếp trong nhà khóc rống lên.  Thượng Sĩ mở mắt ngồi dậy, gọi người lấy nước rửa tay, súc miệng, đoạn quở nhẹ rằng: “Sống chết là lẽ thường, làm gì phải xót thương quyến luyến làm rối chân tính của ta?” Dứt lời người êm thấm mà tịch. Bấy giờ là ngày mồng một tháng tư năm Tân Mão, niên hiệu Trùng Hưng năm thứ bảy, hưởng thọ 62 tuổi.
Ta thân đến nhà làm lễ viếng và làm bài Thiêu hương báo ân tụng, nhưng không chép ra đây.
Sau khi nối đạo, những lúc lên đàn thuyết pháp, ta tự nghĩ có bốn điều ân nặng, sửa pháp khó đền, nên sai thợ vẽ chân dung của người để dâng cúng, và tự làm bài tụng, ghi rằng:
Đây bậc cổ chùy,
Người đâu dễ vẽ
Thước góc Lương hoàng,
Mõ chuông Thái đế.
Hay tròn hay vuông
Mỏng dầy đủ vẻ.
Biển pháp một ngươi,
Rừng thiền ba phía.
Trần Nhân Tôn bản dịch của Tiến sĩ Lê Mạnh Thát
Cần phải tu tập
Những trích dẫn trên cho chúng ta thấy rằng:
Kamalljit Kour đã ra đời mười tháng sau khi Rishma chết, Ngawang Jigme đã ra đời tại Tây Tạng sau khi cụ Amala mất vài tháng trước đó tại Ấn độ sau khi cụ đi thăm viếng đức Đạt Lai Lạt Ma. Còn Jenny tái sanh sau khi Mary mất 21 năm. Chuyện Đông Tây này chứng tỏ thuyết Luân Hồi của Phật Giáo là đúng. Sau khi chết người ta có thể tái sinh ngay hoặc lâu, nghĩa là có Thân Trung Ấm hoặc không.
Cụ Amala có lòng sùng tín nên tái sanh lại nhớ ngay được ngôi chùa, cảnh trí, sinh hoạt của cụ. Cả cụ Amala lẫn Rishma đều mất khi tâm trí còn sáng suốt và tái sanh nhanh nên nhớ rất rõ mọi chuyện. Còn Mary mất canh cánh trong lòng về các con của mình, nhưng tái sinh 21 năm sau, những gì Jenny nhớ được không rõ ràng như Kamalljit Kourt hay Ngawang Jigme.
Trong ba người tiền kiếp là phái Nữ, có một tái sinh Nam là Ngawang Jigme do khi sinh thời cụ Amala có ước muốn kiếp sau là Nam giới.
Gia đình của họ Bàng cũng như Tuệ Trung Thượng Sĩ ngay cả Trần Nhân Tông, những vị tu hành đạt đạo đều chủ động xả bỏ báo thân, an nhiên thu thần thị tịch, không rõ Bàng Long Uẩn thọ thế bao nhiêu, nhưng hai người con chắc trên dưới 40, Tuệ Trung Thượng Sĩ 62, Trần Nhân Tôn 51.  
Chúng ta thấy rõ, có sự tái sinh cho nên chắc chắn có sự giải thoát luân hồi như trong kinh điển đã ghi chép lại lời Phật dạy. Vậy thì chúng ta phải tu tập như thế nào, đó là câu hỏi giống nhau của tất cả mọi người Phật tử, nhưng khi tu tập thì mọi người tu khác nhau trong tám vạn bốn ngàn pháp môn, tựu trung là Thiền, Tịnh, Mật, Giáo.
Căn bản của người tu là phải thọ tam quy, giữ ngũ giới và trường chay:
Tam quy: Là quay trở về nương tựa vào Phật, tin sâu Phật là bậc giác ngộ, vạch đường chỉ lối cho người Phật tử tu theo. Quay trở về  giáo pháp của đức Phật, tin chắc rằng có giá trị tuyệt đối, để người Phật tử hành theo. Quay trở về với Tăng, Ni là những vị hang đúng chánh pháp để người Phật tử học hỏi.
Ngũ giới: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu nhằm mục đích diệt tham, sân, si, trưởng dưỡng lòng từ bi, mở mang trí tuệ.
Trường chay: Ăn chay vì chúng ta thật hành hạnh từ bi, thương xót mọi loài chúng sinh đều tham sống, sợ chết. Ngày xưa do quan niệm sai lầm người tu là tiết dục, do đó ăn uống kham khổ, thiếu chất bổ dưỡng sanh ra bệnh tật, ăn chay không phải chỉ ăn muối đậu, muối xả, muối mè mà chúng ta phải ăn rau quả, tàu hủ. Ăn chay đúng phép làm cho con người có đủ chất bổ dưỡng, ngừa chống được bệnh tật.
Giáo là giáo pháp, lời Phật dạy ghi trong kinh điển, người hành trì hoặc tụng hơặc đọc kinh để hiểu giáo nghĩa, khi tụng kinh thì thân, khẩu, ý thanh tịnh, người Phật tử gieo nghiệp lành. Dù đọc hay tụng, phải chú tâm theo kinh để hiểu nghĩa lý lời Phật dạy mà hành cho đúng pháp, mang lại lợi ích cho chúng ta.
Có người chuyên tụng kinh A Di Đà để cầu mong Cửu Huyền Thất Tổ (Cửu huyền: Cao - Tằng - Tổ - Khảo - Kỷ - Tử - Tôn - Tằng - Huyền [Chín đời: Sơ, cố, nội (ngoại), cha (mẹ), mình, con, cháu, chắt, chit]. Thất tổ: Bảy đời: Cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ.) vãng sinh về cõi cực lạc. Có người chuyên tụng Phổ môn để mong cầu đức Quán Thế Âm hộ trì cho trong gia đạo được an vui, tai qua nạn khỏi. Có người chuyên trì tụng Sám Hối, mong sám hối những nghiệp chướng trong nhiều đời nhiều kiếp đã qua …
Tụng kinh, quyển kinh nào cũng in sẵn nghi thức tụng kinh, chuông mõ có nghi thức như sau:
NGHI THỨC CHUÔNG MÕ
Sau phần Ðãnh lễ, bắt đầu vào chuông mõ:
Chuông thỉnh trước: * * *
Mõ gõ sau khi chuông chấm dứt: - - - - - - - (bốn tiếng rời, tiếp theo hai tiếng liền nhau, cuối cùng một tiếng rời ra)
Sau đó chuông mõ hòa nhau như sau: * - * - * - - - - *
Chuông thỉnh một tiếng rồi mõ tiếp theo một tiếng, chuông đủ ba tiếng ngưng chờ, mõ đánh thêm tiếng thứ tư, tiếng thứ năm và sáu liền nhau, rồi chuông dập cùng lúc với tiếng mõ thứ bảy.
Mỗi khi bắt đầu vào bài Kinh, bài Chú hay Kệ, mõ bắt đầu đánh vào tiếng thứ 2, thứ 4 và những tiếng kế tiếp, ví dụ:
Kệ Khai Kinh
Phật pháp cao siêu rt nhim mu ...
Mõ cứ tiếp tục đánh cho đều nhịp, đến khi câu cuối còn chừng 5 hay 7 tiếng, đánh lơi ra và trước tiếng cuối cùng, mõ đánh hai tiếng liền nhau như sau:
… Chân nghĩa Như Lai hiu tht sâu.
Hoặc chẳng hạn như:
… Thanh tnh đi hi chúng B Tát Ma Ha Tát!
Còn Chuông khi chấm dứt niệm mỗi danh hiệu Phật hay Bồ Tát sẽ thỉnh một tiếng chuông, để người ta biết là sẽ sang qua danh hiệu Phật hay Bồ Tát khác, trong bài kinh dài, thỉnh thoảng cuối câu nên thỉnh một tiếng chuông. Chấm dứt mỗi bài Kinh, Kệ hay Chú, chuông thỉnh 3 tiếng ở vào tiếng thứ 5, tiếng thứ 3 và tiếng chót, như sau:
… Chân nghĩa Như Lai hiu tht sâu.
NGHI THỨC TỤNG KINH
1        Niệm chú (Tịnh Pháp giới, tam nghiệp chân ngôn)
2        Cúng hương (Nguyện đem lòng thành kính…)
3        Tán Phật (Đấng Pháp Vương vô thượng …)
4        Kỳ nguyện (Hôm nay đệ tử chúng con quỳ trước Phật đài …)
5        Quán tưởng (Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng …)
6        Đảnh lễ (Chí tâm đảnh lễ Nam mô tân hư không…)
7        Vào chuông mõ
8        Tán Lư Hương (Kim lư vừa bén chiên đàn ...)
9        Trì chú Đại bi (Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật ….)
10    Niệm danh hiệu đức Bổn sư (3 l ần)
11    Khai kinh kệ (Phật Pháp cao siêu rất nhiệm mầu ….)
12    Tụng bản kinh chính (Nam Mô Pháp Hoa …. hay Nam Mô Liên Trì …)
13    Bát Nhã Tâm Kinh (Ma ha Bát nhã Ba la mật đa tâm kinh ….)
14    Vãng sanh quyết định chơn ngôn (Nam mô a di đa bà dạ …)
15    Niệm danh hiệu Phật và Bồ Tát (Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật …)
16    Hồi hướng (Tụng kinh công đức khó nghĩ lường ….)
17    Phục nguyện (Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam Mô A Di Đà Phật … Nguyện hồi hướng thời niệm Phật này ….)
18    Tam Tự Quy và Đảnh Lễ (Tự quy y Phật ….)
Từ xưa, chư Tổ đã soạn ra thời khóa ở Tự viện có các thời công phu hàng ngày, như công phu tối tụng Hồng Danh Bửu Sám, công phu khuya tụng Chú Thủ Lăng Nghiêm, ở Thiền viện có Thiền hành. Nghi thức Sám Hối, Thiền hành, chấp tác khiến cho thân thể hoạt động rất hữu ích cho sức khỏe của người tu. Do vậy, người lớn tuổi tu tập dù hành Thiền, Tịnh, Mật, Giáo đều nên đưa vào một thời công phu Lạy Sám Hối như sau đây:

NGHI THỨC SÁM HỐI HỒNG DANH BỬU SÁM

(Sám hối là làm cho ba nghiệp được thanh tịnh)

NIỆM HƯƠNG LỄ BÁI

(Thắp đèn đốt hương trầm xong, đứng ngay ngắn chắp tay để ngang ngực mật niệm)
TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN:
Án lam tóa ha. (3 lần)
TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN:
Án ta phạ bà phạ, thuật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ, bà phạ thuật độ hám. (3 lần)

CÚNG HƯƠNG

(Chủ lễ thắp ba cây hương, quỳ ngay thẳng, cầm hương ngang trán niệm bái cúng dường)
Nguyện thử diệu hương vân,
Biến mãn thập phương giới,
Cúng dường nhứt thiết Phật,
Tôn pháp chư Bồ tát,
Vô biên Thanh văn chúng,
Cập nhứt thiết Thánh Hiền,
Duyên khởi quang minh đài,
Xứng tánh tác Phật sự,
Phổ huân chư chúng sanh,
Giai phát Bồ Ðề tâm,
Viễn ly chư vọng nghiệp,
Viên thành Vô thượng đạo.

TÁN PHẬT

Pháp vương Vô thượng tôn
Tam giới vô luân thất
Thiên nhơn chi Ðạo sư
Tứ sanh chi Từ phụ
Ư nhứt niệm Quy y
Năng diệt tam kỳ nghiệp
Xưng dương nhược tán than
Ức kiếp mạc năng tận.

QUÁN TƯỞNG

Năng lễ, sở lễ tánh không tịch,
Cảm ứng đạo giao nan tư nghì,
Ngã thử đạo tràng như Ðế châu,
Thập phương chư Phật ảnh hiện trung,
Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền,
Ðầu diện tiếp túc quy mạng lễ.
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tận hư không, biến pháp giới, quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trú Tam bảo. (1 lạy)
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta bà Giáo chủ Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Ðương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật, Ðại trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Ðại hạnh Phổ Hiền Bồ tát, Hộ Pháp Chư tôn Bồ tát, Linh sơn hội thượng Phật Bồ tát. (1 lạy)
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây phương Cực lạc thế giới Ðại từ Ðại bi A Di Ðà Phật, Ðại bi Quán Thế Âm Bồ tát, Ðại Thế Chí Bồ tát, Ðại nguyện Ðịa Tạng Vương Bồ tát, Thanh tịnh Ðại hải chúng Bồ tát. (1 lạy)
(Ðứng hoặc ngồi, vô chuông mõ và đồng tụng):

TÁN DƯƠNG CHI

Dương chi tịnh thủy,
Biến sái tam thiên,
Tánh không bát đức lợi nhơn thiên,
Pháp giới quảng tăng diên
Diệt tội tiêu khiên,
Hỏa diệm hóa Hồng liên.
Nam mô Thanh Lương Ðịa Bồ tát. (3 lần)

CHÚ ĐẠI BI

Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát. (3 lần)
Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni.
Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a rị da. Bà lô yết đế thước bát ra da. Bồ đề Tát đỏa bà da. Ma ha Tát đỏa bà da. Ma ha ca lô ni ca da. Án. Tát bàn ra phạt duệ. Số đát na đát tả. Nam mô tất cát lật đỏa y mông a rị da. Bà lô cát đế thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì. Hê rị ma ha bàn đa sa mế. Tát bà a tha đậu du bằng. A thệ dựng. Tát bà tát đá na ma bà dà. Ma phạt dạt đậu. Đát điệt tha. Án a bà lô hê. Lô ca đế. Ca ra đế. Di hê rị. Ma ha Bồ đề Tát đỏa. Tát bà tát bà. Ma ra ma ra. Ma hê ma hê rị đà dựng. Câu lô câu lô yết mông. Độ lô độ lô phạt xà da đế. Ma ha phạt xà da đế. Đà ra đà ra. Địa rị ni. Thất Phật ra da. Dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra. Mục đế lệ. Y hê y hê. Thất na thất na. A ra sâm Phật ra xá rị. Phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da. Hô lô hô lô ma ra. Hô lô hô lô hê rị. Sa ra sa ra. Tất rị tất rị. Tô rô tô rô. Bồ đề dạ Bồ đề dạ. Bồ đà dạ bồ đà dạ. Di đế rị dạ. Na ra cẩn trì. Địa rị sắc ni na. Ba dạ ma na. Sa bà ha. Tất đà dạ. Sa bà ha. Ma ha tất đà dạ. Sa bà ha. Tất đà du nghệ. Thất bàn ra dạ. Sa bà ha. Na ra cẩn trì. Sa bà ha. Ma ra na ra. Sa bà ha. Tất ra tăng a mục khư da. Sa bà ha. Sa bà ma ha a tất đà dạ. Sa bà ha. Giả cát ra a tất đà dạ. Sa bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ. Sa bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ. Sa bà ha. Ma bà rị thắng yết ra dạ. Sa bà ha.
Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a rị da. Bà lô cát đế. Thước bàn ra dạ. Sa bà ha. Án tất điện đô. Mạn đà ra. Bạt đà da. Sa bà ha. (3 lần)
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần)

KHAI KINH KỆ

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp,
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ,
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì,
Nguyện giải Như Lai chơn thiệt nghĩa.
Nam mô Hồng danh Hội Thượng Bồ tát. (3 lần)

HỒNG DANH BỬU SÁM

Ðại từ đại bi mẫn chúng sanh,
Ðại hỉ đại xả tế hàm thức,
Tướng hảo quang minh dĩ tự nghiêm,
Chúng đẳng chí tâm quy mạng lễ. O (1)
Nam mô Quy y Kim Cang Thượng sư. O (2)
Quy y Phật, Quy y Pháp, Quy y Tăng. O (3)
Ngã kim phát tâm, bất vị tự cầu Nhơn Thiên phước báo, Thanh văn, Duyên giác, nãi chí Quyền thừa chư vị Bồ tát, duy y tối thượng thừa, phát Bồ đề tâm, nguyện dữ pháp giới chúng sanh nhứt thời đồng đắc A nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề. O (4)
Nam mô Quy y thập phương tận hư không giới nhứt thiết chư Phật. O (5)
Nam mô Quy y thập phương tận hư không giới nhứt thiết Tôn Pháp. O (6)
Nam mô Quy y thập phương tận hư không giới nhứt thiết Hiền Thánh Tăng. O (7)
Nam mô Như Lai, Ưng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. O (8)
Nam mô Phổ Quang Phật. O (9)
Nam mô Phổ Minh Phật. O (10)
Nam mô Phổ Tịnh Phật. O (11)
Nam mô Ða Ma La Bạt Chiên Ðàn Hương Phật. O (12)
Nam mô Chiên Ðàn Quang Phật. O (13)
Nam mô Ma Ni Tràng Phật. O (14)
Nam mô Hoan Hỉ Tạng Ma Ni Bảo Tích Phật. O (15)
Nam mô Nhứt Thiết Thế Gian Nhạo Kiến Thượng Ðại Tinh Tấn Phật. O (16)
Nam mô Ma Ni Tràng Ðăng Quang Phật. O (17)
Nam mô Huệ Cự Chiếu Phật. O (18)
Nam mô Huệ Ðức Quang Minh Phật. O (19)
Nam mô Kim Cang Lao Cường Phổ Tán Kim Quang Phật. O (20)
Nam mô Ðại Cường Tinh Tấn Dõng Mãnh Phật. O (21)
Nam mô Ðại Bi Quang Phật. O (22)
Nam mô Từ Lực Vương Phật. O (23)
Nam mô Từ Tạng Phật. O (24)
Nam mô Chiên Ðàn Khốt Trang Nghiêm Thắng Phật. O (25)
Nam mô Hiền Thiện Thủ Phật. O (26)
Nam mô Thiện Ý Phật. O (27)
Nam mô Quảng Trang Nghiêm Vương Phật. O (28)
Nam mô Kim Hoa Quang Phật. O (29)
Nam mô Bảo Cái Chiếu Không Tự Tại Lực Vương Phật. O (30)
Nam mô Hư Không Bảo Hoa Quang Phật. O (31)
Nam mô Lưu Ly Trang Nghiêm Vương Phật. O (32)
Nam mô Phổ Hiện Sắc Thân Quang Phật. O (33)
Nam mô Bất Ðộng Trí Quang Phật. O (34)
Nam mô Hàng Phục Chúng Ma Vương Phật. O (35)
Nam mô Tài Quang Minh Phật. O (36)
Nam mô Trí Huệ Thắng Phật. O (37)
Nam mô Di Lặc Tiên Quang Phật. O (38)
Nam mô Thiện Tịch Nguyệt Âm Diệu Tôn Trí Vương Phật. O (39)
Nam mô Thế Tịnh Quang Phật. O (40)
Nam mô Long Chủng Thượng Tôn Vương Phật. O (41)
Nam mô Nhựt Nguyệt Quang Phật. O (42)
Nam mô Nhựt Nguyệt Châu Quang Phật. O (43)
Nam mô Huệ Tràng Thắng Vương Phật. O (44)
Nam mô Sư Tử Hống Tự Tại Lực Vương Phật. O (45)
Nam mô Diệu Âm Thắng Phật. O (46)
Nam mô Thường Quang Tràng Phật. O (47)
Nam mô Quang Thế Ðăng Phật. O (48)
Nam mô Huệ Oai Ðăng Vương Phật. O (49)
Nam mô Pháp Thắng Vương Phật. O (50)
Nam mô Tu Di Quang Phật. O (51)
Nam mô Tu Ma Na Hoa Quang Phật. O (52)
Nam mô Ưu Ðàm Bát La Hoa Thù Thắng Vương Phật. O (53)
Nam mô Ðại Huệ Lực Vương Phật. O (54)
Nam mô A Súc Tỳ Hoan Hỉ Quang Phật. O (55)
Nam mô Vô Lượng Âm Thinh Vương Phật. O (56)
Nam mô Tài Quang Phật. O (57)
Nam mô Kim Hải Quang Phật. O (58)
Nam mô Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Phật. O (59)
Nam mô Ðại Thông Quang Phật. O (60)
Nam mô Nhứt Thiết Pháp Tràng Mãn Vương Phật. O (61)
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật. O (62)
Nam mô Kim Cang Bất Hoại Phật. O (63)
Nam mô Bảo Quang Phật. O (64)
Nam mô Long Tôn Vương Phật. O (65)
Nam mô Tinh Tấn Quân Phật. O (66)
Nam mô Tinh Tấn Hỷ Phật. O (67)
Nam mô Bảo Hỏa Phật. O (68)
Nam mô Bảo Nguyệt Quang Phật. O (69)
Nam mô Hiện Vô Ngu Phật. O (70)
Nam mô Bảo Nguyệt Phật. O (71)
Nam mô Vô Cấu Phật. O (72)
Nam mô Ly Cấu Phật. O (73)
Nam mô Dõng Thí Phật. O (74)
Nam mô Thanh Tịnh Phật. O (75)
Nam mô Thanh Tịnh Thí Phật. O (76)
Nam mô Ta Lưu Na Phật. O (77)
Nam mô Thủy Thiên Phật. O (78)
Nam mô Kiên Ðức Phật. O (79)
Nam mô Chiên Ðàn Công Ðức Phật. O (80)
Nam mô Vô Lượng Cúc Quang Phật. O (81)
Nam mô Quang Ðức Phật. O (82)
Nam mô Vô Ưu Ðức Phật. O (83)
Nam mô Na La Diên Phật. O (84)
Nam mô Công Ðức Hoa Phật. O (85)
Nam mô Liên Hoa Quang Du Hí Thần Thông Phật. O (86)
Nam mô Tài Công Ðức Phật. O (87)
Nam mô Ðức Niệm Phật. O (88)
Nam mô Thiện Danh Xưng Công Ðức Phật. O (89)
Nam mô Hồng Diệm Ðế Tràng Vương Phật. O (90)
Nam mô Thiện Du Bộ Công Ðức Phật. O (91)
Nam mô Ðấu Chiến Thắng Phật. O (92)
Nam mô Thiện Du Bộ Phật. O (93)
Nam mô Châu Tráp Trang Nghiêm Công Ðức Phật. O (94)
Nam mô Bảo Hoa Du Bộ Phật. O (95)
Nam mô Bảo Liên Hoa Thiện Trụ Ta La Thọ Vương Phật. O (96)
Nam mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Ðà Phật. O (97)
Như thị đẳng, nhứt thiết thế giới, chư Phật Thế Tôn, thường trụ tại thế, thị chư Thế Tôn đương từ niệm ngã! Nhược ngã thử sanh, nhược ngã tiền sanh, tùng vô thỉ sanh tử dĩ lai, sở tác chúng tội, nhược tự tác, nhược giáo tha tác, kiến tác tùy hỉ. Nhược Tháp, nhược Tăng, nhược tứ phương tăng vật, nhược tự thủ, nhược giáo tha thủ, kiến thủ tùy hỉ.
Ngũ vô gián tội, nhược tự tác, nhược giáo tha tác, kiến tác tùy hỉ.
Thập bất thiện đạo, nhược tự tác, nhược giáo tha tác, kiến tác tùy hỉ.
Sở tác tội chướng, hoặc hữu phú tàng, hoặc bất phú tàng, ưng đọa địa ngục, ngạ quỉ súc sanh, chư dư ác thú, biên địa, hạ tiện, cập miệt lệ xa, như thị đẳng xứ, sở tác tội chướng, kim giai sám hối. O (98)
Kim chư Phật Thế Tôn, đương chứng tri ngã, đương ức niệm ngã, ngã phục ư chư Phật Thế Tôn tiền, tác như thị ngôn: nhược ngã thử sanh, nhược ngã dư sanh, tằng hành bố thí, hoặc thủ tịnh giới, nãi chí thí dữ súc sanh, nhứt đoàn chi tự, hoặc tu tịnh hạnh, sở hữu thiện căn, thành tựu chúng sanh, sở hữu thiện căn, tu hạnh Bồ đề, sở hữu thiện căn, cập Vô thượng trí, sở hữu thiện căn, nhứt thiết hiệp tập, giảo kế trù lượng, giai tất hồi hướng A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề; Như quá khứ, vị lai, hiện tại chư Phật sở tác hồi hướng, ngã diệc như thị hồi hướng, chúng tội giai sám hối, chư phước tận tùy hỉ, cập thỉnh Phật công đức, nguyện thành Vô thượng trí.
Khứ, lai, hiện tại Phật, ư chúng sanh tối thắng, vô lượng công đức hải, ngã kim qui mạng lễ. O (99)
Sở hữu thập phương thế giới trung,
Tam thế nhứt thiết nhơn Sư tử,
Ngã dĩ thanh tịnh thân, ngữ, ý
Nhứt thiết biến lễ tận vô dư,
Phổ Hiền hạnh nguyện oai thần lực,
Phổ hiện nhứt thiết Như Lai tiền,
Nhứt thân phục hiện sát trần thân,
Nhứt nhứt biến lễ sát trần Phật. O (100)
Ư nhứt trần trung trần số Phật,
Các xử Bồ tát chúng hội trung,
Vô tận pháp giới trần diệc nhiên,
Thâm tín chư Phật giai sung mãn.
Các dĩ nhứt thiết âm thinh hải
Phổ xuất vô tận diệu ngôn từ,
Tận ư vị lai nhứt thiết kiếp,
Tán Phật thậm thâm công đức hải. O (101)
Dĩ chư tối thắng diệu hoa man
Kỷ nhạc đồ hương cập tán cái
Như thị tối thắng trang nghiêm cụ,
Ngã dĩ cúng dường chư Như Lai,
Tối thắng y phục tối thắng hương,
Mạc hương, thiêu hương dữ đăng chúc,
Nhứt nhứt giai như diệu cao tụ,
Ngã tất cúng dường chư Như Lai,
Ngã dĩ quảng đại thắng giải tâm,
Thâm tín nhứt thiết tam thế Phật,
Tất dĩ Phổ Hiền hạnh nguyện lực,
Phổ biến cúng dường chư Như Lai. O (102)
Ngã tích sở tạo chư ác nghiệp,
Giai do vô thỉ tham, sân, si,
Tùng thân ngữ ý chi sở sanh,
Nhứt thiết ngã kim giai sám hối. O (103)
Thập phương nhứt thiết chư chúng sanh,
Nhị thừa hữu học cập vô học,
Nhứt thiết Như Lai dữ Bồ tát,
Sở hữu công đức giai tùy hỉ. O (104)
Thập phương sở hữu thế gian đăng,
Tối sơ thành tựu Bồ đề giả,
Ngã kim nhứt thiết giai khuyến thỉnh,
Chuyển ư Vô thượng diệu pháp luân. O (105)
Chư Phật nhược dục thị Niết bàn,
Ngã tất chí thành nhi khuyến thỉnh,
Duy nguyện cửu trụ sát trần kiếp,
Lợi lạc nhứt thiết chư chúng sanh. O (106)
Sở hữu lễ tán cúng dường phước,
Thỉnh Phật trụ thế chuyển pháp luân,
Tùy hỉ, sám hối chư thiện căn,
Hồi hướng chúng sanh cập Phật đạo. O (107)
Nguyện tương dĩ thử thắng công đức,
Hồi hướng Vô thượng chơn pháp giới,
Tánh tướng Phật, Pháp cập Tăng già,
Nhị đế dung thông tam muội ấn,
Như thị vô lượng công đức hải,
Ngã kim giai tất tận hồi hướng,
Sở hữu chúng sanh thân, khẩu, ý,
Kiến hoặc đàn báng ngã pháp đẳng,
Như thị nhứt thiết chư nghiệp chướng
Tất giai tiêu diệt tận vô dư,
Niệm niệm trí châu ư pháp giới,
Quảng độ chúng sanh giai bất thối,
Nãi chí hư không thế giới tận,
Chúng sanh cập nghiệp phiền não tận,
Như thị tứ pháp quảng vô biên,
Nguyện kim hồi hướng diệc như thị. O (108)
Nam mô Ðại hạnh Phổ Hiền Bồ tát. (3 lần)
MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH
Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhứt thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị. Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng: bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị xúc, pháp; vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh, diệc vô vô minh tận; nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề Tát đỏa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết bàn.
Tam thế chư Phật y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu Đa la tam miệu tam Bồ đề.
Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị Vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ chơn thiệt bất hư.
Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:
“Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha.” (3 lần)

VÃNG SANH QUYẾT ĐỊNH CHƠN NGÔN

Nam mô A di đa bà dạ, đa tha già đa dạ, đa điệt dạ tha. A di rị đô bà tỳ. A di rị đa, tất đam bà tỳ. A di rị đa, tỳ ca lan đế. A di rị đa, tỳ ca lan đa. Dà di nị, dà dà na. Chỉ đa ca lệ, ta bà ha. (3 lần)

TÁN PHẬT

A Di Đà Phật thân kim sắc
Tướng hảo quang minh vô đẳng luân
Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu di
Hám mục trừng thanh tứ đại hải.
Quang Trung hóa Phật vô số ức
Hóa Bồ tát chúng diệc vô biên
Tứ thập bát nguyện độ chúng sanh
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
Nam mô Di Đà Phật. (108 lần)
Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát (3 lần)
Nam mô Đại Thế Chí Bồ tát (3 lần)
Nam mô Địa Tạng Vương Bồ tát (3 lần)
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ tát (3 lần)
(Đồng quỳ, chắp tay và đọc bài sám như sau. Các bài sám tùy đọc bài nào cũng được)
SÁM PHÁT NGUYỆN
Ðệ tử kính lạy đức Phật Thích Ca,
Phật A Di Ðà, mười phương chư Phật,
Vô lượng Phật Pháp, cùng Thánh Hiền Tăng,
Ðệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề,
Tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc.
Ngày nay nhờ Phật, biết sự lỗi lầm,
Thành tâm sám hối.
Thề tránh điều dữ, nguyện làm việc lành.
Ngửa trông ơn Phật, từ bi gia hộ:
Thân không tật bệnh, tâm không phiền não,
Hàng ngày an vui tu tập, phép Phật nhiệm mầu,
Ðể mau ra khỏi luân hồi, minh tâm kiến tánh,
Trí huệ sáng suốt, thần thông tự tại,
Ðặng cứu độ các bậc tôn trưởng,
Cha mẹ anh em, thân bằng quyến thuộc,
Cùng tất cả chúng sinh,
Ðồng thành Phật đạo.
THẬP CHỦNG ĐẠI NGUYỆN
Đệ tử chúng đẳng
Tùy thuận tu tập
Phổ Hiền Bồ tát
Thập chủng đại nguyện:
Nhứt giả lễ kính chư Phật,
Nhị giả xưng tán Như Lai,
Tam giả quảng tu cúng dường,
Tứ giả sám hối nghiệp chướng,
Ngũ giả tùy hỷ công đức,
Lục giả thỉnh chuyển pháp luân,
Thất giả thỉnh Phật trụ thế,
Bát giả thường tùy học Phật,
Cửu giả hằng thuận chúng sanh,
Thập giả phổ giai hồi hướng.
Hồi Hướng
Sám hối công đức thù thắng hạnh,
Vô biên thắng phước giai hồi hướng.
Phổ nguyện pháp giới chư chúng sanh,
Tốc vãng vô lượng quang Phật sát.
Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não,
Nguyện đắc trí tuệ chơn minh liễu.
Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ,
Thế thế thường hành Bồ tát đạo.
Nguyện sanh Tây phương Tịnh độ trung,
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu,
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh.
Bất thối Bồ tát vi bạn lữ,
Nguyện dĩ thử công đức,
Phổ cập ư nhứt thiết,
Ngã đẳng dữ chúng sanh,
Giai cộng thành Phật đạo.
Phục Nguyện
Nam mô A Di Đà Phật
Thượng lai, đệ tử chúng đẳng, chí thành lễ Phật hồng danh, sám hối công đức. Chuyên vì, thượng báo tứ trọng ân, hạ đế tam đồ khổ.
Thứ nguyện: hiện tiền đệ tử chúng đẳng, tội diệt phước sanh, Bồ đề tâm tăng trưởng, trí tánh thường minh, Bát nhã hoa khai, đạo tâm bất thối.
Phổ Nguyện:
Âm siêu dương thới,
Pháp giới chúng sanh,
Tình dữ vô tình,
Tề thành Phật đạo.
Nam mô A Di Ðà Phật. (Ðồng niệm lớn)
Tam Quy Y
Tự quy y Phật,
Ðương nguyện chúng sanh,
Thể giải đại đạo,
Phát Vô thượng tâm. (1 lạy)
Tự quy y pháp,
Ðương nguyện chúng sanh,
Thâm nhập kinh tạng,
Trí tuệ như hải. (1 lạy)
Tự quy y Tăng,
Ðương nguyện chúng sanh,
Thống lý đại chúng,
Nhứt thiết vô ngại. (1 lạy)
Hòa Nam Thánh Chúng
Mật là Mật Tông chủ yếu hành trì pháp môn trì chú, chúng ta thường nghe biết Lục đại minh chân ngôn: “Um Ma Ni Bát Mê Hồng”. Về công năng của chú, theo như kinh điển có ghi lại nguyên nhân Phật nói thần chú Lăng Nghiêm là vì Tôn giả A nan mắc nạn Ma đăng già. Ngài A nan bị nàng Ma đăng già dùng chú thuật Ta tỳ ca la tiên Phạm thiên ép buộc tình duyên … Lúc đó, Tôn giả A Nan rất buồn rầu, thành kính  hướng về đức Phật, mong  đức Phật đoái hoài thương xót cứu độ giải nạn cho Ngài. Phật biết Ngài A Nan bị nạn, nên sau khi thọ trai, Phật không thuyết pháp như thường lệ mà trở về tinh xá ngay và rồi Ngài ngồi kiết già, trên đảnh phóng hào quang, có hoa sen ngàn cánh, trên hoa sen có đức Hóa Phật ngồi kiết già, nói thần chú Lăng Nghiêm. Phật bảo Ngài Văn Thù đem thần chú ấy đi đến chỗ nàng Ma đăng già , để phá trừ tà chú, cứu nạn cho A Nan. Ngài A nan được kịp thời cứu thoát và sau đó Phật độ luôn cho nàng Ma đăng già tu hành trở thành bậc A la hán. Ðó là nguyên nhân có ra năm đệ thần chú Lăng Nghiêm mà chư Tăng Ni cũng như quý Phật tử thường trì tụng vào mỗi buổi khuya.
Tưởng cũng nên đọc thêm bài “Ý Nghĩa Thần Chú Đại Bi” trong Mạng Phật Giáo Việt Nam:
Thời Phật còn tại thế, ở núi Bồ đà lặc ca, tại đạo tràng Bảo trang ghiêm cùng hàng tam thừa bát bộ và chư thần vân tập đông đủ, ngài Quán thế âm bí mật phóng hào quang soi khắp mười phương quốc độ, Ngài chấp tay bạch rằng:
" Bạch Đức Thế Tôn, con có thần chú bí mật muốn nói cho mọi người biết để trì tụng cho thân tâm được an lạc, không tật bệnh, sống lâu nhiều phước lộc. Thần chú này có công năng dứt trừ các tội ác và cầu mong gì thì như ý muốn."
Đức Phật chấp nhận cho ngài Quán thế âm được trình bày thần chú của mình. Ngài bạch Phật rằng:
"Thời quá khứ trải qua vô lượng ức kiếp có đức Phật xuất thế, hiệu Thiện Quang vương Tịnh trú Như lai, vì con mà nói thần chú Đại bi. Thuở ấy, con đang ở quả vị sơ địa mà một lần nghe thần chú Đại bi, con liền đạt đến quả vị thứ tám. Con phát đại nguyện: "Nếu thần chú này làm cho chúng sanh đời sau có sự ích lợi to lớn thì phải khiến thân con có ngàn cánh tay và ngàn con mắt".
Nguyện như vậy rồi, quả thật thân con có ngàn cánh tay và ngàn con mắt, tha thứ vang động. Các đức Phật phóng hào quang chiếu nơi thân con. Hào quang cùng chiếu vô biên thế giới.
Con lại nguyện: "Nếu có người nào tụng thần chú này năm lần thì trừ được các tội nặng của nhiều đời kiếp trong vòng luân hồi sanh tử. Và người ấy khi thân mạng sắp mất được mười phương chư Phật đưa tay thọ ký cho họ sanh về cõi nước Tịnh độ".
Con thề rằng: "Nếu người tụng thần chú Đại bi mà bị đọa lạc vào ba đường dữ, không sanh về cõi nước của đức Phật, không được vô lượng tam muội biện tài và những sự cầu nguyện không như ý muốn thì không xứng đáng để gọi thần chú Đại bi".
Ngoại trừ những hạng người trì tụng thần chú này mà tâm không có thiện hảo, cứ độc ác, không tha thiết chí thành, chỉ có một chút nghi ngờ là không hiệu nghiệm.
Nếu có những người đã từng phạm mười trọng tội và gây ra năm thứ nghịch chướng to lớn, hủy báng Phật pháp, phá giới cấm, làm các điều dơ bẩn trải qua nhiều đời nhiều kiếp, dầu có gặp Phật xuất thế mà không chịu sám hối chừa bỏ các tội ác, một lần chí thành không mảy may nghi ngờ mà tụng thần chú Đại bi này là bao nhiêu tội lỗi đã tạo ra trong quá khứ đều được dứt trừ hết.
Nếu có ai gặp các sự rủi ro tai nạn khốn khổ mà tụng Đại bi thần chú đều được thoát khỏi một cách dễ dàng.
Nếu người tụng Đại bi thần chú để cầu nguyện, kết luận cầu nguyện gì đều được như ý.
Kinh Lăng Nghiêm dạy rằng: Thần chú bí mật của chư Phật, chỉ có Phật với Phật mới biết mà thôi, còn ngoài ra không ai có thể hiểu được dù cho có đạt đến địa vị thánh hiền đi nữa. Nhưng rất hiệu nghiệm, có công năng làm tiêu mất tội nghiệp và chóng đạt đến quả vị giải thoát, cho những ai thành tâm trì tụng.
Thần chú là một ấn chư Phật tương truyền không thể diễn giải, chỉ có tín tâm đọc tụng hoặc thầm niệm là có sự linh cảm hiệu nghiệm tột bực.
Bát nhã kinh dạy rằng: Thần chú là liều thuốc hay, là nước cam lồ vi diệu trị lành các thứ bệnh của mọi người. Nếu ai chuyên trì tụng sẽ thường được an lạc.
Trong Ký thủ kinh, đức Như Lai dạy có năm tạng: Kinh tạng, Luật tạng, Luận tạng, Bát nhã tạng, và Thần chú tạng. Mà hiệu quả nhất, chóng an lạc giải thoát nhất là tụng Thần chú.
Qua những lời Bồ tát Quán thế âm bạch Phật và các kinh dạy trên thì rõ ràng thần chú này quá diệu dụng, rất đáng được cho mọi người hành trì.
Kinh chú của Phật, tất cả mọi người đều có thể trì tụng, nhưng muốn được lợi lạc trong khi tụng kinh trì chú, người Phật tử hãy cố gắng giữ gìn thân, miệng và ý của mình được trong sạch, siêng năng ăn chay, giữ giới. Phật dạy: làm các việc bố thí, phóng sanh, dứt điều ác, làm việc thiện, thì mới được kết quả tốt đẹp.
NGHI THỨC TRÌ CHÚ ÐẠI BI
(Hòa Thượng Trí Quang - Trích Hai thời công phu)

Thần chú này mang tên Ðại bi tâm, có nghĩa là cái tim của đại từ bi, nên tôi đã dịch là bài chú Tinh túy của đại từ bi Thần chú này không những có nghĩa mà còn có tượng. Về nghĩa, tôi đã làm tàm tạm trong Lương hoàng sám và trong Thủy sám, nên ở đây xin miễn. Ở đây nên nói tướng dụng và hành pháp của thần chú ấy. Tài liệu toàn lấy trong kinh Ðại bi tâm đà la ni (Chính 20/106-111) và Ðại bi sám pháp (Vạn 129/27-30).
1. Tướng dụng chú Ðại bi
Phật nói chú này là thần chú quảng đại viên mãn, thần chú vô ngại đại bi, thần chú cứu khổ, thần chú diên thọ, thần chú diệt ác, thần chú phá ác nghiệp, thần chú mãn nguyện, thần chú tùy tâm tự tại, thần chú mau lên bậc trên ... Trì chú này thì diệt vô lượng tội, được vô lượng phước, và chết thì sinh Cực lạc. Quan âm đại sĩ nói, trì chú này thì hết bịnh, hết nạn, tiêu ác pháp, tăng bạch pháp, như ý, như nguyện, đặc biệt gần chết thì được chư Phật trao tay, muốn sinh tịnh độ nào thì tùy ý mà sinh.
Biểu tượng của chú này là tâm đại bi, tâm bình đẳng, tâm vô vi, tâm vô nhiễm trước, tâm không quán, tâm cung kính, tâm khiêm tốn, tâm không hỗn loạn, tâm không kiến thủ, tâm tuệ giác vô thượng. Trì chú này thì phải hành theo biểu tượng như vậy.
2. Hành pháp chú Ðại bi
Trì chú Ðại bi, đúng ra, mỗi một ngày đêm phải và chỉ cần 5 biến. Muốn trì chú này thì phải phát bồ đề tâm, rồi kính giữ trai giới, luôn luôn bình đẳng đối với tất cả, và trì tụng liên tục. Quan Âm Đại Sĩ nói, đối với người ấy, ta soi thấy bằng ngàn mắt và nắm giữ bằng ngàn tay. Dưới đây là nghi thức trì chú Ðại bi được lược lại giản dị. Nghi thức này nổi tiếng là hiệu quả.
1.Phụng hành
Nhất tâm phụng thỉnh Phật Pháp Tăng, vô thượng Tam bảo (1 lạy).
Nhất tâm phụng thỉnh đức Phật Bổn sư là Thích Ca Mâu Ni Như Lai (1 lạy).
Nhất tâm phụng thỉnh vị có vô ngại đại bi tâm là Quan Thế Âm Đại Bồ Tát (1 lạy).
Nhất tâm phụng thỉnh liệt vị Bồ tát, Duyên giác, La hán, liệt vị Phạn vương, Ðế thích và chư thiên thiện thần (1 lạy).
2. Tác bạch
Ðệ tử họ tên XX, pháp danh XX, phát nguyện trì chú Ðại bi, cầu cho bản thân, cho thân nhân, cho chúng sinh, tất cả cùng được thành tựu đại bi thắng phước. Ngưỡng nguyện đức đại bi Quan thế âm cùng Phật Pháp Tăng vô thượng tam bảo mật thùy chứng minh gia hộ.
3.Ðảnh lễ.
Kính lạy Phật Pháp Tăng Tam Bảo vô thượng trong mười phương ba đời (1 lạy).
Kính lạy đức Phật Bổn Sư là Thích Ca Mâu Ni Như Lai (1 lạy).
Kính lạy bài chú Tinh túy của đại từ bi (1 lạy).
Kính lạy vị thuyết ra bài chú Tinh túy của đại từ bi là Quan Thế Âm đại Bồ tát (1 lạy).
Kính lạy đức Phật bổn sư của đức Quan Thế Âm 1à A Di Đà Như Lai(1 lạy).
Kính lạy đức Phật truyền thọ cho đức Quan Thế Âm bài chú Tinh túy của đại từ bi là Thiên Quang Vương Tịnh Trú Như Lai (1 lạy).
Kính lạy các vị pháp vương tử quán đảnh trong pháp hội tuyên thuyết bài chú Tinh túy của đại từ bi mà đứng đầu là đại bồ tát Tổng trì vương, đại bồ tát Bảo vương, đại bồ tát Dược vương, đại bồ tát Dược thượng, đại bồ tát Ðại thế chí, đại bồ tát Hoa nghiêm, đại bồ tát Ðại trang nghiêm, đại bồ tát Bảo tạng, đại bồ tát Ðức tạng, đại bồ tát Kim cang tạng, đại bồ tát Hư không tạng, đại bồ tát Di lạc, đại bồ tát Phổ hiền, đại bồ tát Văn thù (1 lạy)
4. phát nguyện
Kính lạy đức Quan Thế Âm Bồ Tát , nguyện con mau biết tất cả các pháp (1 lạy).
Kính lạy đức Quan Thế Âm Bồ Tát , nguyện con sớm được con mắt trí tuệ (1 lạy).
Kính lạy đức Quan Thế Âm Bồ Tát , nguyện con mau độ tất cả chúng sinh (1 lạy).
Kính lạy đức Quan Thế Âm Bồ Tát , nguyện con sớm được phương tiện tuyệt hảo (1 lạy).
Kính lạy đức Quan Thế Âm Bồ Tát , nguyện con mau ngồi thuyền tàu bát nhã (1 lạy).
Kính lạy đức Quan Thế Âm Bồ Tát , nguyện con sớm vượt biển cả khổ đau (1 lạy).
Kính lạy đức Quan Thế Âm Bồ Tát , nguyện con mau được các pháp giới định (1 lạy).
Kính lạy đức Quan Thế Âm Bồ Tát , nguyện con sớm lên núi cao niết bàn (1 lạy).
Kính lạy đức Quan Thế Âm Bồ Tát , nguyện con mau về ngôi nhà vô vi (1 lạy).
Kính lạy đức Quan Thế Âm Bồ Tát thế âm, nguyện con sớm đồng thân thế pháp tánh (1 lạy).
Kính lạy đức Quan Thế Âm Bồ Tát , nguyện con đến núi đao thì núi đao tự gãy (1 lạy) .
Kính lạy đức Quan Thế Âm Bồ Tát , nguyện con đến vạc sôi thì vạc sôi tự cạn (1 lạy).
Kính lạy đức Quan Thế Âm Bồ Tát , nguyện con đến địa ngục thì địa ngục tự hủy (1 lạy).
Kính lạy đức Quan Thế Âm Bồ Tát , nguyện con đến ngạ quỉ thì ngạ quỉ tự no (1 lạy).
Kính lạy đức Quan Thế Âm Bồ Tát , nguyện con đến tu la thì tu la tự hiền (1 lạy).
Kính lạy đức Quan Thế Âm Bồ Tát , nguyện con đến súc sinh thì súc sinh tự khôn (1 lạy).
5. Trì niệm
Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát (21 tiếng đến 49 tiếng rồi lạy 3 lạy).
Nam mô A Di Đà Phậtt (như trên).
6.Trì chú
Nam mô Ðại bi hội thượng Phật Bồ tát (3 lần).
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni :
Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a rị da. Bà lô yết đế thước bát ra da. Bồ đề tát đỏa bà da. Ma ha tát đỏa bà da. Ma ha ca rô ni ca da. Án, tát bàn ra phạt duệ. Số đát na đát đả. Nam mô tất cát lật đỏa y mông a rị da. Bà lô cát đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì. Hê rị ma ha bàn đa sa mế. Tát bà a tha đậu du bằng. A thệ dựng. Tát bà tát đá na ma bà dà. Ma phạt đặc đậu. Ðát điệt tha. Án. A bà lô hê, lô ca đế. Ca ra đế. Di hê rị. Ma ha bồ đề tát đỏa. Tát bà tát bà. Ma ra ma ra, ma hê ma hê rị đà dựng. Câu lô câu lô yết mông. Ðộ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế. Ðà ra đà ra. Ðịa rị ni. Thất phật ra da. Dá ra dá ra. Mạ mạ. Phạt ma ra. Mục đế lệ. Y hê y hê. Thất na thất na. A ra sâm phật ra xá lị, phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da. Hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị. Sa ra sa ra. Tất rị tất rị. Tô rô tô rô. Bồ đề dạ, bồ đề dạ. Bồ đà dạ, bồ đà dạ. Di đế lị dạ. Na ra cẩn trì. Ðịa lị sắt ni na. Ba dạ ma na, sa bà ha. Tất đà dạ, sa bà ha. Ma ha tất đà dạ, sa bà ha. Tất đà du nghệ. Thất bàn ra dạ, sa bà ha. Na ra cẩn trì, sa bà ha. Ma ra na ra, sa bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, sa bà ha. Sa bà ma ha a tất đà dạ, sa bà ha. Giả cát ra a tất đà dạ, sa bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, sa bà ha. Na ra cẩn trì, bàn đà ra dạ, sa bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, sa bà ha. Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a lị da, Bà lô cát đế. Thước bàn ra dạ, sa bà ha. Án tát điện đô, Mạn đa ra, Bạt đà da, sa bà ha.
(5 lần, tụng theo bình thường ; tụng thẳng Phạn tự không linh nghiệm bằng, có người kiên nhẫn thử nghiệm thấy như vậy).
7. Sám nguyện.
Kính lạy đại bồ tát Quan thế âm, vô thỉ đến giờ, con vốn có tâm tánh thanh tịnh mà lại u mê ám chướng, sống trong pháp tánh bình đẳng mà lại nhân ngã bỉ thử, lỗi gây ra không thể xiết kể, tội bùng dậy khó nỗi hủy diệt. Ngày nay nhờ đại bi của đại bồ tát, đại lực của đại thần chú, con nguyện được tiêu diệt cả (1 đến 3 lạy ; 3 lạy thì mỗi lạy đọc 1 lần).
Kính lạy đại bồ tát Quan thế âm, xin đại bồ tát nắm giữ con bằng ngàn tay, soi thấy con bằng ngàn mắt, làm cho con bặt hết yếu tố tội ác, làm theo hạnh nguyện quảng đại, đủ đại từ bi, chứng đại bát nhã (1 đến 3 lạy ; 3 lạy thì mỗi lạy đọc 1 lần)
8.Hồi hướng
Nguyện đem công đức này
hồi hướng khắp tất cả,
đệ tử và chúng sinh
đều trọn thành Phật tuệ
Kính lạy Phật Pháp Tăng, vô thượng Tam ảo (1 lạy).
Kính lạy đức Phật bổn sư là Thích Ca Mâu Ni Như Lai (1 lạy).
Kính lạy vị có vô ngại đại bi tâm là Quan Thế Âm Đại Bồ Tát (1 lạy).
Kính lạy bài chú Tinh túy của đại từ bi (1 lạy).
Kính lạy đức Phật bổn sư của đức Quan Thế Âm là A Di Đà Như Lai (1 lạy).
Kính lạy đức Phật truyền thọ cho đức Quan Thế Âm bài chú Tinh túy của đại từ bi là Thiên Quang Vương Tịnh Trú Như Lai (1 lạy).
Kính lạy liệt vị Bồ tát, Duyên giác, La hán, liệt vị Phạn vương, Ðế thích và chư thiên thiện thần (1 lạy).
Thiền là pháp môn được nhiều người ưa chuộng, thiền nói nôm na là giữ tâm không suy tư về cái gì hết người ta thường diễn giải “Suy tư cái không suy tư” hoặc là tập trung suy tư về một cái gì hết sức cô đọng và trọng yếu.
Thiền chú trọng vào tâm, nhưng thân và tâm liên quan nhau. Do đó về thân chú trọng đến tư thế, thời gian không gian. Cho nên có Tọa thiền, hành thiền, ngọa thiền, kiết già phu tọa, bán già phu tọa, đó là để giữ cho thân được vững vàng, yên tịnh ngưng nghỉ mọi hoạt động trừ hơi thở, do đó phải thở nhẹ nhàng và đều đặn. Còn Tâm thì suy tư cái không suy tư hay suy tư về một nam đề trọng yếu. Tâm vốn quen thói mông lung, khó kềm giữ cho nên người ta thường ví “Tâm viên, ý mã” vì nó nhảy từ chỗ nọ sang chỗ kia, một giây nó có thể đi xa nghìn dặm. Muốn giữ tâm cho yên tịnh, phải tập nó, điều dễ làm là chú tâm đếm hơi thở, đừng để cho tâm nương theo những giác quan, phân tách, lý luận bất kỳ một hình ảnh, ý tưởng nào hiện ra trong tâm chúng ta.
Xin trích một bài về Thiền trên trang Web AHVN:
1.- Nhận thức: Muốn chấm dứt nhân quả để thoát khỏi sanh tử luân hồi, người tu thiền phải giữ cho 3 nghiệp được thanh tịnh: Thân nghiệp, khẩu nghiệp, Ý nghiệp.
A) Hành vi tạo tác thân nghiệp : Vì vậy chúng ta phải giữ chẳng những không sát sinh, trộm cắp, tà dâm, mà còn tập mỗi mỗi hành động cẩn trọng, nhẹ nhàng khi đi, đứng, nằm, ngồi. Tâm chúng ta sẽ không thanh tịnh, nếu chúng ta có những cử chỉ, hành động thô bạo.
B) Lời nói tạo tác khẩu nghiệp: Chúng ta phải tránh nói dối, nói thêm bớt, chửi mắng, khen chê người khác, nghe người ta nói rồi nói đi nói lại để gây thù oán nhau... nên dùng lời lẽ êm ái, dịu dàng, khuyên can mọi người để sống hòa ái với nhau. Người xưa nói "Bệnh tòng khẩu nhập, họa tòng khẩu xuất", nói chẳng những dễ gây họa mà tâm cũng dễ bị phân tán.
C) Tư tưởng tạo tác ý nghiệp: Chúng ta phãi tránh tham, sân, si. Phải giữ cho tâm thanh thịnh hoặc chỉ tưởng nhớ đến những điều hay, tốt đẹp. Bất cứ làm việc gì cũng phải chú tâm vào đó, không nên để thân làm một việc, còn tâm nghĩ đến việc khác, đây cũng chính là thiền. Luôn luôn giữ cho Thân, Khẩu, Ý cho được thanh tịnh từ lúc buổi sáng cho đến khi đi ngủ vào buổi tối.
2.- Phương pháp: Về phương pháp hành thiền thì phải:
-Ðiều thân
-Ðiều tức
-Ðiều tâm
A) Ðiều thân: Có 3 phần:
a) Trước khi ngồi thiền: Phải giữ thân thể sạch sẽ, nên tắm rửa trước khi ngồi thiền, không tắm được thì cũng phải rửa mặt, tay, chân. Ăn mặc quần áo phải rộng rãi và sạch, để tránh bị ngứa ngáy, khó chịu. Không ngồi thiền lúc bụng no, tối thiểu phải ngồi thiền sau khi ăn độ 2 giờ. Cũng không nên để bụng đói quá, nếu thiền vào sáng sớm hay trước bữa ăn, nên uống một tách trà hay thức uống.
b) Trong khi ngồi thiền: Ngồi trên bồ đoàn (hay cái gối thật mềm), hoặc dùng gối chêm ở mông cho 2 mép đầu gối nằm sát xuống sàn nhà, ngồi xuống rồi nới rộng lưng quần để cho bụng thoải mái trong khi thở, xoay mình qua trái, qua phải vài cái rồi ngồi một trong hai thế:
- Ngồi bán già: Ðặt bàn chân trái lên đùi phải.
- Ngồi kiết già: Ðặt bàn chân phải lẻn đùi trái, rồi đặt bàn chân trái lên đùi phải (hai chân gài với nhau)
Hai tay, trước tiên để lên hai đầu gối, để cân cho vai ngang, xương sống thẳng, rồi lấy bàn tay trái để lên gót chân phải, bàn tay phải để lên bàn tay trái, hai lòng bàn tay khum khum, kéo sát vào bụng, hai đầu ngón tay cái giao nhau, ngay rún. Ngồi giữ cho lưng (xương sống) thật thẵng, lỗ tai và bả vai, chót mũi và rún phải ngay nhau. Mắt để hé,nhìn ngay chót mũi. Miệng ngậm lại, răng trên kề răng dưới, chót lưỡi cong lên đụng nướu răng trên. Mặt nhìn xuống, hướng mắt nhìn với thân hợp thành góc 30 độ (mắt nhìn xuống một điểm ở sàn nhà, cách hai chân ta chừng một gang tay) để giữ cho xương sống thật thẳng từ xương khu lên đến ót.
Trong suốt thời gian ngồi thiền không được nhúc nhích, cục cựa do thân bị ngứa ngáy hoặc bị kiến cắn hay muỗi đốt (tìm cách phòng ngừa trước như phải giữ thân thể, quần áo sạch sẽ, không ngồi nơi có kiến, ngồi trong mùng nơi không có muỗi) Khi bị ngứa ngáy buổi ban đầu, sau dần sẽ không có nữa.
Lúc mới ngồi thiền có thể bị ngủ gục, thân bị ngã qua ngã lại, tỉnh ngủ phải sửa thân lại, đôi khi ngưng thiền để kiểm soát thân ngồi có đúng thế hay không, dù không bị ngủ gục, thân đôi khi cũng bị nghiêng qua lại, có thể nhờ người nhà thỉnh thoảng theo dõi sửa giùm.
Mặc dù phải thẳng lưng, hai chân gác chéo nhau, hai tay khoanh ở trước nhưng không được gồng các bắp thịt, phải để cho các cơ bắp ở thế nghỉ ngơi hoàn toàn thoải mái.
Giữ cho được chỗ ngồi thiền yên tịnh, trong lành cũng có thể đốt nhang thơm hay xông trầm. Không nên ngồi nơi lạnh quá hay nóng quá. Trong khi ngồi thiền, yêu cầu người nhà giữ cho yên tịnh, đừng làm ồn ào, đừng quấy rầy mình, nhứt là đừng làm kinh động có thể nguy hiểm cho mình, cho nên cần lựa giờ giấc thích hợp nhất, ít ai lui tới.
c) Sau khi ngồi thiền: Phải giữ các cử động đi từ tế đến thô, tránh cử động mạnh và đột ngột ngay sau khi ngồi thiền, cho nên trước tiên ta ý thức mình đang ngồi thiền vừa mới xong, từ từ đưa hai tay ra để trên đầu gối, rồi thở vài hơi thở dài sau đó thở sâu, dùng hai tay xoa vào nhau cho nóng rồi úp lên hai mắt, rồi lấy tay xoa trán và vổ trán vài cái (có thể dùng hai bàn tay đan vào nhau chà xát vài lần) tiếp theo xoay mình vài cái rồi thả hai chân ra, dùng tay bóp chân từ vế đến đùi, cuối cùng mới đứng lên và từ từ đi.
Trong khi ngồi thiền, đạt được cảm giác thoãi mái nên giữ cảm giác này suốt ngày. Ngoài thời gian ngồi thiền, luôn luôn phải giữ cho thân cùng ý hợp nhau, nghĩa là ta hành động gì thì tâm ta phải chú ý vào đó. Những lúc không làm gì, không để tâm miên man vào vấn đề nầy hay vấn đề kia, tưởng nghĩ đến việc thiện hay hình tượng Phật thì tốt nhất.
B) Ðiều tức : Ai cũng biết rằng động tác của phổi dùng để hút oxy trong không khí vào cơ thể nuôi dưỡng máu huyết, tống thán khí đã xử dụng ra ngoài, ngày nay khoa học cho thấy rằng thở càng dài hơi càng tốt, vừa để hít nhiều oxy vào, tống hết thán khí ra, nhưng có đủ thời gian để trao đổi hết oxy hút vào càng tốt hơn, trong một phút, bình thường phổi làm việc 18 lần, nếu chúng ta thở dài hơi phổi sẽ làm việc chừng 10 lần, như vậy đời sống của phổi dài ra tức nhiên tuổi thọ con người cao hơn.
Chúng ta biết rằng con người có hành động ý thức và vô ý thức, thí dụ ta dơ tay lấy cây bút để viết, hành động đó có ý thức do tâm chúng ta điều khiển, khi ta đi từ chỗ này sang chỗ kia, có khi ta điều khiển cho chân ta bước đó là hành động có ý thức, có lúc ta quên điều khiển nhưng chân ta tự bước đi, đó là hành động vô thức hoặc khi ta đi, hai tay tự nó đánh đồng xa (đưa tới, đưa lui) hành động này ta không điều khiển, hoàn toàn vô thức. Nay ta tập thiền với mọi hoạt động đều có ý thức, có sự chú ý, cột tâm ý ta với hành động thành một. Những thiền viện ở Thái Lan, Miến Ðiện họ luyện tập về tập trung tư tưởng như sau. Ví dụ muốn dơ tay phải lên, người ta nghĩ trong đầu óc : dơ, dơ,dơ, tay, tay, phải, phải, lên, lên, lên...từ từ họ dơ tay phải lên. Làm như vậy để tâm ta luôn luôn gắn chặt vào hành động. Lói thiền nầy gọi là Thiền Minh Sát Tuệ.
Thở còn dùng để tập trung tinh thần (Sổ tức quán), dùng làm kinh nghệm do thời gian trong bước đầi khi ngồi thiền. Thí dụ: Khi áp dụng Sổ tức quán, người ta đếm được 300 hơi thở trong 30 phút, như vậy, cứ 100 hơi thở la 10 phút.
Chúng ta có thể phân biệt 3 loại thở:
- Thở sâu: Khi thở phải hít vào dài hơi, ngực nở, bụng phình ra, khi thở ra co thót bụng lại để tống hết thán khí ra ngoài.
- Thở dài hơi : Thời gian thở kéo dài hơn bình thường.
- Thở thường : Thở thường nhưng dều đặn.
Thở có 3 nhịp:
- Nhịp 2 : Hít vào rồi thở ra.
- Nhịp 3 : Hít vào, ngưng lại giữ hơi, thở ra (hay hít vào, thở ra, ngưng giữ hơi).
- Nhịp 4 : Hít vào, ngưng giữ hơi, thở ra, ngưng.
Thường thường người ta áp dụng thở sâu với nhịp thở 4 hay 3, thở dài hơi với nhịp thở 3 và thở thường với nhịp thở 2. Hầu hết thiền đều áp dụng thở thường mà thôi.
Thở phải hết sức từ từ, thong thả, nhẹ nhàng, giữa hít vào và ngưng thở hay từ hít vào cho đến thở ra đều phải biến đổi từ từ gần như không có giới hạn. Hít vào thờ ra chỉ dùng lỗ mũi mà thôi. Bắt đầu buổi ngồi thiền phải thở 3 hơi thật sâu vừa để tống thán khí ra vừa để nương theo hơi hít vào làm cho xương sống thẳng đứng.
C) Ðiều tâm :
Ðây là phần chính trong buổi tập thiền. Mục đích điều tâm là "Buông bỏ hết mọi suy nghĩ phân biệt". Người xưa thường nói "Tâm viên, ý mã" nghĩa là Tâm của ta như con vượn, nhảy nhót lăng xăng, còn ý của ta đi nhanh chóng như ngựa phi nước đại. Ví dụ chúng ta đang ở Mỹ đây mà nghe ai nóiđến Việt Nam thì ta liền liên tưởng đến cảnh nào đó ở Việt Nam, vậy ý tưởng của ta đi nhanh hơn ngựa chạy, có thể nói nhanh như điện tử vậy. Cho nên điều tâm là làm sao cho tâm dừng lại, không suy nghĩ gì hết, làm được việc này thật là khó. Có 2 phương pháp :
* Thiền hữu chủng: Thiền có đè mục hay vấn đề để chúng ta tập trung tư tưởng vào đó, không để cho tâm buông lung, muốn nghĩ gì thì nghĩ, phương pháp này có 3 giai đoạn:
- Ðịnh tâm: (Tập trung tư tưởng) giữ tư tưởng cho được yên tịnh, tâp trung vào một sự việc.
- Tham thiền: Suy nghĩ một vấn đề, đi từ thỉ cho đến chung, đi từ nhân cho đến quả.
- Nhập định: Nhập vào cái rốt ráo của vấn đề, hòa mình vào đó, không còn suy nghĩ phân biệt.
Ba giai đoạn này, phải đi từng bước như khi nhỏ, ta phải học mẫu giáo rồi mới vào tiểu học, trung học, đại học. Vậy bước đầu phải tập định tâm: Có rất nhiều cách, nhưng có 2 cách dễ dàng áp dụng:
1.- Sổ tức quán : Dùng phương pháp thở dài hơi nhịp 2, tập trung tư tưởng theo hơi thở và đếm số, khi hít vào thì đếm, khi thở ra không đếm, chúng ta đếm từ 1 tới 10 rồi trở lại từ 10 cho tới 1, hoặc từ 1 đến 100 rồi trở lại từ 100 cho đến 1. Khi hít vào, thở ra phải thật nhẹ nhàng và đều đặn, phải đếm thầm và ghi nhớ rõ ràng, nếu quên nửa chừng phải đếm lại từ đầu, bắt buộc phải có kỷ luật như vậy, tâm ta mới chú ý vào hơi thở, trí ta mới định.
2.- Quán tưởng : Ðể tâm hướng vào một vật, hình dạng thật đơn giản. Thí dụ ta vẽ một vòng tròn đường kính chừng 2 tấc, sơn màu vàng, nhìn nó cho kỹ rồi khi ngồi thiền ta cứ hình dung và giữ hình ảnh vòng tròn màu vàng ấy luôn luôn hiện ra trong tư tưởng của ta, không suy nghĩ gì khác và cứ giữ như thế suốt buổi ngồi thiền.
Ðấy là những phương pháp Ðịnh tâm đơn giản, sau khi ngồi thiền ta cũng phải giữ tâm ta luôn luôn chú ý vào hành động ta đang làm, chẳng hạn như khi rửa chén trong chậu, ta để tâm vào công việc rửa từng cái chén, từng cử động của chúng ta, khi quét nhà tâm ta phải theo dõi từng động tác quét của ta với từng cọng rác. Khi tập lái xe, tập trung chú ý vào những gì ở trước mắt ta, đừng để tư tưởng nghĩ gì khác. Tóm lại, nhất nhất, Thân và Tâm là Một giữ cho được từng giờ, từng phút, ấy là Ðịnh tâm.
Ðịnh được tâm lâu mau tùy theo căn cơ, tùy theo nguyện lực của mỗi người, có thể vài tháng, có thể vài năm, cái tâm ta vốn nhiều kiếp lăng xăng lộn xộ đã quen rồi,nay ta mới tập cho nó định cho nên khó. Chúng ta thấy con khỉ, người ta xích nó lại, dù 5 hay 10 năm, nó vẫn nhảy nhót, leo lên tuột xuống lăng xăng, cái tâm của ta cũng y như vậy mà thôi. Sau khi định tâm được rồi ta mới bắt đầu tham thiền về một vấn đề gì đó, trong một buổi chỉ tham thiền về một vấn đề mà thôi. Ví dụ ta tham thiền về câu đầu trong Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Ða Tâm Kinh : Quán tự tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Ða thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. Ðọc thầm từng chữ rồi tìm hiểu ý nghĩa từng chữ, từng câu và cả đoạn kinh. Tham thiền là giai đoạn Tham Công Án hay Khán Thoại Ðầu trong thiền viện.
Và cuối cùng là chúng ta xem xét đến tận cùng của vấn đề, để ta với nó chỉ là một, ấy là nhập định, cứu cánh của thiền.
Ðừng bao giờ tham thiền khi tâm ta chưa định, phải định tâm cho được mới qua tham thiền dù phải mất 5 hay 10 năm hay cả đời cũng phải kiên nhẫn thành công từng bước mới đến nhập định được.
* Thiền vô chủng: Ngồi thiền nhưng giữ cho tâm không suy nghĩ điều gì hết, đạt được tâm thanh tịnh tức đạt đến cứu cánh của thiền. Nhưng mà điều này hết sức khó khăn, phương pháp cơ bản để thực hành như sau:
- Theo dõi tư tưởng: Ngay từ đầu cứ để cho tư tưởng tự do muốn tưởng chi kệ nó, để dần dần xem coi cách nthế nó tưởng tượng ra sao, tìm ra quy luật của sự tưởng tượng rồi dần dần loại trừ những tư tưởng sai quấy, rồi dần dần cả những tư tưởng tốt cũng dừng lại, nghỉa là để cho tâm được yên tịnh, biết có vọng niệm nổi lên liền không cho nó tiếp tục. Thí dụ đương không ta bị nghĩ tới bãi cỏ xanh ở trước sân, nếu ta không biết, ta sẻ nghĩ tới những cây bông hồng ta trồng ở đó, có cành đã ra hoa, có cành có nụ, ta nghỉ muốn cho hồng tốt, chiều nay sẻ vun phân tưới nước ... tự nhiên ta bị lôi cuốn vào đó, nếu ta biết mình đang ngồi thiền, khi có hình ảnh cỏ trước nhà, ta liền không nghĩ tới nó nữa để giữ tâm thanh tịnh. Vì phương pháp thiền vô chủng rất khó, nên thường người ta dùng các phương pháp định tâm của thiền hữu chủng, sau khi tâm định rồi, người ta mới bước sang thiền vô chủng.
VI. - Thời gian : Người ta ngồi thiền vào các giờ Tý (12 giờ đẻm) , Ngọ (12 giờ trưa), Mão (6 giờ sáng), Dậu (6 giờ chiều). Giờ giấc như vậy theo Ðông phương có Âm, Dương, 6 giờ sáng và 6 giờ chiều là giao thời trong ngày, không khí hòa bình, 12 giờ trưa cực dương, 12 giờ đêm cực âm, thường người ta hay ngồi thiền vào 6 giờ sáng va 6 giờ chiều, thuận cho giờ giấc đi làm việc.
Về thời gian mới đầu nên ngồi 10 đến 15 phút sau tăng dần lên, phương pháp tăng dần như sau: ngồi 15 phút được 3 hay 4 tuần cho quen rồi tăng thêm 5 phút. Tóm lại mỗi lần chỉ tăng chừng 5 phút, phải tập cho quen với thời gian đã tăng từ 3 đến 4 tuần mới tăng thêm 5 phút nữa.
VlI.- Nơi chốn : Ở nhà ta tìm vị trí trang nghiêm, khoảng khoát, không khí trong lành và yên tịnh, có thể xông trầm hay đốt hương thơm, cho nên ngồi thiền trước bàn thờ là hay nhất. Khi thiền không nên để đèn sáng, không để tối, có ánh sáng lờ mờ, êm dịu là tốt, nơi này mùa đông không lạnh quá, mùa hè không nóng quá. Nều có muỗi nên ngồi thiền trong cái màn (mùng) nên tránh ngồi thiền trên giường ngủ.
VIII.- Các trở ngại và cách đề phòng :
-Trở ngại thứ nhất là sự nản chí, vì không đạt được như ý muốn rồi bỏ cuộc.
- Trở ngại thứ hai là sự lười biếng. Thể xác của chúng ta thích được ăn ngon, ngủ kỹ, được nghe người ta tâng bốc bằng lời dịu ngọt, thích nhìn cảnh quyến rũ đẹp đẻ... nuông chìu theo những ý muốn đó ta sẽ ngày tập ngày không, dần dần rồi cũng bỏ cuộc. Phải ngồi thiền hàng ngày, dù có đau ốm cũng phải ngồi thiền, ngồi thiền có thể trị bớt bịnh, thân thể cảm thấy khỏe khoắn hơn.
Thiền là sự tinh lọc tinh thần, đươong nhiên phải tinh lọc thể xác, cho nên bắt buộc phải giữ gìn giới hạnh cho nghiêm mật, phải tu tâm sửa tánh, gìn lời giữ ý từng giây từng phút. Có những người ngồi thiền có kết qủa, nhưng tâm không tu sửa sẽ bị bệnh hoạn, có hại hơn là có lợi cho bản thân. Không nên hút thuốc và uống rượu. Vì đau ốm phải uống thuốc có ngâm rượu, phải ngưng tập thiền trong ngày hôm đó.
Trong khi ngồi thiền, bị tức ngực ấy là do hơi thở không suông sẻ, trong lúc thiền bị nhức đầ phải xả (ngưng) một chút rồi tập lại, nếu vẫn bị thì xả thiền, không tập thêm nữa, hôm sau sẽ tập lại, hôm sau tập vẫn còn bị nhức đầu, nên ngưng vài hôm rồi tập trở lại, nhức đầu do ta chú tâm quá mức. Bị ngủ gục, đó là do mới tập, chưa quen.
Mới tập trong 6 tháng đầu, tâm sinh lý bị thay đổi, đôi khi tánh nóng nỗi lên bất thường, đó là do sự dồn nén tâm lý, nên tập hạnh huỷ xả và từ bi với mọi người chung quanh. Chừng 5, 7 năm trở đi tâm ta thay đổi nhiều, tánh chúng ta sẽ hiền hòa, thuần thục hơn.
Tập bỏ bớt các ưóc muốn, sống bình dị, đương nhiên cần phải thực hành hạnh bố thí.
Những người cư sĩ tại gia như chúng ta, đừng bao giờ nghĩ rằng " Tu nhất kiếp, ngộ nhất thời ", phải có lòng tin vững chắc khi tâm ta thanh tịnh thì trí tuệ được sáng tõ, như lời Phật dạy "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" để trả lời ông Tu Bồ Ðề hỏi: " Làm sao an trụ chơn tâm, làm sao hàng phục vọng tâm ? "

Hãy đọc một đoạn do cố Lạt Ma Thubten Yashe giảng dạy trong khóa giảng Sống, Chết và Sau khi chết:
Khi chúng ta thiền, tri giác của chúng ta hay thức giác của chúng ta không phải là một người thiền. Ðôi khi người ta nghĩ, vì họ quen dùng ngũ quan nên những cảm nhận từ giác quan là sự thật. Vì thói quen của người Tây phương, cái gì họ sờ mó được, thấy được, ngửi được ...vân vân... là của họ, thành ra họ cho tất cả những đối tượng cảm giác là sự thật.
Thật ra, thức giác chỉ là giả, chỉ là một sự đánh lừa. Thức giác không đủ thông minh, nó không có khả năng để phân biệt xấu tốt. Ðó là lý do tại sao khi vừa mở mắt ra là chúng ta đã bị quyến rũ ngay, là chúng ta chạy theo những ý niệm nhị nguyên ngay lập tức. Trong thiền định, những sự lừa đảo của thói quen tri giác này sẽ tự động chấm dứt.
Giả sử chúng ta đang ở trong nhà và đang nghĩ về trái lê, “Ồ, đây là một trái lê ngon.” Ngay trước khi đi chợ, tâm của chúng ta đã tưởng tượng về trái lê và quyết định sẽ mua lê hôm nay. Vì thế, khi ra chợ, thấy trái lê là chúng ta bị quyến rũ ngay. Bởi vì chúng ta đã sẵn có những tiền ý niệm, những định kiến về nó.
Cảm giác giống như dân Thụy điển, thức giác giống như chính phủ Thụy Ðiển. Chính phủ luôn luôn có những quyết định về dân chúng: thành phần nào tốt, thành phần nào xấu. Ðó là lý do tại sao tâm thức luôn luôn có những tiền ý niệm. Vì thế khi cảm giác sờ, thấy... một sự vật, nếu tâm thức nói “tốt” thì nó tốt; nếu tâm nói “xấu” thì nó xấu. Ðó là lý do tại sao tôi nói cảm giác rất khờ dại, cảm giác không có một chút khả năng phân tích nào. Cảm giác chỉ có thể nhìn được những gì thô kệch, không có cách nào để cảm giác hiểu được bản tính, không có cách nào để cảm giác hiểu được thể tính. Không thể được. Khoa học đã cố gắng hết sức để tìm hiểu sự thật qua những ống kính siêu hiển vi nhưng đành thất vọng. Phật giáo đã biết điều đó, chúng ta không thể nào hiểu được không tính, sunyata bằng lý luận, bằng ý nghĩa.
Buổi trưa nay chúng ta sẽ thiền trên mỗi tâm thức riêng của mỗi người. Chúng ta không nên sợ hãi, chúng ta thường suy nghĩ, “Làm sao tôi có thể thiền được khi tôi không biết gì về tâm thức của tôi? Ông sư này daïy tôi nên thiền về tâm thức của tôi, nhưng nếu đây là căn nguyên của mọi vấn đề của tôi thì làm sao tôi có thể thiền về nó được?” Ðây, thí dụ, chúng ta đang ở trong cái phòng này. Mặc dầu không trực tiếp nhìn thấy mặt trời nhưng chúng ta vẫn nhìn thấy những tia sáng. Vì thế chúng ta biết, qua những tia sáng nhận được, mặt trời chắc chắn có, chắc chắn đang hiện diện. Tương tự như vậy, chúng ta biết rằng qua những kinh nghiệm của chúng ta thì những tư tưởng và những động năng đều có ảnh hưởng đến tâm thức của chúng ta. Vậy, vì nhận biết có tư tưởng, vì biết rõ có tư tưởng, vì tỉnh thức trong tất cả những tư tưởng và có động năng thúc đẩy nên chúng ta có thể thiền định với tâm thức của chúng ta. Mỗi khi quan sát tâm của chúng ta, mỗi khi tỉnh thức trong sự nhìn ngắm tâm của chúng ta, là chúng ta đang thiền về chính tâm của chúng ta.
Một cách khác để thiền về tâm của chúng ta là hãy nhận biết tâm qua những kinh nghiệm. Mỗi khi chúng ta nhắm mắt lại, chúng ta biết có một vài tư tưởng đang đến; hãy chỉ biết tư tưởng đang đến. Ðừng quan trọng hóa về tư tưởng tốt hay xấu. Quý vị có hiểu không? Bản tính của cả tốt và xấu đều trong sạch bởi vì tâm phản chiếu tất cả mọi hiện tượng.
Bên Tây phương, danh từ “Thiền” mang lại nhiều ngộ nhận, hiểu sai. Ðôi khi người ta nghĩ, người ta diễn tả thiền là siết chặt mình lại, tự cột thắt mình lại, có người lại nghĩ thiền là bành trướng ra, mở rộng ra. Cả hai lối diễn tả này đều sai lầm. Nếu chúng ta mở rộng ra, chúng ta sẽ trở nên xao lãng, mất tự chủ; nếu chúng ta thu hẹp lại, chúng ta sẽ trở nên ích kỷ.
Thiền rất là đơn giản. Hãy nhắm mắt lại. Cái gì đang xẩy ra? Sự tỉnh thức của chúng ta làm việc giống như một cái máy nhậy cảm. Giống như một cái ra đa. Nếu có một dấu hiệu nào, nếu có một chấn động nào, nếu có một rung động nào, chúng ta liền nhận ra nó. Chúng ta nhận được, hoàn toàn tỉnh thức, hoàn toàn biết được cái gì đang xẩy ra. Quý vị đang nghe tôi đấy chứ? Ðó là tất cả những gì tôi gọi là thiền về tâm thức.
Thiền không có nghĩa là “Ồ, có ánh sáng! Ánh sáng đến! Cái này, cái này, cái này....” Chúng ta không có đối thoại gì cả. Giả sử chúng ta đang thiền, chúng ta đang nhận thức những cái ở chung quanh đây --- bầu trời, chiếc xe đang chạy qua --- chúng ta đang nhìn thấy tất cả. Nhưng, chúng ta tuyệt nhiên không nói gì cả, như kiểu: “ Những cái xe này đẹp quá, chở đầy trái cây và bánh kẹo ra chợ.” Không nên có những kiểu đối thoại này. Mặc dầu đang nhìn ngắm chúng, nhưng chúng ta cũng cần ở trong tình trạng kiểm soát, tỉnh thức và tránh tình trạng tâm lơ là, mơ màng, không được kiểm soát.
Cái gì làm chúng ta không có sự kiểm soát? Chính cái đối thoại --- “Cô ta như thế này, cô ta nói cái đó, nó bảo như vậy, tôi không thích cái đó, tôi không thích cô đó, tôi thích, tôi không thích...” --- Chúng ta tự phản ứng với những cái gì đang diễn ra. Kiểm soát có nghĩa là không phản ứng. Nếu có ai nói: “Anh là thằng xấu,” chúng ta không phản ứng, chúng ta không nói lại: “Nó bảo tôi là thằng xấu, tôi (cái tôi) không chịu được.” Ðó là phản ứng. Ðó là một cái tâm không kiểm soát. Ðó cũng là một cái tâm bị quấy nhiễu. Theo tôi, có hai hiện tượng trong một cái tâm bị quấy nhiễu: một là đối tượng tốt đẹp, hai là đối tượng đáng ghét. Bị quấy rầy có nghĩa là chúng ta không thoát ra khỏi ý nghĩ về đối tượng, là cứ bị đối tượng bắt phải suy nghĩ. Quý vị có hiểu tôi nói gì không? Bị quấy rầy có nghĩa là chúng ta không có tự do, không có sự an lành mà cứ luôn luôn nghĩ, “cái này, cái này, cái này, cái kia, cái kia, cái kia.” Ðó là bị quấy rầy. Như vậy một cái tâm sân hận, ghen tương, tham lam, dính mắc là một cái tâm luôn luôn bị phiền nhiễu, bị quấy rầy. Ðó là lý do thiền định dạy chúng ta thói quen không phản ứng khi bị những đối tượng quấy nhiễu xuất hiện.
Cái gì được gọi là ơn ích thật sự và trực tiếp trong sự tỉnh thức hướng về tâm của chúng ta, thay vì cứ để cho cái hoa này, cô bạn gái kia, anh bồ này quấy rầy chúng ta? Có những nguồn năng lượng sẽ đến khi chúng ta tỉnh thức trong cái tâm của chúng ta. Tâm thức tự nó không có cứng ngắc, bền chặt như xi măng, như sự hiện diện của chậu hoa này, như cô bạn này, như anh bạn kia. Cái đẹp của sự quan sát hay tỉnh thức trong tâm riêng của chúng ta là sự theo dõi, quan sát này sẽ hướng dẫn chúng ta phá đổ được những ý niệm cố hữu của chúng ta; sự theo dõi sẽ trực tiếp hướng dẫn chúng ta cởi bỏ những lớp mền nặng nề của u mê, của mù quáng để kinh nghiệm được sự rỗng lặng, không tính. Ðể giải quyết những vấn đề, chúng ta cần những kinh nghiệm của chính chúng ta, của chính tâm chúng ta, như vậy chúng ta mới có thể phá vỡ được những ý niệm. Từ đó, chúng ta mới có đủ can đảm, đủ khả năng, chúng ta mới có thể nói được: “Ô, tôi có thể làm bất cứ gì, nếu muốn giải quyết những rắc rối, những trở ngại, tôi có thể làm được.” Theo Phật giáo, đó là con đường mà tất cả mọi chúng sinh có thể tự giải thoát cho chính mình.
Chúng ta rất thông minh. Chúng ta thường phán đoán, thường phê bình, “tốt/xấu, tốt/xấu, đẹp/xấu, đẹp/xấu.” Chúng ta luôn luôn như vậy. Nhưng khi thiền, chúng ta chấm dứt nói tốt/xấu, tốt/xấu. Chấm dứt sự thông minh như phê phán tốt/xấu. Ðây chính là nhị nguyên. Khi tâm chúng ta bị phân tán --- tốt/xấu, tốt/xấu, tốt/xấu --- Hãy chấm dứt! Hãy ngưng lại, chỉ tỉnh thức, chỉ chú tâm. Như mặt trăng, như mặt trời. Chúng không suy nghĩ, “Tôi đang làm cho người Thụy điển ấm áp” hay “Tôi đang cho người Thụy điển ánh sáng. Tội nghiệp họ!” Mặt trăng và mặt trời không bao giờ nói như vậy. Hãy như mặt trăng, hãy như mặt trời. Ðó là điều quan trọng.
Ðức Di Lặc nói rằng tất cả những sách vở, giáo lý, kinh thánh...vân vân... giống như những chiếc cầu. Ðể đi qua sông chúng ta cần những chiếc cầu. Sau khi đã qua sông, hãy nói “cầu ơi, chào mi.” Sau khi đã qua sông, không còn lý do gì để nghĩ, “chiếc cầu này quá tốt,” hay “cuốn kinh này tốt quá.” Nói như vậy, nghĩ như vậy chỉ tỏ cho chúng ta biết rằng chúng ta đang bám víu, đang bị dính mắc vào chiếc cầu, vào kinh sách.
Vậy, nó chỉ có lý khi chúng ta dùng trí phân biệt để biết giá trị tốt/xấu. Nhưng lúc nào cũng “tốt/xấu, tốt/xấu, tốt/xấu” thì chẳng còn giá trị chút nào. Vì thế, mặc dầu chúng ta cần trí phân biệt nhưng có lúc chúng ta nên đi ra ngoài nó.
Làm thế nào tâm tỉnh thức có thể hướng dẫn chúng ta đến những kinh nghiệm không nhị-nguyên? Quý vị có thể nói lại rằng, luôn luôn có hai cái hoa, có mặt trăng và mặt trời, có rất nhiều người. Vậy thì làm thế nào có thể kinh nghiệm được không nhị-nguyên trong khi nhị-nguyên vẫn luôn luôn có đó, vẫn luôn luôn hiện diện ở đây?
Nhị-nguyên là giá trị công ước của sự thật, do con người bằng lòng với nhau, giao ước với nhau. Khi chúng ta có kinh nghiệm về không nhị-nguyên (bất nhị) không có nghĩa là chúng ta bị bắt buộc tin có thượng đế; kinh nghiệm này chỉ có nghĩa là chúng ta sẽ hiểu sâu rộng hơn về sự thật, về tất cả những tập tục và những công ước, khi đã hiểu được chúng thì chúng không còn lay động tâm chúng ta nữa. Ðó là lý do tại sao chúng ta không nên tranh cãi khi chúng ta đang cố gắng có kinh nghiệm về không nhị-nguyên.
Trong lúc thiền, chúng ta không nên thắc mắc, “Tại sao tôi phải làm cái này? làm cái này thế nào? làm cái này để làm gì? Có hai cái hoa, sao ông sư này lại nói không được nhị-nguyên?” Cái kiểu thắc mắc này, cái kiểu tranh luận này chúng ta nên chấm dứt ngay. Chúng ta đang cố gắng đạt được kinh nghiệm, chúng ta không nên phá hủy bông hoa. Quý vị có hiểu không? Chúng ta đang cố gắng phát triển khả năng tỉnh thức và tìm hiểu toàn thể sự thật về bông hoa.
Theo quan điểm của Phật giáo, khi chúng ta tập trung vào tính bất nhị của bông hoa thì ngay tại thời điểm đó kinh nghiệm về bông hoa sẽ biến, những công ước về bông hoa sẽ biến mất trong kinh nghiệm, trong chứng nghiệm. Quý vị đang nghe tôi nói phải không? Vậy, khi chúng ta kinh nghiệm về tính bất nhị của chính chúng ta thì ngay tại lúc đó trong tâm của chúng ta không còn ý niệm thất vọng về chính chúng ta ---Tất cả đều biến mất. Không còn thắc mắc, “tôi đẹp hay xấu?” Quý vị có hiểu tôi muốn nói gì không? Những sự liên hệ về một buổi đối thoại liền biến mất. Ngay tại giây phút kinh nghiệm đó không còn ý niệm về sắc đẹp. Do đó không còn sự lo lắng nào về nhan sắc tàn phai. Khi sự lo lắng giảm đi thì những vết nhăn cũng giảm đi.
Chúng ta đang thảo luận về một trạng thái của kinh nghiệm, kinh nghiệm của tâm thức, chúng ta không nên lo lắng băn khoăn, “tôi sẽ biến mất, tất cả mọi sự đang biến mất, có thể tôi sẽ chấm dứt con người hư vô này.” Chúng ta không nên lo lắng về điều đó. Phải vậy không quý vị? Chỉ nên phá đổ cho tan tành những ý niệm sai lầm, về một triều đại của cái tôi. Trong lúc thiền định, hãy chỉ tỉnh thức trên cái tâm thức của chính mình. Cũng đừng diễn dịch, cũng đừng nghĩ cái tâm của chính mình là tốt hay xấu. Hãy là và hãy ra đi! Quý vị có hiểu không? “Hãy ra đi” không có nghĩa là chúng ta biến mất; chỉ có nghĩa là chúng ta ra khỏi trạng thái thiền cũng trong sự tỉnh thức. Sự tỉnh thức giống như mặt trời, chiếu những tia tỉnh thức --- Thế thôi! Hãy là! Hãy ra đi! Vậy là đủ rồi!
Mỗi khi chúng ta nhắm mắt lại, hãy thư giãn, thoải mái, tỉnh thức. Thỉnh thoảng có những mầu sắc xuất hiện, hãy để chúng đến rồi đi. Ðừng suy nghĩ về những mầu trắng xuất hiện, đừng nói chuyện với chúng. Ðừng thắc mắc về chúng. Chỉ theo dõi, chỉ tỉnh thức. Nói cách khác, bất cứ cái gì tâm thức của chúng ta đang kinh nghiệm được trong lúc này, hãy chỉ là, hãy chỉ tỉnh thức, hãy chỉ biết sự liên tục của trí nhớ của chúng ta mà thôi.
Tôi nghĩ rằng đã hết giờ rồi, phải không? Quý vị coi giờ xem sao? Bởi vì tôi đang ở đây nên tôi phải giữ đúng giờ, quý vị thông cảm. Ðiều mà tôi đang cố gắng giải thích là chúng ta chỉ nên đơn giản cố gắng kinh nghiệm được một vài điều trong cuối tuần này, hãy phá hủy chiếc mền u mê của chúng ta đi, như vậy cuối tuần này mới thực có giá trị. Quý vị có hiểu không?
Ðây là sự cảm nhận của tôi, quyền làm người của tôi nói với quý vị. Quý vị không cần phải tin bất cứ điều gì tôi trình bày. Không có gì bắt buộc quý vị cả, không có một trách nhiệm nào, không có một bổn phận nào bắt quý vị phải tin những vấn đề tôi trình bày. Hãy chỉ đơn giản tự kinh nghiệm chúng. Ông sư này nói: có được một chút kinh nghiệm nào hay là không? Chỉ vậy thôi. Không có kinh nghiệm về thiền thì không giải thoát được; như vậy Phật giáo chẳng giúp gì được.
Ðiều này rất đơn giản. Chúng ta không cần phải trở nên một đại thiền giả; chỉ cần thoải mái và tỉnh thức. Ðừng phê phán những nhận thức của chúng ta tốt hay xấu; chỉ cần tỉnh thức về tất cả những tri thức của chính chúng ta mà không diễn dịch nó ra dưới bất cứ một hình thức nào cả. Như thị, hãy là như vậy. Ngay cả những ý tưởng xấu đến, đừng lo lắng về nó cũng đừng xua đuổi nó. Bản tính của những tư tưởng xấu cũng vẫn là tri thức trong sạch.
Ðừng nói chuyện với những đối tượng đang xẩy ra. Ðây là điều tệ hại nhất của thiền định. Chúng ta chỉ nên tỉnh thức với tâm thức của chính chúng ta. Khi một ý tưởng xuất hiện, đừng vội xua đuổi nó, như nghĩ : “Ồ, không được, cái này xấu.” Ðừng tức giận như vậy. Chỉ quan sát chúng, chỉ tỉnh thức, chỉ biết chúng đang như vậy. Ðừng đối thoại, như thế này: “Ô, đẹp quá, tốt quá, ...quá, ...quá, huyền diệu quá...” Ðừng đối thoại, đừng diễn dịch. Hãy chấm dứt tất cả mọi hình thức này, chỉ tỉnh thức! Sự tỉnh thức này sẽ dẫn chúng ta đến tình trạng không còn nhị nguyên, không còn phiền nhiễu.
Tôi nghĩ đã trễ giờ. Khi bắt đầu đi vào con đường thiền định, trước nhất hãy tìm hiểu cái động năng nào đang thúc đẩy chúng ta. Nếu chúng ta cảm thấy chẳng có động năng nào cả, hãy ngồi thở tự nhiên. Sau đó, chỉ quan sát, chỉ theo dõi cái ý nghĩ riêng của chúng ta.
Ngày nay, Thiền hấp dẫn nhiều người từ trẻ cho đến già, người ta áp dụng Thiền vào công cuộc chữa trị bệnh tật nan y, trong lãnh đạo, thương mại … Trước Phật giáo, Thiền đã có mặt ở Ấn độ, đức Phật hành Thiền để chứng quả, Ngài truyền dạy Thiền để đạt được mục đích giải thoát luân hồi, tránh nổi khổ đau miên viễn. Nhiều Thiền sư đã hạ thủ công phu đạt đạo, nhưng cũng không ít người đạt được mục đích cuối cùng.
Tịnh là pháp môn tu tập để sau khi chết về cõi thanh tịnh, an lạc. Pháp môn này được ghi chép trong Kinh A Di Đà. Người thực hành phải chí tâm niệm Phật A Di Đà, mọi khi đi, đứng, nằm, ngồi, nghỉ ngơi và chấp tác, cầu được vãng sanh về cõi nước Cực lạc, nơi đó do đức A Di Đà chưởng quản.
Niệm phật như thế nào ?
Có những cách niệm Phật sau đây:
- Tụng niệm: Qùy trước bàn Phật hay đi kinh hành, niệm lớn tiếng, có chuông mõ.
- Niệm thầm: Niệm ở ngoài đường khi đi lại, chỗ làm việc, trước khi đi ngủ...
- Khẩn niệm: Gặp những khi bệnh hoạn, tai nạn, lo sợ chúng ta niệm danh hiệu Ðức Dược Sư, đức Quán Thế Âm.
- Niệm Phật lần chuỗi: Dùng chuỗi tràng (chuỗi 108 hạt), chuỗi tay (18 hạt), chuỗi trung (người Nhật dùng 27 hạt) để niệm một danh hiệu, lần một hạt chuỗi, cũng là cách ghi số lượng niệm Phật, khỏi dùng tâm để nhớ.
- Quán niệm: Nhìn vào tượng Phật, chú tâm chiêm ngưỡng tướng tốt của Phật hay tưởng tượng hình ảnh Phật trước mắt.
- Niệm Phật công cứ: Người ta làm một cuốn sổ tay, cứ niệm được 1000 danh hiệu Phật thì ghi 1 chấm hoặc niệm 1000 danh hiệu Phật thì bõ vào ống một khúc chân nhang.
- Chuyên niệm: Ði, đứng, nằm, ngồi lúc nào chúng ta cũng niệm Phật.
Khi chúng ta niệm có tiếng, trong kinh Ðại Tập nói :" Niệm lớn thấy Phật lớn, niệm nhõ thấy Phật nhỏ", chúng ta là những người căn cơ còn thấp kém, cần phãi nhờ vào tiêng niệm Phật của mình đẻ chú tâm vào đó, như vậy mới được nhất tâm.
Khi chúng ta niệm thầm, ta cũng phải chú tâm vào từng niệm, không rời một giây phút, không cho nó chạy theo bất cứ hình ảnh, âm thanh, ý tưởng nào để cho tâm chuyên chú vào một việc, gọi là nhất tâm.
Khi lần chuỗi niệm Phật, ta chĩ chú tâm vào danh hiệu Phật đã niệm Phật, việc lần từng chuỗi hạt để cho tay tự động làm. Về sâu chuỗi, có một chỗ người ta làm dấu như bình tịnh thủy, một hạt to hơn... nơi đó tượng trưng cho Tam bảo. Lần hạt bắt đầu từ chỗ đó lần đi, đến khi lần tới chỗ đó là đủ một tràng hạt 108 niệm, nếu chuỗi tay phải 6 lần ( 6x18 = 108), chuỗi trung phải 4 lần (4 x 27 = 108). Không bao giờ lần qua chỗ làm dấu, khi lần tới đó phải quay xâu chuỗi lần ngược lại, người ta cho rằng lần qua chỗ tượng trưng tam bảo, cũng như tay ta để qua Phật, sẽ bị tội. Nhưng theo chỗ chúng tôi nghĩ, có lẻ thiền môn đặt ra lệ ấy để tới đó ta biết rằng được một chuỗi, cũng như tụng kinh lâu lâu thỉnh một tiếng chuông để cảnh tỉnh vậy. Nhờ lần chuỗi, ta biêt được số lượng, thời gian niệm Phật.
Ðiều quan trọng nhất , cốt yếu nhất của niệm Phật là phải có Tín, Hạnh, Nguyện. Tín là chúng ta phải tin chắc cõi ta bà này Sinh, lão, bệnh, tử đều là khổ, pháp môn niệm Phật là kim ngôn của Ðức Thế Tôn, niệm Phật ta sẽ được sanh về cõi cực lạc, cõi ấy có thật, trang nghiêm thanh tịnh do Ðức Phật A Di Ðà làm giáo chủ. Hạnh là chúng ta phải từng giờ từng phút niệm Phật. Nguyện là chúng ta phải thành tâm chí nguyện cầu sau khi lâm chung sẽ được Phật A Di Ðà và Thánh Chúng tiếp dẫn về cõi Tây Phương cực lạc. Nên biết pháp môn niệm Phật lấy Tín, Hạnh, Nguyện làm tông chỉ: Hạnh như cổ xe, nguyện như người phu xe, còn tín như kẻ dẫn đường, đủ ba mới thành tựu sự tấn thối của xe. Người tu tịnh độ còn phải trì giới, bởi vì nếu không trì giới, phạm giới tức là gieo nhân ác, chúng ta phải chịu luân hồi trở lại cõi ta bà này để trả quả, chớ làm sao mà về cõi Tây phương được !
NGHI THỨC NIỆM PHẬT
1.      Niệm chú (Tịnh Pháp giới, tam nghiệp chân ngôn)
2.      Cúng hương (Nguyện đem lòng thành kính…)
3.      Tán Phật (Đấng Pháp Vương vô thượng …)
4.      Kỳ nguyện (Hôm nay đệ tử chúng con quỳ trước Phật đài …)
5.      Quán tưởng (Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng …)
6.      Đảnh lễ (Chí tâm đảnh lễ Nam mô tân hư không…)
7.      Vào chuông mõ
8.      Tán lư hương (Kim lư vừa bén chiên đàn …)
9.      Trì chú Đại bi (Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật ….)
10.  Niệm 12 danh hiệu Phật A Di Đà (Nhất tâm đảnh lễ an dưỡng quốc cực lạc giới…)
11.  Niệm Phật (Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật – Nam Mô A Di Đà Phật ….[20 xâu chuỗi, nữa giờ, tùy ý], Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Nam Mô Đại Thế Chí … Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát)
12.  Bát Nhã Tâm Kinh (Ma ha Bát nhã Ba la mật đa tâm kinh ….)
13.  Vãng sanh quyết định chơn ngôn (Nam mô a di đa bà dạ …)
14.  Hồi hướng (Niệm Phật công đức khó nghĩ lường ….)
15.  Phục nguyện (Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam Mô A Di Đà Phật … Nguyện hồi hướng thời niệm Phật này để cầu cho Phật đạo hưng thịnh, thế giới hòa bình, tai qua, nạn khỏi, chúng sanh an lạc.)
16.  Tam Tự Quy và Đảnh Lễ (Tự quy y Phật ….)
Nếu ở nơi không có bàn Phật, người ta có thể ngồi nghiêm trang tụng:
Ái hà thiên xích lãng.
Khổ hải vạn trùng ba.
 Dục thoát luân hồi khổ,
 Tảo cấp niệm Di Ðà.
-                      Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật – Nam Mô A Di Đà Phật ….
Đừng nghĩ rằng pháp môn Niệp Phật dễ hành rồi khinh thường. Có một vị Tăng chuyên tu Tịnh độ, một hôm hỏi một thiện tín tới chùa viếng cảnh, lễ Phật:
-                      Chẳng hay Phật tử tu tập theo pháp môn nào ?
Thiện tín thao thao đáp:
-                      Da! Con hàng ngày tụng kinh Pháp Hoa, vì nghe quý Thầy giảng kinh Pháp Hoa là vua ca các kinh, ý nghĩa cao siêu, trùm khắp.
-                      Phật tử giỏi quá! Tôi hàng ngày chỉ có sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật mà quên tới, quên lui!
Niệm Phật là pháp môn dễ hành vì bất kỳ khi đi, đứng, nằm, ngồi, làm việc chúng ta đều có thể niệm Phật, niệm càng nhiều càng tốt, niệm to tiếng hay niệm thầm cũng được nhưng tốt nhất là niệm có tiếng, niệm chí thanh và tập thành thói quen cho đến khi nào ta quên chủ động niệm Phật nhưng khi chợt nhớ thì nghe như ta có niệm Phật, theo đó chúng ta niệm tiếp.
Theo Duy Thức thì “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”. Cái chi mà chúng ta cứ nghĩ tới, giờ nọ, tháng kia, nó sẽ là chủng tử huân tập trong Tàng thức, từ Tàng thức nó sẽ hiện hành khi có đủ nhân duyên.  
Tụng kinh, niệm Phật, trì chú, hành thiện đều là những pháp môn do Phật truyền dạy, mỗi người tùy theo nhân duyên hành trì theo pháp môn mình ưa thích. Nếu tu đúng pháp, hạ thủ công phu nhất định chúng ta sẽ đạt được kết quả như ý.
Điều quan trọng là người tu cần phải giữ gìn sức khỏe, nhất là lúc tuổi già xế bóng, cần phải chăm sóc bửa ăn, giấc ngủ, phải hoạt động hàng ngày, trong thời khóa công phu nên tụng kinh Sám Hối để thực hành phép lạy sám hối, nên đi bộ hàng ngày thời lượng trên ba mươi phút, tập viết lách nghiên cứu kinh điển văn chương hay lịch sử để cho bộ óc hoạt động cũng là phương cách kéo dài tuổi thọ.
Giữ gìn cho thân thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn nhất là an lạc lúc lâm chung. Có được vậy mới siêu thoát hay tái sanh kiếp người hoặc cảnh giới cao hơn.
23-9-2010










Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét