Thứ Hai, 31 tháng 5, 2010

Đức Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát


Chánh Hạnh
*
Danh hiệu Phổ Hiền thấy xuất hiện trước tiên trong Kinh Mạn Ðà La Bồ Tát, về sau xuất hiện ở nhiều kinh khác như Kinh Hoa Nghiêm, Pháp Hoa nên trở thành tín ngưỡng phổ biến.
Ngài là một trong 4 vị đại Bồ Tát của Phật Giáo Trung Quốc : Ðại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát ngự tại Nga Mi Sơn, Ðịa Tạng Vương Bồ Tát ngự tại Cửu Hoa Sơn, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát ngụ tại Ngũ Ðài Sơn và Quán Thế Âm Bồ Tát ngụ tại Phổ Ðà Sơn.
Ðức Văn Thù Sư Lợi tượng trưng cho Trí, Tuệ, Chứng cửi sư tử xanh hầu bên trái của đức Như Lai. Còn Phổ Hiền Bồ Tát tượng trưng cho Lý, Ðịnh, Hành cửi voi trắng sáu ngà hầu bên tay phải của đức Như Lai, voi trắng tượng trưng cho cho trí tuệ vượt chướng ngại, sáu ngà tượng trưng cho sự chiến thắng sáu căn. Người ta thờ Phật Tỳ Lư Xá Na đứng giữa, tượng trưng cho Chánh giác, Phổ Hiền bên tay trái tượng trưng cho Lý, Văn Thù bên tay phải tượng trưng cho Trí, gọi là Hoa Nghiêm tam thánh, thay Phật Tỳ Lư Xá Na là Phật Thích Ca cũng gọi là Hoa Nghiêm tam thánh. Ðây là ý nghĩa tượng trưng cho tu tập gồm đủ Lý, Trí để đạt Chánh Giác.
Thờ Phật Thích Ca ở giữa, bên tay trái Phật là Ca Diếp, bên tay phải là A Nan, gọi là Thích Ca tam thánh. Thờ Phật A Di Ðà ở giữa, đức Quán Thế Âm bên tay trái của Phật, đức Ðại Thế Chí bên tay phải, gọi là Di Ðà tam thánh.
Trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát thứ hai mươi tám, Bồ Tát Phổ Hiền có nguyện với Phật về năm trăm năm sau có ai thụ trì Kinh Pháp Hoa, ngài sẽ cởi voi trắng đến hộ trì, không cho ma, quỷ đến làm não hại, nếu có quên sót câu nào ngài sẽ nhắc nhở và nếu hành trì kinh nầy tinh tấn suốt trong 21 ngày, thì Bồ Tát sẽ hiện ra giảng pháp và truyền chú Ðà la ni để cho phi nhân không phá hoại và nữ nhân không làm não hại, giúp cho tu hành mau thành tựu. Chú ấy như sau:
1. Adhantrê 2. Dhandâvattrê 3. Dhandâvati 4. Dhandhâkumxalêy 5. Dhandâtudaley A-đàn-trại Ðàn-đà-bà-trại Ðàn-đà-bà-đế Ðàn-đà-cưu-xá-lệ Ðàn-đà-tu-đà-lệ 6. Tudaley 7. Tudharavatti 8. Bouddhavatyanni 9. Sattvadharaniavadany Tu-đà-lệ Tu-đà-la-bà-đề Phật-đà-ba-thiên-nể Tát-bà-đà-a-ni-a-bà-đa-ni 10. Sattvashaâvadany 11. Tuavaday 12. Samghavaleyxany 13. Samghaniryadany Tát-bà-bà-sa-a-bà-đa-ni Tu-a-bà-đa-ny Tăng-già-bà-lý-xoa-ni Tăng-già-niết-già-đà-ni 14. Asamkhya 15. Samyavayatrê 16. Dêleyathay Samyatudladradêvaradê A-tăng-kỳ Tăng-già-bà-già-trại Ðế-lệ-a-đọa-tăng-già-đâu-lá-a-la-đế-ba-la-đế 17. Sattvasamiatrêtâmatrêyalantrê 18. Sattvadharmatuhbarisaddê Tát-bà-tăng-già-trại-tam-ma-trại-già-lan-trại Tát-bà-đạt-ma-tu-ba-ly-sát-đế 19. Sattvasadhâraudalumxaylaanuryatrê 20. Tanghabhikeyritrêdê Tát-bà-tát-đã-lâu-đà-kiều-xá-lá-a-nâu-già-trại Tân-a-tỳ-kiết-lỵ-trại-đế
Trong Phẩm Nhập Pháp Giới Thứ 39 Kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài đồng tử nhiếp các thiện căn, nhất tâm cầu thấy Bồ Tát Phổ Hiền và đã được thấy Bồ Tát ngồi tòa sư tử Bửu Liên Hoa trong chúng hội trước đức Như Lai, Ngài dạy rằng nếu chúng sanh nào nghe danh hiệu Ngài, thấy, chạm đến thân Ngài hay nằm mộng thấy Ngài, hoặc tưởng niệm đến Ngài trong một ngày đêm hay nhiều hơn thì không còn thối chuyển. Chúng sanh nào nghe thấy thân Ngài thanh tịnh thì tất được sanh trong thân thanh tịnh.
Tiếp theo là Phẩm Nhập Bất Tư Nghị Giải Thoát Cảnh Giới Phổ Hiền Hạnh Nguyện Thứ Bốn Mươi. Phẩm nầy Bồ Tát Phổ Hiền, giảng giải cho Thiện Tài về Mười hạnh nguyện của Ngài như sau :
1) Nguyện thường lễ bái chư Phật (Kính lễ chư Phật)
2) Nguyện thường phụng sự và xưng tán chư Phật (
Xưng tán Như lai)
3) Nguyện thường tu hạnh cúng dường (
Quảng tu cúng dường)
4) Nguyệp thường sám hối nghiệp chướng (
Sám hối nghiệp chướng)
5) Nguyện thường vui vì thấy người khác làm công đức (
Tùy hỷ công đức)
6) Nguyện thường cầu Phật chuyển bánh xe Pháp (
Thỉnh chuyển pháp luân) 7) Nguyện Phật thường trụ ở đời để giáo hóa chúng sanh (Thỉnh Phật trụ thế) 8) Nguyện thường theo Phật tu học (Thường tùy Phật học)
9) Nguyện thường tù
y theo ý chí chúng sanh để dìu dắt họ (Hằng thuận chúng sanh) 10) Nguyện hồi hướng công đức tu học của mình cho chúng sanh (Phổ giai hồi hướng)
Ngài Phổ Hiền cho biết, những ai tin theo và hành trì mười nguyện nầy thì khi thác, tất cả các căn thân đều hư hoại, thân bằng quyến thuộc xa lìa, của cải cũng không mang theo được chi hết, chỉ có công đức hành theo mười hạnh nguyện nầy sẽ được sanh về cõi Cực lạc của Ðức Phật A Di Ðà. Công đức hành trì mười nguyện nầy chỉ có Phật mới biết mà thôi, vì thế những ai nghe được mười hạnh nguyện nầy chớ sanh lòng nghi ngờ, nên hành trì sẽ được phước vô lượng vô biên.
Phật tử chúng ta đã quy y Phật, Pháp, Tăng nên theo hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền, sự hành trì nầy bất cứ người nào cũng có thể thực hành được trong đời sống hàng ngày, có như vậy mới tinh tấn trên bước đường tu học và tạo được công đức vô biên. Tuy nó không phải là Sáu Pháp Ba La Mật nhưng cũng là con đường hành Bồ Tát Ðạo.
Nam Mô Ðại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát Ma Ha Tát
Chánh Hạnh
ngày Một tháng Tư năm 2002

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét